Xúc động cậu bé 14 tuổi sống một mình, ăn rau quả dại mỗi ngày và dùng túi đựng thức ăn cho lợn để làm cặp sách
Khi bị các bạn trong lớp cười nhạo về chiếc cặp sách của mình, cậu bé 14 tuổi nghẹn ngào nói: “Đây là chiếc túi cháu dùng để đựng sách vở đi học mỗi ngày. Các bạn thường cười nhạo, trêu chọc cháu, nhưng cứ kệ để cho họ cười đi”.
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo điều kiện sống của người dân ngày càng tăng lên nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Tuy đang ở tuổi ăn tuổi lớn, tuổi được cắp sách tới trường nhưng nhiều em học sinh lại phải lo cơm từng bữa, lo quần áo mặc mỗi ngày, đặc biệt là những em nhỏ ở vùng sâu vùng xa.
Chẳng hạn như cuộc sống tồi tàn của một bé trai 14 tuổi sống tại một ngôi làng ở thị trấn Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Theo đó, cậu bé là trẻ mồ côi, sống một mình trong căn nhà tạm bợ làm bằng đất trên một ngọn đồi xa xôi, hẻo lánh. Thậm chí, ở nơi đó, cậu bé cũng không có hàng xóm xung quanh để nương nhờ những lúc “tối lửa tắt đèn”.
Cậu bé 14 tuổi sống một mình trong căn nhà tạm bợ.
Căn nhà nhỏ được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, xiêu vẹo, dột nát vì không có ai sửa cho và nó xập xệ tới mức những tưởng chỉ cần một trận gió thì ngôi nhà có thể đổ ngay được. Trong căn nhà chỉ có độc một chiếc giường và một chiếc chăn đã nhuộm màu đen vì được sử dụng trong nhiều năm.
Kể về gia cảnh của mình, cậu bé 14 tuổi cho biết vốn dĩ cậu cũng có một ngôi nhà tuy nghèo đói nhưng ấm áp, hạnh phúc khi có cả bố và mẹ bên cạnh. Thế nhưng, khi còn nhỏ, mẹ cậu bé đã qua đời vì chết đuối. Sau đó, cha cậu bé cũng để em ở lại một mình để đi nơi khác tha hương cầu thực và không bao giờ trở về nơi này nữa. Vì vậy, trong nhiều năm nay, cậu bé đã sống một mình trong căn nhà nhỏ, dật dờ như một bóng ma, không có bàn tay chăm sóc của bố mẹ cũng không có người giám hộ.
Video đang HOT
Cậu bé “khoe” chiếc cặp sách được làm từ bao đựng thức ăn cho lợn.
Mỗi ngày, sau khi tan trường, cậu bé lại quay trở về ngôi nhà nhỏ trống rỗng và lạnh lẽo của mình. Trong khi mọi người được ăn cơm canh với đủ món ngon thì cậu bé 14 tuổi mỗi ngày lại phải lên núi hái quả dại ăn cầm hơi.
Khi ai hỏi cặp sách đi học của cậu bé đâu, em lại lôi ra một chiếc túi được làm từ bao bì đựng thức ăn cho lợn. Khi nhìn thấy “chiếc cặp sách” của cậu bé ai nấy đều cảm thấy quặn thắt trong tim. Đây là thứ được cậu bé gọi là cặp sách ư? Đây là thứ được cậu bé dùng để đựng sách tới trường mỗi ngày ư? Tuy nhiên, dù có bị các bạn trong lớp cười nhạo tới đâu, cậu bé vẫn ôm “chiếc cặp sách” của mình vào lòng như một món đồ trân quý.
Tuy bị mọi người cười nhạo nhưng cậu bé vẫn giữ khư khư chiếc túi như một món đồ quý giá.
Cậu bé 14 tuổi nghẹn ngào nói: “ Đây là chiếc túi cháu dùng để đựng sách vở đi học mỗi ngày. Các bạn thường cười nhạo, trêu chọc cháu, nhưng cứ kệ để cho họ cười đi“. Cậu bé cho biết, mong ước lớn nhất hiện tại của cậu bé là lớn thật nhanh và mong bố trở về bên mình.
Theo saostar
Bác sĩ về huyện nghèo, bệnh nhi hạn chế 'ở 7 ngày, uống kháng sinh'
Từ ngày có bác sĩ trẻ tình nguyện, bệnh nhi đến Trung tâm Y tế huyện Ba Bể không còn nhất thiết phải uống kháng sinh, điều trị ở bệnh viện 7 ngày như trước. Đã có hơn 300 bác sĩ như vậy tình nguyện đến nhiều vùng miền khó khăn trong cả nước.
