Xuất hiện kim cương tổng hợp giống y hệt, giá chỉ 1/3 hàng thật
Kim cương tổng hợp là loại kim cương nhân tạo chỉ chứa khoảng 30% giá trị thật của kim cương tự nhiên đang được bán tràn lan với giá của đồ thật.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn TP.HCM với Đất Việt, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại kim cương nhân tạo (kim cương tổng hợp CVD) rất khó để phân biệt, được bán với giá của kim cương thật.
“Kim cương tổng hợp CVD có các đặc tính lý, hóa giống hoàn toàn so với kim cương tự nhiên. Nhưng kim cương tổng hợp được làm từ phòng thí nghiệm, giá trị của nó chỉ bằng 15-30% so với kim cương thiên nhiên” – ông Dưng khẳng định.
Ông Dưng cũng cho biết, hiện nay, trên thị trường có nhiều thiết bị công nghệ dùng để kiểm tra kim cương, thông thường như bút thử cũng không phân biệt được.
Video đang HOT
“Ở Việt Nam trước nay phân biệt rất rõ ràng đá CZ và kim cương bởi nó khác nhau rất rõ ràng. Song loại kim cương tổng hợp CVD thì gần đây mới xuất hiện ở Việt Nam và khó phân biệt bởi các đặc tính lý, hóa của nó giống hoàn toàn. Kim cương nhân tạo cũng có thể được làm tới 4- 5 ly. Nhiều người có thể trục lợi vì bán kim cương tổng hợp với giá thật” – Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn TP.HCM nói.
Theo tìm hiểu, kim cương tổng hợp CVD đã có từ lâu trên thế giới. Từ những năm 1950, bên cạnh sự khó khăn trong khai thác kim cương và suy giảm các mỏ kim cương trên thế giới dẫn đến sự ra đời của kim cương nhân tạo được tổng hợp bằng 2 phương pháp HPHT (cao áp – cao nhiệt) và CVD (lắng đọng hóa học pha hơi).
Phương pháp HPHT có nhiệm vụ tái tạo lại điều kiện sâu dưới lòng đất.
Trong khi đó, phương pháp CVD sử dụng sự bay hơi hóa học của hợp chất khí Cacbon dưới tác động của tia nhiệt Plasma để phân chia các phân tử khí nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng là Cacbon lắng tụ, từ đó phát triển nên mầm kim cương. 2 phương pháp trên hiện đang được sử dụng rộng rãi để tạo ra kim cương trong phòng thí nghiệm.
Người tiêu dùng khi mua sắm kim cương, đá quý cần nên tới những nơi uy tín, hoặc tham khảo các chuyên gia về ngọc học, các viện nghiên cứu về đá quý mới có các thiết bị công nghệ cao để phân tích các mẫu vật đá quý có phải thiên nhiên hay không, tránh bị lừa mua với giá cao.
Theo nguồn tổng hợp
Mẹo quan sát các loại mác để phân biệt hàng thật, hàng giả
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn vài kiến thức về cách thức in ấn mác sản phẩm, bạn có thể tự phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả khi mua hàng xách tay hoặc trên mạng.
Những địa chỉ bán đồ trên mạng và đồ xách tay ngày càng nhiều trên thị trường. Ngoài lòng tin dành cho người bán hàng, thật khó để xác định xuất xứ cũng như chất lượng thật sự của các món hàng này nếu không có nhiều trải nghiệm cũng như kinh nghiệm mua hàng thật trước đó.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số mẹo phân biệt hàng thật hàng giả thông qua công nghệ in ấn sau đây để biết được mình có đặt lòng tin đúng chỗ hay không.
Thông thường mọi trang phục như quần, áo, váy đều có 3 loại mác: mác gắn trên cổ in logo thương hiệu của nhà sản xuất; mác sườn ghi mã sản phẩm, chất liệu, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng...; mác giấy (tag) ghi giá sản phẩm khi lưu hành trên thị trường.
Đối với hàng thật, mác cổ và sườn thường có hai loại là mác dệt (chữ hoặc logo được dệt bằng sợi chỉ), mác in (chữ hoặc hình được in bằng mực); mác giấy thì thường là mác in. Cho dù là mác dệt hay mác in thì hình và chữ trên mác của hàng chính hãng bao giờ cũng rõ nét, cỡ chữ nhỏ, hình ảnh phức tạp, nhiều chi tiết nhỏ với độ khó cao.
Để in được những chiếc mác như vậy, đòi hỏi kỹ thuật in phải đạt chất lượng cao và rất tốn kém nên những cơ sở sản xuất hàng nhái thường khó có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, chất liệu vải mác của hàng giả cũng thường không mịn bằng, sợi vải và chỉ thêu thô hơn.
Một mẹo nhỏ khác để phân biệt hàng thật và hàng giả là quan sát thật kỹ các loại mác in, nhất là mác giấy. Phần chữ in trên mác giấy của hàng giả thường không rõ nét nhất là những chữ tượng hình như chữ Trung Quốc và Hàn Quốc. Những chữ này thường bị mực bít kín hoặc là kiểu chữ, kích thước chữ và khoảng cách ít khi giống 100% so với hàng thật. Thường là chữ trên mác của hàng giả sẽ to hơn chữ trên mác của hàng thật.
Ngoài ra, bạn có thể xem mã sản phẩm trên mác sườn, nếu tất cả thông tin trên mác này khớp với mọi thông tin được đăng trên web và mẫu mã không sai biệt cũng sẽ là căn cứ nữa để xác định hàng giả hay thật.
Theo nguồn tổng hợp
Mẹo phân biệt "hàng thật, hàng giả" khi mua đồ công nghệ Có rất nhiều thương hiệu lớn bị làm giả, làm nhái một cách tinh vi mà không phải người dùng nào cũng có thể nhận ra. Tờ Bright Side đã đưa ra một số mẹo nhỏ giúp cho bất kỳ ai cũng có thể phân biệt được hàng thật hay hàng giả trước khi bỏ tiền ra mua chúng. Cách đóng gói Các...