Xung đột khiến Ukraine tiêu tốn hơn 133 triệu USD mỗi ngày
Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko thừa nhận mỗi ngày xung đột với Nga khiến nước này tiêu tốn khoảng 120 triệu euro (khoảng 133,4 triệu USD).
Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko. Ảnh: X
Ngày 27/12, trả lời phỏng vấn tờ Forbes, Bộ trưởng Marchenko nói rằng Ukraine đã nhận được hơn 38 tỷ euro (42 tỷ USD) viện trợ quốc tế trong năm 2023. Người đứng đầu Bộ Tài chính Ukraine nói: “Nó đã cho phép chúng tôi cấp tiền cho các chi tiêu cần thiết”.
Phần lớn viện trợ nhằm mục đích giúp đỡ Ukraine về mặt quân sự trong xung đột với Nga. Tuy nhiên, một phần tiền cũng được sử dụng để tài trợ cho người tị nạn trong nước, lương hưu và tiền lương cho nhân viên chính phủ. Bộ trưởng Marchenko nói rằng năm 2023 ghi nhận ổn định tài chính hơn năm 2022 khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ông nói thêm rằng mỗi ngày xung đột tiêu tốn 120 triệu euro. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Marchenko chia sẻ: “Tôi quan tâm nhiều đến năm 2025 hơn là về năm 2024″.
Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong xung đột với Nga. Nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden phải đối mặt với nhiều thách thức trong Quốc hội do đảng Cộng hòa chiếm ưu thế liên quan đến nội dung mở rộng viện trợ cho Ukraine.
Ngày 27/12, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố gói viện trợ vũ khí cuối cùng dành cho Ukraine trong khuôn khổ Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) hiện hành. Mỹ là bên viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine với cam kết trị giá hơn 43,7 tỷ USD. Hôm 12/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev, ngay cả khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối cung cấp viện trợ bổ sung cho Ukraine.
Nhiều nhà quan sát lo ngại Mỹ có thể thay đổi lập trường đối với Ukraine nếu thành viên đảng Dân chủ không còn giữ vị trí ông chủ Nhà Trắng sau cuộc bầu cử Tổng thống tại nước này năm 2024. EU cũng chuẩn bị tổ chức bầu cử nghị viện vào năm tới.
Ukraine nhận hơn 1 tỷ USD vốn hỗ trợ từ WB
Ukraine vừa nhận 1,34 tỷ USD từ dự án hỗ trợ chi tiêu công của Ngân hàng Thế giới (WB) dành để củng cố năng lực quản trị bền vững tại quốc gia này.
Những ngôi nhà bị phá hủy do xung đột tại Kramatorsk, Ukraine, ngày 14/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, theo thông báo ngày 25/12 của Bộ Tài chính Ukraine, gói hỗ trợ tài chính trên bao gồm khoản vay hơn 1 tỷ USD từ WB, các khoản viện trợ không hoàn lại 190 triệu USD từ Na Uy, 50 triệu USD từ Mỹ và 20 triệu USD từ Thụy Sĩ. Bộ trên nêu rõ số vốn này sẽ được sử dụng để bù đắp cho những khoản chi không liên quan tới quốc phòng và an ninh trong ngân sách quốc gia Ukraine, trong đó có khoản thanh toán chi phí xã hội cho người cao tuổi, chi trả cho nhân viên các dịch vụ khẩn cấp.
Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko hoan nghênh những hỗ trợ tài chính từ các tổ chức và cộng đồng quốc tế góp phần quan trọng giúp quốc gia này duy trì ổn định kinh tế và tài chính, có thể ưu tiên chi tiêu cho xã hội trong bối cảnh xung đột tiếp diễn.
Ukraine công khai chi tiêu quân sự hàng tháng Hơn 3 tỷ USD được phân bổ hàng tháng từ ngân sách nhà nước để trang trải chi phí quốc phòng, theo Bộ tài chính Ukraine. Xe tăng Ukraine ở Bakhmut. Nguồn: AFP/Getty Images Ukraine đang chi 130 tỷ hryvnia (3,5 tỷ USD) mỗi tháng cho quân đội, Bộ trưởng Tài chính Sergey Marchenko tiết lộ. Theo đài RT, trong một cuộc họp...