NASA tiếp cận ‘đĩa bay băng’ ẩn nấp trên bầu trời Trái Đất
NASA hứa hẹn sẽ cung cấp cái nhìn chưa từng có về những vật thể lạ lùng đang bay lơ lửng trên tầng cao của bầu khí quyển Trái Đất.
Theo tờ Space, NASA chuẩn bị tung ra công cụ đặc biệt là PolSIR, một thiết bị đo phóng xạ được thiết kế để nghiên cứu những vật thể kỳ lạ hình thành trên tầng cao của bầu khí quyển, phía trên các đám mây mà chúng ta vẫn nhìn thấy.
Đó là những đám mây băng giá có hình như một chiếc đĩa bay hay một chiếc bánh khổng lồ, dẹp, vốn chứa đựng rất nhiều thông tin quan trọng đối với cuộc sống của chính chúng ta.
Những đám mây kỳ dị mang hình một chiếc đĩa bay băng giá là mục tiêu NASA chuẩn bị tiếp cận – Ảnh: NASA
Video đang HOT
Một cặp đôi PolSIR sẽ được gắn lên hai vệ tinh và phóng lên quỹ đạo thấp của Trái Đất, nơi chúng có tầm nhìn rõ ràng về những vật thể đang trôi nổi ngay phía bên trên bầu trời vùng nhiệt đối và cận nhiệt đới.
Cách chúng hình thành, thay đổi phản ánh những biến động đối với khí hậu toàn cầu, nhưng vị trí ẩn nấp phía trên các đám mây thường của chúng là một thử thách. Do đó, cần một cái gì đó tiếp cận từ trên cao.
“Nghiên cứu các đám mây băng là rất quan trọng để cải thiện dự báo khí hậu. Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể nghiên cứu các đám mây băng ở mức độ chi tiết này” – Phó quản trị viên của Ban Giám đốc Sứ mệnh khoa học của NASA, cho biết.
Hai vệ tinh mang hai PolSIR sẽ là dạng vệ tinh cubesat hình khối lập phương. Cặp đôi này sẽ quay quanh quỹ đạo cách nhau từ 3-9 giờ, cho phép liên tục thu thập dữ liệu từ các “đĩa bay băng” kỳ lạ này.
PolSIR là một phần của chuỗi nhiệm vụ lớn hơn mang tên Earth Venture nhằm khám phá Trái Đất và cải thiện khả năng dự đoán các thay đổi trong tương lai của hành tinh.
Bắt được âm thanh ma quái vang khắp bầu trời Trái Đất, tai người không nghe thấy
Các quả khinh khí cầu phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học đã bắt được một âm thanh ma quái, không thể lý giải vang vọng khắp tầng bình lưu Trái Đất, ở âm vực thấp đủ để lẩn trốn thính giác con người.
Theo Live Science, một cách rùng mình, các nhà khoa học đã lọc được thứ âm thanh ma quái này khỏi mớ hỗn độn âm thanh tần số thấp như sấm set, sóng biển, các vụ phóng tên lửa, tua bin gió, máy bay, tàu hỏa...
Nó là một thứ chưa từng biết đến và không thể giải thích, theo nhà khoa học cấp cao Daniel Bowman từ Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia ở New Mexico - Mỹ, trưởng nhóm điều tra.
Các quả khinh khí cầu đo âm thanh được thả lên bầu trời Trái Đất - Ảnh: PHÒNG THÍ NGHIỆM QUỐC GIA SANDIA
Nó vang vọng ở độ cao hơn 21 km, thuộc tầng bình lưu của khí quyển Trái Đất, được ghi lại bởi các quả khinh khí cầu chạy bằng năng lượng mặt trời. Chúng xuất hiện vài giờ một lần, được ghi nhận bởi vài cái trong số 50 khinh khí cầu tham gia nghiên cứu.
Đây là điều cực kỳ khó hiểu bởi tầng bình lưu là nơi yên tĩnh và ít nhiễu loạn của thế giới. Nó trải rộng từ độ cao 14,5 km đến 50 km, là lớp khí quyển phía trên lưu giữ ozone nhằm ngăn tia cực tím.
Phần lớn âm thanh được thu từ nơi này bắt nguồn từ những vang vọng ở tần số cực thấp của âm thanh từ bề mặt Trái Đất.
Các khinh khí cầu ban đầu được thả lên với mục đích nghiên cứu âm vang từ các vụ phun trào núi lửa, nhưng họ cũng thử thu và phân tích, để rồi phát hiện ra âm thanh ma quái cực trầm, ầm ầm, dường như phát ra theo chu kỳ.
Khả năng cao nhất được dự đoán là một nhiễu loạn khí quyển chưa từng biết, nhưng tạm thời các nhà khoa học chưa có bất kỳ manh mối cụ thể nào.
Phát hiện vừa được trình bày tại cuộc họp lần thứ 184 của Hiệp hội Âm học Mỹ, vừa diễn ra tại Chicago, nhưng chắc chắn nghiên cứu sẽ còn kéo dài vì âm thành ma quái đó vẫn là một bí ẩn hoàn toàn.
Dùng khí cầu giải mã những âm thanh bí ẩn ở tầng bình lưu Trái Đất Ở độ cao hơn 21.300 m thuộc tầng bình lưu của Trái Đất, các nhà khoa học phát hiện ra những âm thanh 'bí ẩn' mà tai người không thể nghe thấy. Theo nhà khoa học Daniel Bowman thuộc phòng thí nghiệm Sandia ở New Mexico (Mỹ), trong tầng bình lưu của Trái Đất tồn tại một loại âm thanh ở tần số...