Xúc động bức thư thầy hiệu trưởng gửi học sinh trước mùa thi
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) gửi thư chia sẻ, tiếp thêm động lực cho các em học sinh sắp thi chuyển cấp lớp 5, lớp 9, lớp 12.
Trong thư gửi học sinh trước mùa thi năm 2021, thầy Nguyễn Xuân Khang xưng hô bằng ông nội – các cháu thể hiện sự thân mật, gắn bó như người trong gia đình.
Thầy nhắc nhở học sinh: “Chỉ còn một tháng nữa là kết thúc năm học! Chúng ta đã bước những bước đi đầu tiên vào mùa thi 2021 với nhiều tâm trạng. Đặc biệt là với những học sinh cuối cấp lớp 5, lớp 9, lớp 12. Lo lắng là tâm trạng chung!”.
Bức thư ngắn gọn nhưng súc tích, chất chứa nhiều tình cảm, cùng sự thấu hiểu của người thầy, người ông thân thiết. Thầy nhẹ nhàng động viên, chia sẻ những áp lực, lo lắng của học sinh trước khi diễn ra kỳ thi. “Ông nội, các thầy cô, bố mẹ luôn bên cạnh, tin tưởng và hy vọng ở các con!”, thầy Khang nhắn nhủ.
Bức thư thầy Nguyễn Xuân Khang gửi học sinh cuối cấp trước mùa thi.
Chị Lương Ngọc Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) có con trai đang theo học lớp 12 tại trường Marie Curie cảm thấy an lòng và nhẹ nhõm hơn khi đọc thư ngỏ từ thầy hiệu trưởng.
Video đang HOT
Chị cho biết, đây là thời điểm các con chạy nước rút chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng trước ngưỡng cửa vào đại học. Áp lực, căng thẳng, mệt mỏi là những điều không chỉ các con trải qua mà phụ huynh cũng vậy. Lời động viên của thầy Khang đến rất đúng lúc, giúp cha mẹ và các con phần nào thoải mái hơn trước kỳ thi 2021 tới đây.
Năm học 2021 – 2022, trường Marie Curie tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 và lớp 10 tại hai cơ sở: cơ sở 1 tại phố Trần Văn Lai, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm); cơ sở 2 khu đô thị Văn Phú, Phú La, Hà Đông).
Trường dự kiến thời gian phát hành hồ sơ hướng dẫn tuyển sinh lớp 6 từ ngày 15/4 đến ngày 29/5 và lớp 10 từ ngày 15/4 đến ngày 30/6. Số lượng hồ sơ phát hành không giới hạn.
Năm nay, trường chưa đưa ra mức dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh với lớp 1, lớp 6 và lớp 10.
Với năm 2020, trường tuyển 360 học sinh vào lớp 6 vào lớp 10 theo các diện tuyển thẳng (học sinh lớp 5 đạt chuẩn của trường Marie Curie; kiểm tra đánh giá năng lực học sinh với 2 môn Toán và tiếng Anh. Với lớp 1, năm ngoái trường tuyển 150 học sinh.
Đề nghị không quy định cứng ngày tựu trường
'Từ năm học 2020 - 2021, học sinh trường công lập tựu trường vào ngày 1.9 và các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng (5.9). Với trường tư thục, Bộ sẽ xem xét sửa đổi Thông tư 13 năm 2011 cho phù hợp hơn'
Ông Nguyễn Xuân Khang đề nghị nên bỏ quy định hiệu trưởng trường tư không quá 70 tuổi - ẢNH: M.C
Ngày 4.3, đại diện lãnh đạo nhiều trường tư thục ở Hà Nội đã tổ chức tọa đàm và kiến nghị Bộ GD-ĐT khi sửa quy chế hoạt động cần tạo điều kiện để trường tư phát triển tốt hơn thay vì "ép" theo những quy định giống trường công.
Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 28.3.2011 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông tư thục được chính các trường tư đánh giá: có giá trị thực tiễn rất cao, giúp các trường phổ thông tư thục tồn tại và phát triển. Tuy vậy, để phù hợp với luật Giáo dục 2019, cần phải sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông tư thục.
Trường tư phải "lách" để tồn tại ?
Tại buổi tọa đàm, các ý kiến đều cho rằng, việc sửa quy chế tổ chức hoạt động của các trường tư cần theo hướng tạo điều kiện tốt hơn nữa để trường tư phát triển đúng với vai trò, "sứ mệnh" của mình chứ không phải theo hướng bắt trường tư phải hoạt động y như trường công lập.
Dù Bộ GD-ĐT chưa có dự thảo sửa đổi hoặc thay thế Thông tư 13. Tuy nhiên, những tuyên bố trước đó từ phía Bộ GD-ĐT về chủ trương thay đổi khiến các trường tư lo lắng. Cụ thể, trước thềm năm học 2020 - 2021, Bộ GD-ĐT tuyên bố: "Từ năm học 2020 - 2021, học sinh trường công lập sẽ tựu trường vào ngày 1.9 và các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng (5.9). Với trường tư thục, Bộ sẽ xem xét sửa đổi Thông tư 13 năm 2011 cho phù hợp hơn". Hiện thông tư này cho phép trường tư thục được bổ sung thời gian học tập tối đa 4 tuần so với trường công lập.
Việc Bộ GD-ĐT cho rằng sẽ xem xét sửa đổi quy định trên cũng chính là điều khiến các trường tư thục phản ứng dữ dội nhất. Trên thực tế, hầu hết các trường tư lâu nay có khung thời gian năm học là 10 tháng thay vì 9 tháng như các trường công lập. Thời gian tựu trường của trường tư thường là 1.8 hằng năm.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, đề nghị giữ tinh thần của Thông tư 13 và chỉnh sửa theo hướng: "Trường phổ thông tư thục được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm ngoài quy định đối với trường phổ thông công lập, học phí cho thời gian học bổ sung do nhà trường thỏa thuận với cha mẹ học sinh".
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhấn mạnh: "Nếu không có những quy định để tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho trường tư thì hệ thống này không thể tồn tại".
Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đoàn Thị Điểm, chỉ ra: "Nếu trường tư chỉ dạy chương trình của Bộ thì chẳng ai bỏ tiền triệu, thậm chí chục triệu mỗi tháng vào học và chúng tôi cũng không thể tồn tại. Chúng tôi phải có những chương trình riêng và cần thời gian để triển khai ngoài chương trình bắt buộc của Bộ, như các hoạt động ngoại khóa, rèn kỹ năng, các chương trình hợp tác quốc tế...".
Bà Hiền còn nêu, do đòi hỏi chính đáng của thực tế như vậy, nếu Bộ có sửa quy định theo hướng cấm thì các trường tư sẽ buộc phải "lách" bằng các hình thức như: câu lạc bộ, trại hè,... để có thêm thời gian ngoài 9 tháng như trường công lập, thì mới tồn tại được. Ông Nguyễn Xuân Khang thì nhấn mạnh: "Chúng tôi không muốn "lách" mà chúng tôi cần được đàng hoàng thực hiện đúng quy định, đúng đòi hỏi của thực tế".
Nên bỏ quy định tuổi hiệu trưởng "không quá 70"
Thông tư 13 quy định về tuổi của hiệu trưởng "khi đề cử không quá 70 tuổi". Ông Nguyễn Xuân Khang đề nghị nên bỏ quy định này vì hội đồng trường tư hoàn toàn nắm được về phẩm chất, năng lực, sức khỏe và sự minh mẫn của người được đề cử làm hiệu trưởng. Ông Khang cho rằng sự giới hạn này là "cảm tính", thiếu cơ sở thực tiễn. Hiệu trưởng trường tư không phải là công chức trong biên chế nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Hiền cũng nêu thực tế năm nay bà đã 76 tuổi. Từ năm 70 tuổi, bà phải thôi chức hiệu trưởng và giữ vai trò Chủ tịch hội đồng trường. Tuy nhiên, thực tế 6 năm qua việc tìm hiệu trưởng thay thế rất khó khăn, nếu hiệu trưởng và hội đồng quản trị không thống nhất được với nhau trong điều hành, quan điểm giáo dục thì "rất mệt". "Do vậy, hầu như tôi vẫn phải "nắm" hết công việc của hiệu trưởng", bà Hiền chia sẻ.
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cũng cho rằng Bộ nên bỏ quy định về độ tuổi hiệu trưởng trường tư vì đặc thù của tư thục là gắn liền với quyền lợi, trách nhiệm của chính họ nên để họ tự quyết định việc này.
Sau buổi tọa đàm này, đại diện các trường tư thục sẽ gửi kiến nghị bằng văn bản tới Sở GD-ĐT Hà Nội và Bộ GD-ĐT về việc sửa đổi Thông tư 13.
Trường Marie Curie thông báo ngày phát hành hồ sơ lớp 1, lớp 6, lớp 10 Ngày 27/2, Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội - thầy Nguyễn Xuân Khang ký thông báo ngày phát hành hồ sơ tuyển sinh năm học 2021 - 2022. Theo đó, Trường Marie Curie phát hành hồ sơ tuyển sinh năm học 2021 - 2022 như sau: Đối với tuyển sinh vào lớp 1 tại cơ sở 1 (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm)...