Đợt nắng nóng kéo dài bất thường trong mùa Đông ở Nam Cực
Mới đây, Viện nghiên cứu cực quốc gia của Anh cho biết Nam Cực – lục địa lạnh nhất thế giới, đang phải trải qua một đợt nắng nóng kéo dài bất thường trong mùa Đông.
Sông băng ở Nam cực. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo nhà khoa học về khí hậu vùng cực Thomas Caton Harrison, nhiệt độ cao không phải là điều mới lạ ở lục địa này, tuy nhiên thời tiết ấm áp kéo dài lại là điều bất thường. Cụ thể, số liệu cho thấy nhiệt độ gần bề mặt trung bình trên toàn Nam Cực vào tháng 7 cao hơn 3,1 độ C so với mức bình thường trong tháng. Với số liệu này, đây là tháng 7 ấm thứ hai ở Nam Cực kể từ năm 1979, xếp sau tháng ấm nhất được ghi nhận là tháng 7/1981.
Theo dữ liệu của Đại học Maine thuộc bang Maine (Mỹ), nhiệt độ trung bình hàng ngày ở Nam Cực đã dao động từ -34,68 độ C vào ngày 15/7 đến -28,12 độ C vào ngày 31/7. Ngày 7/8 ghi nhận nhiệt độ trung bình trên lục địa là -26,6 độ C.
Video đang HOT
Nhiệt độ trung bình bất thường trong tháng 7 thậm chí đạt mức 9-10 độ C trên một số vùng của Dronning Maud Land và một phần của Biển Weddell ngoài khơi phía Đông khu vực.
Nam Cực là lục địa lạnh nhất, nhiều gió nhất và có ít người dân nhất trên hành tinh, tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu. “Lục địa băng” cũng phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ cao bất thường, gây ra tình trạng tan băng rộng hơn.
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà khoa học đã phát hiện ra một điểm tới hạn mới, hướng tới “sự tan chảy không kiểm soát” của các tảng băng Nam Cực, do nước biển ấm xâm nhập giữa băng và vùng đất phía trên. Với sự gia tăng nhiệt độ đại dương, vốn là hệ quả của hiện tượng Trái Đất ấm lên do con người gây ra, các tảng băng Nam Cực đang tan chảy, dẫn tới nguy cơ mực nước biển toàn cầu dâng cao và gây nguy hiểm cho các cộng đồng ven biển.
Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam Cực đe dọa tương lai Trái Đất
Một đợt sóng nhiệt kỷ lục đang diễn ra tại nơi lạnh nhất Trái Đất vào thời điểm đáng lẽ phải là lạnh nhất trong năm.
Điều này khiến các nhà khoa học lo ngại những hậu quả đối với tương lai của lục địa Nam cực và hàng triệu người trên toàn cầu.
Sông băng ở Nam cực. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Kể từ giữa tháng 7, nhiệt độ tại một số khu vực của Nam cực đã tăng khoảng 10 độ C so với bình thường ở một số khu vực của Nam Cực và thời tiết ấm bất thường có thể tiếp tục kéo dài trong nửa đầu tháng 8. Dữ liệu mới nhất cho thấy ở các khu vực miền Đông Nam Cực - nơi đang diễn ra những điều kiện bất thường nhất, với mức nhiệt thường trong khoảng từ âm 50 đến âm 60 độ C, hiện đã tăng lên gần âm 25 đến âm 30 độ C.
Nhiệt độ nóng như mùa Hè vào mùa Đông, ngay cả khi phần lớn lục địa vẫn dưới mức đóng băng, là hiện tượng đáng báo động tại địa điểm có khả năng làm gia tăng mực nước biển nghiêm trọng hơn bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất khi tình trạng ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch tiếp tục đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng lên.
Ông David Mikolajczyk, nhà nghiên cứu khí tượng học tại Trung tâm Nghiên cứu và Dữ liệu Khí tượng Nam Cực thuộc Đại học Wisconsin-Madison, cho biết có thể sẽ có nhiều đợt sóng nhiệt như thế này xảy ra trong những mùa Đông tới và điều này có thể khiến lục địa băng giá dễ bị tổn thương hơn khi băng tan chảy trong các đợt sóng nhiệt tiếp theo.
Việc gia tăng lượng băng tan tại Nam Cực cũng có khả năng thay đổi các dòng hải lưu toàn cầu, gây ra những biến đổi khí hậu bất thường ở nhiều khu vực trên thế giới.
Đây là đợt sóng nhiệt đáng kể thứ hai ghi nhận tại Nam Cực trong 2 năm qua. Trong đợt trước vào tháng 3/2022, nhiệt độ ở một số địa điểm đã tăng khoảng 21 độ C so với bình thường, là mức chênh lệch nhiệt độ cực đoan nhất từng được ghi nhận ở khu vực này.
LHQ dự báo thời tiết năm nay còn nóng hơn, trái đất 'đang bên bờ vực' Cơ quan khí hậu Liên Hiệp Quốc dự báo năm 2024 sẽ phá vỡ kỷ lục nắng nóng của năm 2023, đẩy trái đất đến 'bờ vực'. Người dân tại vùng Bulawayo ở Zimbabwe lấy nước giếng giữa nắng nóng và hạn hán đang hoành hành. ẢnhREUTERS Hãng AFP ngày 19.3 dẫn dự báo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc...