Xuất hiện xoáy cực bất thường ở Nam Cực
Các đợt ấm lên bất thường và một đợt xoáy cực kỳ lạ năm nay đã thay đổi chu kỳ của lỗ thủng tầng ozone. Chúng ta không nên vội mừng trước hiện tượng này – các nhà khoa học cảnh báo.
Xoáy cực xuất hiện tại Nam Cực trong năm nay (Ảnh: Đài quan sát Trái Đất của NASA).
Các sự kiện ấm lên bất ngờ và hiếm có ở Nam Cực đã tác động đến các luồng gió xoáy cực phương nam, làm chậm quá trình hình thành lỗ thủng tầng ozone hàng năm ở bên trên lục địa băng giá này.
Ozone là loại khí tạo nên một lớp trong tầng bình lưu, tầng giữa của khí quyển nằm ở độ cao từ 20km đến 50km từ mặt đất. Lớp ozone này chính là lá chắn bảo vệ sự sống trên Trái Đất khỏi tác hại của tia cực tím tỏa ra từ Mặt Trời.
Lỗ thủng tầng ozone ở phía trên Nam Cực xuất hiện hàng năm vào mùa xuân ở bán cầu nam, tức là từ tháng 9 đến tháng 11. Dữ liệu từ năm 1979 đến nay cho thấy tầng ozone phía trên Nam Cực thường bắt đầu mỏng dần và bị thủng từ tháng 8, nhưng năm nay hiện tượng này đã xuất hiện muộn, đến tận cuối tháng 8 mới bắt đầu.
Nguyên nhân là do hai đợt thời tiết ấm lên làm thay đổi xoáy cực phương nam. Riêng trong tháng 7 và 8, nhiệt độ ở tầng bình lưu phía trên Nam Cực đã tăng lên là 15 và 17 độ C. Những đợt ấm lên như vậy rất hiếm xảy ra ở lục địa này, nhưng ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác điều gì đã gây ra hai sự kiện ấm lên đó, nhưng họ cũng nhận thấy điều kiện thời tiết bất thường trên tầng đối lưu, là tầng khí quyển ngay trên mặt đất, ở Nam Cực vào tháng 7 với các mức nhiệt cao kỷ lục.
“Nhiệt độ bề mặt nước biển cũng biến động nhiều, nhưng xác định nguyên nhân vì sao các sự kiện này xuất hiện là việc vô cùng khó”, nhà khoa học khí quyển Paul Newman ở Trung tâm Bay vũ trụ Goddard của NASA cho biết.
Video đang HOT
Những điều kiện cụ thể để lỗ thủng tầng ozone hình thành là xoáy cực mạnh, bức xạ mặt trời và các chất làm suy giảm tầng ozone (ODS).
Một xoáy cực mạnh có đặc điểm là gió cuộn tròn mạnh và nhiệt độ rất thấp. Đây là điều kiện để lỗ thủng ozone năm ngoái ở Nam Cực lớn hơn cả diện tích Bắc Mỹ.
Hai hình ảnh biểu thị nhiệt độ không khí ở Nam Cực cho thấy xoáy cuộn hoạt động ra sao trong năm 2023 (trái) và năm 2024 (phải). (Ảnh: Đài quan sát Trái Đất của NASA).
Tuy nhiên, thay vì tròn và mạnh như vậy thì xoáy cực năm nay lại yếu và dài, khiến cho tình trạng suy giảm tầng ozone bị chậm lại, ngay cả khi đã sang tháng 8 là lúc đêm vùng cực kết thúc và ánh sáng mặt trời chiếu rọi trở lại.
Suy giảm tầng ozone thường bắt đầu ở một vành đai quanh rìa của xoáy cuộn rồi lan dần vào bên trong để hình thành một lỗ thủng kéo dài qua hết mùa xuân phương nam. Lỗ thủng này biến mất khi nhiệt độ tăng dần trong mùa hè ở bán cầu nam, thường là vào tháng 12.
Lỗ thủng ozone Nam Cực hình thành đầu tiên là do con người bơm quá nhiều hóa chất ODS vào khí quyển. Hiện nay nhiều nước đã ký kết các điều ước quốc tế cấm các hóa chất này, trong đó có chlorofluorocarbons (CFCs) trước đây được dùng cho tủ lạnh và điều hòa không khí.
Đã có bằng chứng cho thấy lỗ thủng ozone đang lành lại, nhưng các nhà khoa học cho rằng việc lỗ thủng này xuất hiện chậm hơn so với chu kỳ không thể ngay lập tức được coi là sự phục hồi của tầng ozone. Sức khỏe của tầng ozone trong tầng bình lưu phụ thuộc vào sự kết hợp phức tạp của các yếu tố hóa học và khí tượng.
Nếu các nước tiếp tục tuân thủ việc cấm ODS thì về lý thuyết, lỗ thủng này sẽ lành lại trong vòng 40 năm. Trong thời gian đó, kích thước và hoạt động của nó sẽ chịu ảnh hưởng của các biến động khí tượng, nguồn ODS nhân tạo và tự nhiên cùng với các tác động của biến đổi khí hậu.