Bác sĩ Tuấn khám cho bệnh nhi ở Trung tâm Y tế huyện Ba Bể, Bắc Kạn. Đã có hơn 300 bác sĩ tình nguyện đi làm việc ở vùng sâu trong hai năm qua - Ảnh: L.ANH
Thấy con trai 5 tuổi bị sốt cao, chị Triệu Thị Quan ở xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn đưa con đến Trạm y tế xã, bác sĩ ở đó nói chị chuyển con lên huyện. Tại đây, con chị đỡ sốt, chỉ còn hơi đau bụng. Cháu ăn lại được khiến chị thấy yên tâm.
Bác sĩ điều trị cho con chị Quan là Phạm Văn Tuấn, bác sĩ của Bệnh viện nhi T.Ư đang tham gia dự án bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng sâu vùng xa. Tuấn đã ở Ba Bể được một năm rưỡi và theo chương trình, anh sẽ ở đây 3 năm.
Ở tỉnh Bắc Kạn này, Tuấn là một trong hai bác sĩ trẻ tình nguyện tham gia chương trình. Hồi anh mới lên, Trung tâm Y tế huyện Ba Bể chưa có bác sĩ nhi, khoa nội và nhi là khoa chung. Giờ thì ở đây có khoa nhi riêng, ngoài bác sĩ Tuấn có thêm hai bác sĩ trẻ mới về, đang được đào tạo thêm về nhi khoa.
"Trước đây bệnh nhi vào viện cứ thấy sốt là được chẩn đoán viêm họng, được tiêm kháng sinh, đúng 7 ngày là ra viện. Hồi tôi mới lên, có cháu khỏi bệnh rồi nhưng gia đình thấy chưa nằm viện đủ 7 ngày là chưa ra vì quen thói quen cũ. Giờ thì các bác sĩ đã có thói quen hội chẩn khi thấy ca khó. Các trường hợp bệnh khó được chuyển viện hợp lý, và một năm rưỡi nay không có bệnh nhi nào tử vong tại viện" - bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Một năm rưỡi tham gia một chương trình tình nguyện nguyện, bác sĩ Tuấn và các đồng nghiệp ở Ba Bể đã thực hiện nhiều kỹ thuật y khoa mới tại tuyến huyện để cấp cứu trẻ sơ sinh, điều trị trẻ vàng da, cho trẻ thở máy thở khi cần.... Họ cũng tham gia bình bệnh án, sinh hoạt chuyên môn theo tiêu chí "nhận định đúng, đánh giá đúng và chuyển tuyến đúng".
Theo ông Phạm Văn Tác, vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, giám đốc dự án bác sĩ trẻ tình nguyện, nhờ có các bác sĩ tình nguyện, rất nhiều ca bệnh khó đã được xử trí kịp thời. Nếu không, do đường sá đi lại khó khăn, nhiều người bệnh không thể kịp chuyển lên tuyến trên.
"Nhờ có bác sĩ trẻ tình nguyện, ở Pác Nặm, Bắc Kạn đã nuôi dưỡng thành công trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng, chỉ nặng xấp xỉ 1kg. Từ Pác Nặm sang Ba Bể chỉ hơn 30km nhưng đi mất 1 giờ đồng hồ. Nếu không có bác sĩ tại chỗ sẽ rất khó"- ông Tác cho biết.
Theo ông, trong hơn hai năm thực hiện dự án, đã có trên 300 bác sĩ trẻ tình nguyện đến làm việc ở các huyện nghèo nhất nước. Rất nhiều huyện nghèo mới thực hiện được mổ đẻ, và các kỹ thuật y khoa mới từ khi có bác sĩ tình nguyện.
Theo ông Tác, các bác sĩ đầu tiên tham gia dự án sẽ tình nguyện làm việc thêm tại huyện nghèo trong 6 tháng, sau khi hết chương trình (2 năm với bác sĩ nữ và 3 năm với bác sĩ nam), trước khi quay lại bệnh viện họ đang công tác.
Trong lúc đó, bệnh viện huyện nghèo sẽ đào tạo bác sĩ để thay thế vị trí của bác sĩ tình nguyện. Như Trung tâm Y tế huyện Ba Bể hiện có 4 bác sĩ đang đi học, 2 bác sĩ đang theo học về nhi khoa với bác sĩ Tuấn.
Theo tuoitre
Tấm lòng đảng viên trẻ bên những mảnh đời bất hạnh Một nhạc sĩ đã viết: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? - Để gió cuốn đi...", và gió đã cuốn tấm lòng đầy nhiệt huyết, yêu thương ấy của cô giáo - đảng viên Trần Thị Nhung tới những mảnh đời bất hạnh tại bệnh viện K, xóm chạy thận, làng chài và bệnh...