Lối thoát căn bản để giải quyết vòng xoáy xung đột Israel – Hamas
Cộng đồng quốc tế nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu hiện nay cho khu vực Dải Gaza là ngăn chặn tình hình trở nên xấu đi, đặc biệt là không để xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng hơn.
Các nước xác định, “giải pháp hai nhà nước” là lối thoát căn bản để giải quyết vòng xoáy xung đột Israel-Hamas.
Trong những ngày qua, tiếp tục những nỗ lực thúc đẩy hòa bình và nỗ lực cứu trợ nhân đạo cho người dân tại Dải Gaza, Liên hợp quốc (LHQ) và cộng đồng quốc tế không ngừng hối thúc thực hiện một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức và tăng viện trợ cho khu vực này. Trong cuộc họp của Đại hội đồng LHQ hôm 20/11 (giờ địa phương), Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cùng đại diện các nước nêu rõ, tình hình nhân đạo ở Gaza rất thảm khốc và ngày càng tồi tệ.
Đoàn xe tải chở hàng viện trợ di chuyển từ Ai Cập qua cửa khẩu Rafah vào Dải Gaza.
Đại diện của Iceland tại LHQ Fergal Mythen nhấn mạnh: “Một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức là điều cần thiết và chúng tôi lặp lại lời kêu gọi này, cùng với việc tăng cường tiếp cận và cung cấp nhân đạo một cách khẩn cấp và đáng kể, bao gồm thực phẩm, nhiên liệu, nước và vật tư y tế”.
Cùng chung quan điểm này, Đại diện của Hà Lan tại LHQ Tahzib-Lie cũng khẳng định: “Tình hình nhân đạo ở Gaza thực sự đáng báo động. Các dịch vụ thiết yếu gần như sụp đổ với những hậu quả không thể tưởng tượng được đối với hơn 2 triệu dân thường. Cho đến thời điểm này, việc tiếp cận nhân đạo vẫn không được đảm bảo an toàn, bị hạn chế nghiêm trọng. Viện trợ được đưa vào Gaza mới chỉ là một phần nhỏ những gì cần thiết. Cần phải tăng quy mô viện trợ ngay lập tức và trên diện rộng”.
Video đang HOT
Các thành viên của Hội đồng Bảo an còn kêu gọi cơ quan này và Đại hội đồng LHQ “cần ưu tiên tuyệt đối và cấp bách để ngăn chặn bạo lực tiếp tục nhằm vào dân thường và ngăn chặn việc phá hủy cơ sở hạ tầng trên diện rộng” đồng thời “cũng phải nỗ lực hết mình để tránh một thảm họa lan tỏa trong khu vực có khả năng gây ra hậu quả ngoài sức tưởng tượng”.
Cùng ngày, khi được hỏi về triển vọng tình hình sau xung đột tại Gaza, Tổng Thư ký Antonio Guterres nhấn mạnh, quan trọng là có thể biến thảm kịch này thành cơ hội cho một giải pháp dài hạn: “Để làm được như vậy, điều thiết yếu là sau xung đột, chúng ta đi theo một con đường kiên quyết và không thể đảo ngược, hướng tới giải pháp hai nhà nước”. Ông cho rằng, các bên liên quan cần phối hợp để tạo điều kiện cho một quá trình chuyển tiếp, trong đó có một Chính quyền Palestine (PA) được củng cố vững mạnh để đảm đương trách nhiệm quản lý Gaza và trên cơ sở đó, sẽ hướng đến một giải pháp hai nhà nước dựa trên các nguyên tắc đã được cộng đồng quốc tế thiết lập.
Chia sẻ quan điểm này, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại Josep Borrell khẳng định, việc thành lập một Nhà nước Palestine sẽ là cách tốt nhất để đảm bảo an ninh cho Israel. Quan chức này cho biết ông đã rút ra “một kết luận chính trị căn bản” sau các cuộc thảo luận trong khu vực, đó là: “Sự đảm bảo tốt nhất cho an ninh của Israel là việc thành lập một Nhà nước Palestine”. Theo ông, Israel không nên chiếm đóng Gaza sau khi xung đột kết thúc và cần chuyển giao quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này cho Chính quyền Palestine.
Ông khẳng định: “Dù có nhiều thách thức lớn, chúng ta phải hướng đến sự ổn định của Gaza và tương lai Nhà nước Palestine”. Quan chức cấp cao của EU cũng nêu bật sự cần thiết phải giải quyết cấp bách tình hình nhân đạo đáng lo ngại hiện nay tại Gaza. Theo ông, nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức là một bước đi lớn, nhưng “chúng ta phải đảm bảo văn kiện này được thực thi nhanh chóng”.
Trong một diễn biến liên quan, hãng tin Reuters ngày 21/11 dẫn lời Thủ lĩnh Phong trào Hamas là ông Ismail Haniyeh cho biết nhóm này đã gần đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Israel, ngay cả khi Dải Gaza vẫn tiếp tục bị tấn công và tên lửa vẫn lao vào Israel, và họ đã đưa ra câu trả lời cho các nhà hòa giải Qatar. Tuy nhiên, không có thêm thông tin chi tiết về các điều khoản của thỏa thuận có thể đạt được giữa Hamas và Israel. Trước đó, ngày 20/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng bày tỏ tin tưởng sắp có một thỏa thuận giữa Hamas và Israel.
