Xung đột ở Dải Gaza: Israel trước nguy cơ vượt “lằn ranh đỏ”
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã phát đi thông điệp mạnh mẽ nhằm vào Israel sau khi chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tấn công Rafah bằng mọi giá.
Khủng hoảng nhân đạo đang hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết khi nơi được coi là “điểm trú ẩn” cuối cùng của người dân Dải Gaza có nguy cơ không còn an toàn.
Phát biểu trước báo giới ở New York, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres hôm 30/4 (giờ địa phương) nhấn mạnh: “Một cuộc tấn công quân sự vào Rafah sẽ là bước leo thang không thể chịu đựng được, sẽ có thêm hàng nghìn dân thường bị sát hại và hàng trăm nghìn người phải lánh nạn”. Tổng Thư ký LHQ cũng nêu rõ một chiến dịch tấn công vào Rafah sẽ gây tác động thảm khốc đối với người Palestine ở Gaza, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu Bờ Tây bị chiếm đóng cũng như toàn khu vực. Từ đó, Tổng Thư ký Guterres kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, trong khi các nhà trung gian hòa giải vẫn đang tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng lãnh thổ này.
Người dân tại Dải Gaza di tản đến Rafah sau khi xung đột Israel – Hamas nổ ra. Ảnh: Reuters
Thông điệp của Tổng Thư ký LHQ được đưa ra chỉ vài tiếng sau khi Thủ tướng Israel tuyên bố quân đội nước này sẽ tấn công thành phố Rafah để xóa sổ phong trào Hamas dù có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không. Tuyên bố của nhà lãnh đạo Israel đã vấp phải sự lo ngại của cộng đồng quốc tế về những hệ lụy khôn lường của cuộc tấn công.
Video đang HOT
Theo Reuters, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Israel diễn ra cùng ngày, Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne nhấn mạnh việc tấn công bộ binh vào Rafah là một ý tưởng tồi tệ, không chỉ không giải quyết được vấn đề gì trong xung đột tại Dải Gaza, mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt nhân đạo. Quốc vương JordanAbdullah II trong buổi tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang ở thăm Amman hôm 30/4 cũng cảnh báo cuộc tấn công của Israel vào Rafah sẽ mang đến nguy hiểm cho cả Dải Gaza, khu Bờ Tây cũng như toàn khu vực. Quốc vương Abdullah kêu gọi lập tức hạ nhiệt căng thẳng ở Gaza, đồng thời chặn đứng cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ đang diễn ra tại đây.
Trong khi đó, theo thông báo của Phủ Tổng thống Ai Cập, trong cuộc điện đàm diễn ra hôm qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ai CậpAbdel Fattah El-Sisi đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về mối nguy hiểm của cuộc tấn công tiềm tàng mà Israel dự định tiến hành vào thành phố Rafah với hơn 1,7 triệu người đang trú ngụ và lánh nạn. Theo hai nhà lãnh đạo, cuộc tấn công vào Rafah sẽ khiến khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza trở nên tồi tệ hơn, đồng thời tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh và sự ổn định của toàn khu vực Trung Đông.
Trên thực tế, chỉ một tháng trước đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi lời cảnh báo cứng rắn tới Thủ tướng Netanyahu, trong đó nêu rõ Washington sẽ thay đổi chính sách nếu Israel không triển khai các biện pháp giải quyết mối nguy hiểm đối với dân thường, cuộc khủng hoảng nhân đạo và vấn đề an toàn của đội ngũ nhân viên cứu hộ. Theo Reuters, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, kế hoạch tấn công Rafah sẽ là một “lằn ranh đỏ” nếu được Israel thực hiện mà không có đủ biện pháp phòng ngừa để bảo vệ dân thường.
Mặc dù vậy, quan chức phụ trách các vấn đề nhân đạo của LHQ, ông Martin Griffiths hôm 1/5 cảnh báo một chiến dịch tấn công trên bộ của Israel vào thành phố Rafah đang ở ngay trước mắt và sẽ là một thảm họa không thể diễn tả bằng lời và không một kế hoạch nhân đạo nào có thể ứng phó được thảm họa đó. Những tuyên bố này được đưa ra vào thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đang có chuyến công du tới Trung Đông – chuyến công du thứ 7 của ông tới khu vực này kể từ khi xung đột Israel – Hamas nổ ra hồi tháng 10 năm ngoái. Theo Reuters, ưu tiên hàng đầu của ông Blinken ở Israel sẽ là thúc đẩy chính phủ Israel thực hiện một loạt các bước đi cụ thể để cải thiện dòng viện trợ nhân đạo đến khu vực này.