Nhà Trắng: Chuyến thăm của ông Zelensky tới nhà máy vũ khí không bất thường
Chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới một nhà máy vũ khí ở Mỹ vào tuần trước đã gây bất đồng quan điểm giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Nhà máy đạn dược quân đội Scranton ở Pennsylvania, Mỹ vào ngày 22/9 (Ảnh: AFP).
Cuối tuần trước, ông Zelensky đã tới thăm nhà máy đạn ở Pennsylvania, một bang chiến trường chủ chốt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, với thống đốc và các nghị sĩ của đảng Dân chủ. Phía đảng Cộng hòa đã chỉ trích hành động của ông Zelensky, cáo buộc đây là động thái nhằm vận động cho đảng Dân chủ khi bầu cử sắp tới gần.
Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre ngày 26/9 cho biết không có gì bất thường về chuyến thăm của ông Zelensky tới nhà máy vũ khí và kêu gọi đảng Cộng hòa từ bỏ yêu cầu điều tra về tính chất chính trị của chuyến thăm.
Theo bà, chuyến thăm là do chính quyền của ông Zelensky đề xuất. "Phía Ukraine đề nghị thăm nhà máy mà các công nhân Mỹ làm việc, nơi họ sản xuất ra vũ khí quân đội Ukraine dùng mỗi ngày trên tiền tuyến. Yêu cầu từ phía Ukraine, không phải từ chúng tôi (đảng Dân chủ)", bà nói.
Liên quan tới tranh cãi về việc ông Zelensky di chuyển bằng máy bay quân sự Mỹ tới thăm nhà máy, bà Jean-Pierre chỉ ra rằng, việc sắp xếp phương tiện đi lại như vậy là bình thường với lãnh đạo nước ngoài di chuyển bên trong lãnh thổ Mỹ.
Bà cũng nhắc về chuyến thăm của ông Zelensky tới Utah vào tháng 7.
"Chỉ 2 tháng trước, Tổng thống Zelenskyy đã đến Utah và tổ chức một sự kiện với thống đốc thuộc đảng Cộng hòa. Một sự kiện tương tự. Và các quan chức đảng Cộng hòa đã có mặt ở đó, và không có một yêu cầu nào - không một yêu cầu nào về cuộc điều tra - khi sự việc đó xảy ra cách đây vài tháng ở Utah. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích đảng Cộng hòa tại Hạ viện từ bỏ điều này (cuộc điều tra)", người phát ngôn Nhà Trắng cho biết.
Ngày 25/9, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, một thành viên thuộc đảng Cộng hòa, đã kêu gọi ông Zelensky "ngay lập tức sa thải" đại sứ Ukraine ở Mỹ Oksana Markarova. Ông Johnson cáo buộc bà Markarova can thiệp bầu cử Mỹ vì bà là người tổ chức chuyến thăm của ông Zelensky tới nhà máy ở Pennsylvania.
Trước đó, một số quan chức đảng Cộng hòa của Mỹ đã cáo buộc ông Zelensky can thiệp vào bầu cử của Mỹ và "vận động" cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris. Một nhóm gồm 9 nghị sĩ Mỹ do ông Lance Gooden dẫn đầu đã kêu gọi điều tra chuyến thăm nhà máy đạn của ông Zelenksy.
Mặt khác, ủy ban Giám sát Hạ viện do Đảng Cộng hòa đứng đầu đã tuyên bố rằng họ sẽ điều tra liệu chuyến đi của ông Zelensky có phải là một nỗ lực tận dụng một nhà lãnh đạo nước ngoài để hỗ trợ cho bà Harris hay không.
Thêm vào đó, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đảng viên Cộng hòa ủng hộ nhiệt tình cho Ukraine, đã chỉ trích chuyến thăm nhà máy đạn của ông Zelensky. Ông Graham nói với các phóng viên tại nhà quốc hội rằng "những gì xảy ra ở Pennsylvania là một sai lầm".
Ông Graham không biết ai đã sắp xếp cuộc họp và nhận định chuyến thăm của ông Zelensky đến một nhà máy sản xuất đạn dược để cảm ơn công nhân là "có ý nghĩa", nhưng Ukraine cần tránh những hàm ý chính trị trong chuyến đi.
"Cho dù có chủ ý hay không, chuyến đi vẫn mang tính chính trị và đó là một sai lầm", ông Graham nói.
Băng biển Nam Cực giảm xuống mức thấp kỷ lục trong mùa đông Theo các nhà khoa học Australia, diện tích băng biển Nam Cực đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong mùa đông tính đến đầu tháng 9 này. Băng trôi tại Vịnh Chiriguano, quần đảo Nam Shetland, Nam Cực. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Ngày 10/9, các nhà nghiên cứu thuộc Quan hệ Đối tác Chương trình Nam Cực của Australia (AAPP) và Cục...