Xuất hiện vật thể lớn có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất
Theo NASA, độ lớn và khoảng cách của vật thể mang tên 2022 SF98 đủ để xếp nó vào danh sách vật thể có nguy cơ đe dọa Trái Đất.
Theo Live Science, một kỹ thuật mới phát triển bởi giáo sư Mario Jurric, Giám đốc Viện Nghiên cứu chuyên sâu về dữ liệu thiên văn và vũ trụ học (thuộc Đại học Washington – Mỹ) và các cộng sự từ nhiều trung tâm nghiên cứu của Mỹ, đã rà soát lại dữ liệu từ hệ thống cảnh báo tiểu hành tinh ATLAS và hé lộ những điều chưa từng biết.
Vật thể nguy hiểm (nằm trong ô vuông đỏ) xuất hiện như bóng ma rất mờ trong hình ảnh đã phóng to nhiều lần mà ATLAS ghi nhận năm 2022 – Ảnh: ATLAS/VIỆN THIÊN VĂN HỌC – ĐẠI HỌC HAWAII/NASA
ATLAS vốn là “chốt chặn” cuối cùng của hệ thống phòng thủ Trái Đất, giúp phát hiện các mối đe dọa tinh vi nhất, do NASA phát triển và điều hành chính.
Tuy nhiên việc đọc cụ thể các dữ liệu mà thiết bị tối tân này thu thập được cũng là thử thách lớn.
Video đang HOT
Kỹ thuật mới đã cho thấy có những thứ ẩn nấp tốt hơn chúng ta tưởng nhiều, và đó là 2022 SF98.
Theo NASA, vật thể này có đường kính lên tới hơn 180 m, tiếp cận Trái Đất gần nhất là tháng 9-2022 với khoảng cách 7,2 triệu km. Độ lớn và khoảng cách này đủ để xếp nó vào danh sách vật thể có nguy cơ đe dọa Trái Đất.
Nhưng đáng sợ là không ai có thể thấy nó. Đơn giản là nó quá mờ và nhỏ trong dữ liệu ATLAS hay bất kỳ kính thiên văn nào trên thế giới, trước, trong và cả sau khi tiếp cận.
Phần lớn tiểu hành tinh đã ẩn nấp bằng cách chìm trong vầng sáng của dải Ngân Hà, chính là đĩa sáng chính của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) mà chúng ta vẫn nhìn thấy như một dòng sông sao vắt ngang trời đêm quang đãng.
Phát hiện này cho thấy mối đe dọa ngoài hành tinh vẫn lớn hơn nhiều những gì chúng ta có thể nắm bắt, bất kể khoa học vũ trụ đã rất phát triển.
Một ví dụ về sự nguy hiểm đó là thiên thạch Chelyabinsk, nổ tung trên bầu trời thành phố cùng tên của nước Nga năm 2013, phá vỡ cửa kính hàng ngàn tòa nhà và khiến nhiều người bị thương.
Vì vậy NASA và các cơ quan vũ trụ khác trên khắp thế giới luôn nỗ lực đầu tư cho các nhiệm vụ phòng thủ hành tinh. Kỹ thuật tìm kiếm mới – một thuật toán tinh vi – hứa hẹn nâng cấp tuyến phòng thủ đó.
Thuật toán mới mang tên HelioLinC3D, dự kiến sẽ được tích hợp vào Đài thiên văn Vera C.Rubin, một kính viễn vọng tối tân mới ngự trị trên vùng núi cao của Chile, dự kiến bắt đầu sứ mệnh săn tìm tiểu hành tinh kể từ năm 2025.
'Quái vật' 13 tỉ tuổi ẩn nấp rất gần Trái Đất, lộ mặt bất ngờ
Dữ liệu từ vệ tinh Gaia đã gây sốc khi tiết lộ loại quái vật mà nhân loại cố đi tìm bằng các siêu kính viễn vọng lại ngập tràn ở nơi mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy trên bầu trời đêm.
Ngay trong "trái tim" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà), 1.300 ngôi sao ra đời từ buổi bình minh vũ trụ vừa lộ mặt trong dữ liệu vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
Có những ngôi sao trong số đó thậm chí xuất hiện vào thời điểm chưa đến 1 tỉ năm sau vụ nổ Big Bang, tức hiện đã gần 13 tỉ năm tuổi.
Trung tâm Ngân Hà - chính là "dải Ngân Hà" mà chúng ta thường thấy trên bầu trời - trong góc nhìn từ Trái Đất, với lỗ đen quái vật được đánh dấu ở giữa - Ảnh: SCITECH DAILY
Phát hiện gây sốc này đến từ cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Anke Arentsen từ Đại học Cambridge (Anh), vừa được trình bày tại Hội nghị thiên văn học quốc gia Anh. Họ đã dựa vào tính nghèo kim loại của các ngôi sao sơ khai, theo Science Alert.
Như nhiều nghiên cứu đã chứng minh, vũ trụ sơ khai rất đơn điệu về mặt hóa học, hầu như chỉ toàn hydro và heli. Tuy nhiên, chính các ngôi sao cấu thành từ các nguyên tố đơn giản này đã tạo nên các nguyên tố nặng hơn nhờ phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Cuối đời, chúng chết đi và bổ sung cho vũ trụ những nguyên tố mới nặng hơn. Qua hàng tỉ năm, hàng tỉ thế hệ sao đã khiến vũ trụ phong phú về mặt hóa học như ngày nay.
Các nhà nghiên cứu đã soi thẳng vào trung tâm của Ngân Hà và tìm ra được 8.000 ứng cử viên sao nghèo kim loại, sau đó sàng lọc còn 1.300 ngôi sao được xác định là tàn tích của "buổi bình minh vũ trụ".
Khám phá này hứa hẹn mở ra những chân trời mới cho các nghiên cứu nhằm tìm hiểu vũ trụ đã bắt đầu như thế nào.
Việc phát hiện các vật thể cổ đại ở gần như thế là một kho báu vô song, bởi ngoài chúng ra thì các nhà khoa học hầu như chỉ trông đợi việc tìm hiểu quá khứ thông qua các siêu kính viễn vọng chụp các vật thể cách chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng.
Nguyên tắc cơ bản của hình ảnh là chúng ta thấy chúng vào thời điểm mà ánh sáng bắt đầu di chuyển từ chúng đến mắt chúng ta, do đó hình ảnh từ nơi cách hàng tỉ năm ánh sáng cũng là hình ảnh của hàng tỉ năm trước, với sai số nhỏ do tác động từ các vật thể trên đường đi. Vì vậy, nghiên cứu về vũ trụ xa xôi cũng là nghiên cứu về vũ trụ quá khứ.
Với các ngôi sao cổ đại vừa phát hiện, chúng rất có thể sinh ra trong một thiên hà cổ đại nào đó trước hàng loạt vụ sáp nhập kinh hoàng tạo nên Ngân Hà khổng lồ ngày nay. Các nhà khoa học đang lập bản đồ quỹ đạo của chúng để tìm hiểu thêm về điều này.
NASA: Tiểu hành tinh chưa từng biết áp sát Trái Đất sáng nay Tiểu hành tinh này mang tên 2023 MU2, có thể to như một tòa nhà 3 tầng và là một trong những vật thể không gian tiếp cận gần Trái Đất nhất từ trước đến nay. Theo Trung tâm nghiên cứu Vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) thuộc NASA, tiểu hành tinh 2023 MU2...