Xuất khẩu đá quý, Việt Nam thu về gần 2 tỉ đô la
Mỹ là nước nhập khẩu nhiều nhất đá quý và các kim loại quý từ Việt Nam, tiếp đến là Nhật Bản, Hongkong, Pháp, Hàn Quốc…
Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong tháng 9-2019, xuất khẩu đá quý và kim loại quý của Việt Nam đạt 320 triệu USD, nâng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm nay lên khoảng 1,9 tỉ USD, tăng mạnh gần 423% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất, đạt hơn 305 triệu USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ.
Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, đạt khoảng 44 triệu USD. Tiếp theo là thị trường Hongkong, đạt 42 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Đáng chú ý, xuất khẩu đá quý và kim loại quý sang thị trường UAE trong 9 tháng đầu năm tăng tới 206%, đạt 8,42 triệu USD.
Theo 24h
Giá vàng lại biến động mạnh, giảm sâu dưới ngưỡng 42 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng SJC lao dốc mạnh theo đà giảm của giá vàng thế giới, bỏ xa vùng 42 triệu đồng/lượnng
Lúc 8 giờ 15, giá vàng SJC tại TP HCM được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 41,1 triệu đồng/lượng, bán ra 41,6 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 350.000 đồng/lượng so với hôm qua. Chênh lệch giá mua vào - bán ra vẫn được doanh nghiệp neo chặt tới nửa triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội, giá vàng SJC được các doanh nghiệp giao dịch quanh mức 41,3 triệu đồng/lượng mua vào, 41,75 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch giá mua vào - bán ra ở mức 450.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước tiếp tục lùi sâu. Ảnh: Linh Anh
Trong khi đó, giá các loại nhẫn trơn, vàng trang sức, nguyên liệu 24K lại có giá cao hơn vàng SJC. Chẳng hạn, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), giá bán ra vàng nhẫn trơn các loại 0,5 chỉ, 1-2 chỉ tới 41,8-41,9 triệu đồng/lượng.
Chính việc giá vàng thế giới đêm qua rớt khỏi ngưỡng 1.500 USD/ounce đã kéo vàng trong nước sáng nay đi xuống. Lúc 8 giờ 30, giá vàng giao dịch trên thị trường châu Á phổ biến ở mức 1.496 USD/ounce, giảm khoảng chục USD mỗi ounce so với sáng qua. Nếu tính "đỉnh" của giá vàng trong tuần trước, mỗi ounce vàng hiện rớt tới 40 USD, tương đương mức giảm 1,1 triệu đồng/lượng.
Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 41,9 triệu đồng/lượng, cao hơn giá trong nước 300.000 - 350.000 đồng/lượng.
Dù giá vàng điều chỉnh giảm trong ngắn hạn khi chỉ số đồng USD mạnh lên nhưng giới phân tích quốc tế vẫn tin giá vàng sẽ còn tăng tiếp trong thời gian tới. Một số chuyên gia phân tích cho rằng giá vàng chỉ hạ nhiệt trong ngắn hạn sau thời gian tăng sốc, trước khi chinh phục những mốc cao mới.
Cụ thể, vàng giảm mạnh do áp lực bán vàng chốt lời tăng mạnh và giới đầu tư bớt lo ngại về khả năng suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau khi Mỹ và Trung Quốc phát đi những tín hiệu thương mại lạc quan hơn, cũng như việc ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đồng loạt cắt giảm lãi suất.
Ngoài ra, giá vàng thế giới giảm còn do đồng USD mạnh lên và thị trường chứng khoán toàn cầu hồi phục sau đợt bán tháo tuần trước. Một số chuyên gia dự báo vàng có thể giảm về mức 1.480 USD/ounce và tăng lại lên mức cao 1.575 USD/ounce.
Trên thị trường ngoại tệ, tỉ giá trung tâm hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.120 đồng/USD, giảm 2 đồng mỗi USD so với phiên trước. Giá USD ở các ngân hàng thương mại cũng tiếp tục lùi sâu về quanh 23.145 đồng/USD mua vào, 23.265 đồng/USD bán ra, giảm 15 đồng mỗi USD so với sáng hôm qua.
Theo người lao động
Giá vàng 12/8: Vừa tăng sốc, giá vàng đã quay đầu giảm 400 nghìn đồng/lượng Sau nhiều ngày tăng sốc, giá vàng SJC, vàng 9999 hôm nay 12/8 đã quay đầu giảm 400 nghìn đồng/lượng. Giá vàng được dự báo sẽ còn giảm thêm nữa. Giá vàng trong nước hôm nay 12/8 Giá vàng SJC hôm nay 12/8 của tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đang trên đà giảm, niêm yết chiều mua vào 41,40 triệu...