Phát hiện sinh vật có trọng lượng lớn nhất từ trước tới nay ở Peru
Các nhà khoa học ước tính khối lượng của loài cá voi thời tiền sử phát hiện năm 2010 ở Peru khoảng 85-340 tấn, nặng hơn cá voi xanh với cân nặng kỷ lục do Guinness công nhận là 190 tấn.
(Nguồn: Nature)
Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí khoa học Nature ngày 2/8, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy loài cá voi thời tiền sử được tìm thấy ở Peru cách đây 1 thập kỷ có thể là sinh vật nặng nhất trong lịch sử.
Loài cá voi xanh hiện đại vốn được coi là sinh vật khổng lồ và nặng nhất mọi thời đại, vượt qua cả những loài khủng long xa xưa. Tuy nhiên, các phân tích hóa thạch mới cho thấy loài cổ đại “Perucetus colossus,” tạm dịch là “con cá voi khổng lồ đến từ Peru,” có thể còn to lớn hơn loài cá voi xanh ngày nay.
Dựa trên các mảnh xương được tìm thấy ở vùng sa mạc tại Peru vào năm 2010, các nhà khoa học ước tính khối lượng của loài cá voi này trong khoảng 85-340 tấn, do đó nhiều khả năng chúng còn nặng hơn loài cái voi xanh với cân nặng kỷ lục do Guinness công nhận là 190 tấn.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu, mỗi đốt sống của cá voi thời tiền sử nặng hơn 100kg, trong khi xương sườn của chúng dài đến 1,4m. Với trọng lượng từ 5-8 tấn, bộ xương dài 20m của Perucetus nặng gấp 3 lần bộ xương dài 25m của một con cá voi xanh được trưng bày tại Hội trường Hintze của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London.
Việc cân nặng của loài Perucetus chịu ảnh hưởng của khối lượng xương cũng làm thay đổi hiểu biết khoa học về quá trình tiến hóa của cá voi.
Ngoài ra, nghiên cứu cho biết loài cá voi này đã đạt được khối lượng lớn như vậy sớm hơn 30 triệu năm so với hiểu biết trước đây, được giới nghiên cứu nhận định là một trong những phát hiện quan trọng về loài động vật có vú này./.
Lộ diện quái vật 340 tấn ở Peru, con cháu còn sống
Con quái vật cổ đại này nặng đến nỗi các nhà khảo cổ phải mất rất nhiều thời gian để khai quật, vì mỗi đốt sống của nó lên đến 150 kg.
Quái vật được mô tả lại trong ảnh đồ họa là một sinh vật to béo, nặng nề, sống dưới nước, phát hiện tại Peru. Chân sau của nó teo nhỏ, vây đuôi đã phát triển nhưng chân trước vẫn còn khá rõ ràng.
Theo Live Science, nó là một con cá voi sống cách đây 39 triệu năm. Với trọng lượng gấp đôi cá voi xanh hiện đại, nó có thể là loài động vật nặng nhất từng sống trên Trái Đất.
Quái vật Perucetus colossus 39 triệu tuổi - Ảnh: Alberto Gennari
Sinh vật này là một loài hoàn toàn mới, được đặt danh pháp Perucetus colossus, thuộc họ basilosaurid - mọt gia đình sinh vật biển đã tuyệt chủng.
Chiều dài cơ thể của nó khoảng 20 m, tức vẫn ngắn hơn các con cá voi xanh to lớn nhất, nhưng trọng lượng lên tới 340 tấn! Một con cá voi xanh hiện đại chỉ nặng khoảng 130-150 tấn.
Các nhà khoa học vất vả khai quật những đốt sống khổng lồ, siêu nặng - Ảnh: Giovanni Bianucci
Trọng lượng khổng lồ này có thể do thân hình nặng nề và bộ xương siêu nặng của nó, được các nhà khoa học mô tả qua ảnh đồ họa. Quái vật này có vẻ tiến hóa mới lưng chừng, thể hiện rõ qua các chi chưa tiến hóa hẳn thành vây.
Như chung ta đã biết, cá voi không phải là cá mà là động vật có vú, tổ tiên của chúng từng là những quái thú trên cạn trước khi di chuyển xuống biển và "biến hình" cơ thể thành giống như cá.
Con quái vật cổ đại này nặng đến nỗi nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi TS Eli Amson, nhà cổ sinh vật học từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Bang Stuttgart (Đức) phải mất rất nhiều thời gian để khai quật, vì mỗi đốt sống của nó đã nặng tới 150 kg!
Các nhà khoa học đã khai quật được tổng cộng 13 đốt sống, 4 xương sườn và 1 xương hông của con quái vật tại tỉnh Ica, miền Nam Peru.
Nhóm nghiên cứu cho rằng các mô mềm của loài cá voi này có trọng lượng nhẹ, thứ giúp nó cân bằng bộ xương còn nặng nề giống thú trên cạn và bơi được dưới biển, dù có lẽ bơi chậm chạp và kém linh nhiều so với cá voi hiện đại.
Các mô mềm kiểu "bong bóng" này cũng khiến nó trông giống một con lợn biển hiện đại hơn là cá voi. Theo TS Amson, có thể trông nó còn kỳ lạ hơn những gì chúng ta đã nghĩ.
Quái vật được mô tả chi tiết trong bài công bố ngày 2-8 trên tạp chí khoa học Nature, phá vỡ nhận thức chung về hình dạng của loài động vật nặng nhất thế giới cà cũng thách thức những gì chúng ta đã biết về sự tiến hóa của động vật biển có vú.
Sự tồn tại của quái vật này cho thấy chúng đã đạt kích thước cực đại sớm hơn tới 30 triệu năm so với suy nghĩ ban đầu. Nó còn là kết nối quan trọng để nhân loại hiểu thêm về cách cá voi - cá heo đã di chuyển từ trên cạn xuống biển và biến đổi qua các thời kỳ.
Loài bọ có khả năng nâng vật nặng gấp 1.000 lần trọng lượng cơ thể Dù có kích thước chỉ khoảng 1 milimet, bọ cánh cứng vẫn được công nhận là sinh vật khỏe nhất trên Trái đất, với khả năng nâng vật nặng gấp 1.000 lần trọng lượng cơ thể của mình. Bọ cánh cứng có khả năng nâng vật với trọng lượng lớn hơn 1.000 lần trọng lượng cơ thể của chúng. (Nguồn: Oddity Central) Đối...