“Việc tập trung vào cung cấp cho người dân sự hỗ trợ mà họ cần, thực phẩm và thuốc men, nước hoặc nơi trú ẩn cũng là điều tôi rất quan tâm trong chuyến đi”, Ngoại trưởng Mỹ cho biết trong một tuyên bố, sau khi xác nhận đoàn xe tải viện trợ đầu tiên từ Jordan tới Gaza vừa khởi hành thông qua cửa khẩu Erez mới được Israel mở trở lại. Theo ông, đây là một bước tiến thực chất và quan trọng, song vẫn còn rất nhiều việc cần làm để đảm bảo viện trợ đến tay người dân Gaza một cách liên tục.
Cùng ngày, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đồng thời đề nghị Israel thực hiện đúng lời hứa mở “2 điểm giao cắt giữa Israel và miền Bắc Gaza, để hàng viện trợ có thể được đưa vào Gaza từ cảng Ashdod và Jordan”.
Theo ông Guterres, trở ngại lớn trong công tác phân phối viện trợ trên khắp Gaza là tình trạng an ninh không đảm bảo cho đội ngũ nhân viên cứu trợ và dân thường. Người đứng đầu LHQ nêu rõ: “Tôi một lần nữa kêu gọi chính quyền Israel cho phép, tạo điều kiện tiếp cận an toàn, nhanh chóng và không bị cản trở dành cho hàng hóa cũng như các nhân viên cứu trợ, trong đó có Cơ quan cứu trợ và việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), trên khắp Gaza”
Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn ở Dải Gaza
Ngày 7/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ không có lệnh ngừng bắn cho đến khi phong trào Hamas thả tất cả các con tin.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (giữa) chủ trì cuộc họp nội các ở Tel Aviv ngày 31/3/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp nội các đánh dấu 6 tháng kể từ khi xung đột nổ ra tại Gaza, Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh Israel sẵn sàng cho một thỏa thuận, nhưng sẽ không có lệnh ngừng bắn nếu phong trào Hamas không trả tự do cho các con tin. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh đàm phán về lệnh ngừng bắn có sự tham gia các nhà hòa giải quốc tế chuẩn bị nối lại tại Cairo (Ai Cập). Một quan chức Israel xác nhận phái đoàn của nước này sẽ tham gia vòng đàm phán mới nhất.
Các vòng đàm phán ngừng bắn trước đó đã không đạt được kết quả vì Israel yêu cầu Hamas thả tất cả các con tin còn lại ở Gaza, trong khi lực lượng Hamas nói rằng các con tin sẽ được phóng thích từng giai đoạn và bất kỳ lệnh ngừng bắn nào cũng phải dẫn một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài.
* Cùng ngày, Thủ tướng Anh Rishi Sunak hối thúc phong trào Hamas thả các con tin và kêu gọi tạm dừng giao tranh ngay lập tức tại Gaza.
Trong khi đó, trong bài báo đăng trên tờ The Sunday Times, Ngoại trưởng Anh David Cameron tuyên bố sự ủng hộ của Anh đối với Israel phụ thuộc vào việc nước này tuân thủ luật nhân đạo quốc tế. Ông cũng cảnh báo về nguy cơ nạn đói trên quy mô lớn nếu Israel không cho phép thêm hàng cứu trợ vào Gaza.
Trước đó một ngày, Anh thông báo sẽ cung cấp một tàu hải quân để tham gia các nỗ lực quốc tế nhằm vận chuyển hàng cứu trợ vào Gaza.
Theo cơ quan y tế Dải Gaza, kể từ khi xung đột bùng phát tại Gaza vào tháng 10/2023, đã có 33.175 người Palestine thiệt mạng và 75.886 người bị thương. Trong khi đó, thống kê bên phía Israel là 1.170 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là dân thường. Tình hình nhân đạo đang ngày càng xấu đi khi cuộc xung đột tại Gaza kéo dài được 6 tháng.
Xung đột Hamas-Israel: Tổng thư ký LHQ nêu bật tầm quan trọng của UNRWA Ngày 25/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã khẳng định tầm quan trọng của Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của LHQ (UNRWA) đối với người tị nạn trong khu vực và kêu gọi đẩy mạnh viện trợ vào Dải Gaza. Người dân chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại thành phố Rafah, Dải Gaza, ngày...