Nói về thỏa thuận thả một số con tin bị giữ ở Gaza và tạm dừng giao tranh để cho phép viện trợ vào khu vực Gaza, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết: “Chúng ta đang tiến gần hơn bao giờ hết”. Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) Mirjana Spoljaric đã có cuộc gặp với ông Ismael Haniyeh ở Qatar để bàn về các vấn đề nhân đạo liên quan đến cuộc xung đột. Bà cũng đã gặp riêng chính quyền Qatar. ICRC cho biết đây không phải là một phần của các cuộc đàm phán nhằm giải phóng con tin, nhưng với tư cách là một bên trung gian trung lập, ICRC sẵn sàng hỗ trợ cho quá trình đàm phán thả con tin trong tương lai mà các bên đồng ý.
Thông tin các bên sắp đạt thỏa thuận thả con tin đã gây xôn xao trong nhiều ngày qua. Tuần trước, Reuters đưa tin rằng, các nhà hòa giải Qatar đang tìm kiếm một thỏa thuận mà theo đó, Hamas và Israel trao đổi 50 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 3 ngày nhằm đưa các chuyến hàng viện trợ khẩn cấp đến dân thường Gaza. Đại sứ Israel tại Mỹ Michael Herzog nói rằng, ông hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận trong những ngày tới, trong khi Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed Bin Abdulrahman al-Thani nói rằng những điểm vướng mắc còn lại là “rất nhỏ”
Nga phản đối coi Hamas, Hezbollah là tổ chức khủng bố tại LHQ
Trước đó, Israel yêu cầu Nga chỉ định các thành viên của phong trào Hamas là những "kẻ khủng bố".
Người dân chuyển nạn nhân trong vụ không kích của Israel xuống thành phố Khan Younis, Dải Gaza, ngày 7/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo Izvestia (Nga) ngày 8/11, một tháng đã trôi qua kể từ khi bùng phát xung đột mới nhất giữa Israel với nhóm Hamas người Paelstine ở Dải Gaza, và hiện vẫn khó có thể thảo luận về bất kỳ giải pháp ngoại giao nào cho cuộc khủng hoảng khi cộng đồng quốc tế đang nỗ lực tìm cách hướng tới một lệnh ngừng bắn.
Đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến công du mới nhất tới Trung Đông, trong đó ông đã đến thăm Israel, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã cố gắng thuyết phục Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thực hiện "tạm dừng giao tranh vì nhân đạo", nhưng đề xuất này đã bị từ chối ngay lập tức.
Liên hợp quốc (LHQ) cũng đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình và dự kiến triệu tập một cuộc họp khác của Hội đồng Bảo an vào ngày 9/11 để thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo mà Dải Gaza đang bị bao vây đang phải đối mặt.
Về phần mình, Nga đã đưa ra 2 nghị quyết về lệnh ngừng bắn nhưng đều bị Mỹ bác bỏ. Tuy nhiên, như Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại LHQ, ông Dmitry Polyansky nói với tờ Izvestia, Hội đồng Bảo an sẽ không xem xét bất kỳ đề xuất nào chính thức chỉ định Hamas hoặc nhóm ủng hộ chính của phong trào này, Hezbollah có trụ sở tại Liban, là các tổ chức khủng bố.
Trước đó, Israel yêu cầu Nga chỉ định các thành viên của phong trào Hamas là những "kẻ khủng bố".
"Những sáng kiến như vậy hiện chưa được xem xét. Hamas không thể tách rời khỏi phong trào giải phóng dân tộc của người Palestine, trong khi Hezbollah là một lực lượng chính trị hùng mạnh của Liban, dù có ai thích hay không", ông Polyansky nói.
Hơn nữa, Nga duy trì đối thoại chính trị với cả hai nhóm trên. Năm 2021, người đứng đầu về chính trị của Hezbollah đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, và một phái đoàn Hamas đã đến thăm Moskva để đàm phán vào cuối tháng 10 vừa qua. Nga giải thích mối quan hệ của mình với Hamas là do nhu cầu duy trì liên lạc với tất cả các bên trong cuộc xung đột Palestine - Israel.
"Hội đồng Bảo an khó có thể thông qua nghị quyết về việc bổ sung Hamas hoặc Hezbollah [vào danh sách các nhóm khủng bố được chỉ định], vì Nga và Trung Quốc đang phản đối. Và đề xuất này khó có thể được đưa ra Đại hội đồng LHQ vì các nước ở Nam toàn cầu (các nước đang phát triển và mới nổi ngoài phương Tây) sẽ từ chối ủng hộ điều đó", Sergey Ordzhonikidze, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga và cựu Phó Tổng thư ký LHQ, chia sẻ với tờ Izvestia.
Hơn nữa, việc chỉ định Hamas và Hezbollah là các tổ chức khủng bố không chỉ hàm ý lên án về mặt đạo đức đối với một bên trong cuộc xung đột mà còn mở đường cho một cuộc tấn công quân sự quốc tế, ông Ordzhonikidze nhận định.
Israel - Hamas tiến gần hơn đến một thỏa thuận Người đứng đầu Hamas ngày 21/11 khẳng định, nhóm chiến binh này đang gần đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Israel, trong bối cảnh cuộc xung đột vẫn leo thang đáng báo động. Chiến sự Israel-Hamas diễn ra ác liệt. Ảnh minh họa AP. Theo hãng tin Reuters, người đứng đầu Hamas cho biết "sắp đạt được thỏa thuận ngừng bắn" với...