Xuất hiện 7 tàu quân sự TQ lượn lờ quanh khu vực giàn khoan
Có 7 tàu quân sự của Trung Quốc xuất hiện tại Hoàng Sa để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép.
Ngày 3/7, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày Trung Quốc duy trì khoảng 114-119 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan, trong đó có 44-46 tàu Hải cảnh, 14-16 tàu vận tải, 15-16 tàu kéo, 34 tàu cá và 7 tàu quân sự trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tại thực địa giàn khoan Hải Dương 981, các tàu Kiểm ngư của Việt Nam vẫn tiến hành các đợt tiếp cận cách giàn khoan 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc hoạt động tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép
Tuy nhiên, khi các tàu Việt Nam tiến vào gần giàn khoan thì các tàu của Trung Quốc đồng loạt tăng tốc độ, áp sát các tàu Kiểm ngư Việt Nam để ngăn cản, không cho các tàu Việt Nam vào gần giàn khoan. Các tàu Việt nam chủ động vòng tránh an toàn, kiên trì bám trụ đấu tranh.
“Các tàu của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở Tây Tây Nam, cách giàn khoan 40-45 hải lý. Khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn cản, ép hướng các tàu cá của Việt Nam”, Đại diện Cục kiểm ngư cho hay.
Video đang HOT
Với sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu của ngư dân Việt Nam vẫn bám sát ngư trường đánh bắt hải sản, bảo đảm an toàn.
Chiều 3/7, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình cho biết: Việt Nam đã nhiều lần khẳng định sẽ sử dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông.
Biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, văn minh được Hiến chương của Liên Hợp Quốc ủng hộ, vì vậy Việt Nam không loại trừ sử dụng các biện pháp pháp lý. Như các lãnh đạo của Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam đang cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm.
Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ
Theo Báo Thanh niên, chiều 3/7, UBND xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) cho biết vừa gửi báo cáo đến các cấp về việc tàu cá và 6 ngư dân của xã bị Trung Quốc bắt giữ khi đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa.
Theo đó, ngày 28/6, tàu cá QNg 94912 TS, công suất 100 CV của ngư dân Võ Đạt (46 tuổi), ở thôn Thạnh Đức 1, xã Phổ Thạnh làm chủ phương tiện, cùng tàu cá QNg 94913 TS (cũng của ngư dân Võ Đạt làm chủ phương tiện) rời bến cá Thọ Quang (Đà Nẵng) tiến ra vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam để hành nghề kéo đôi.
Video ngư dân kiên trì bám biển:
Trong khi 2 tàu cá đang khai thác hải sản thì bị nhiều tàu của Hải quân Trung Quốc vây bắt tàu cá QNg 94912TS cùng 6 ngư dân đưa về Trung Quốc vào lúc 8h ngày 3/7.
Thời điểm này, tàu cá QNg 44158 TS do ngư dân Huỳnh Kim Cơ (ở cùng xã) làm chủ phương tiện, cũng đang khai thác hải sản cùng ngư trường phát hiện nên điện máy Icom báo về cho người nhà ngư dân Võ Đạt.
Ngay sau khi nhận tin, gia đình ngư ngư dân Võ Đạt đã trình báo vụ việc với các cơ quan chức năng.
Theo VTC
Trung Quốc tự thú: 1 tàu ngư chính hơn 160 lần cản phá tàu Việt Nam ở Biển Đông
Truyền thông Trung Quốc thậm chí lớn tiếng ca ngợi tàu này là "anh hùng" khi cản phá tàu Việt Nam tại Biển Đông.
Trang tin của đài Phượng Hoàng (Hong Kong) và một số trang tin Trung Quốc như Sina, Sohu... ngày 1/7 đưa tin, tàu Ngư chính 33006 đã quay trở về cảng Châu Sơn (Chiết Giang, Trung Quốc) sau khi hoàn thành nhiệm vụ tuần tra (trái phép) ở Biển Đông.
Tàu Ngư chính 33006 của Trung Quốc
Ngày 4/5, tàu Ngư Chính 33006 nhận lệnh của Cục hải cảnh Trung Quốc, xuất phát từ cầu tàu Định Hải (Châu Sơn, Chiết Giang), thực hiện hành trình 1300 hải lý tới khu vực Biển Đông. Nhiệm vụ của Ngư Chính 33006 được chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ 11 - 26/5) với nhiệm vụ là truy đuổi tàu Việt Nam tại khu vực mà Trung Quốc gọi là "khu cảnh giới số 1 đến số 3"; Giai đoạn 2 (từ 27/5- 22/6), tiến hành cảnh giới tại khu vực 5, 10 và 15.
Truyền thông Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận, trong thời gian gần 2 tháng đó, tàu Ngư chính 33006 đã tiến hành tuần tra 1.120 giờ trên biển Đông, hơn 160 lần cản phá tàu của Việt Nam tác nghiệp tại Biển Đông, đồng thời ngang ngược khen ngợi tàu ngư chính này là "anh hùng" khi "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".
Ngư chính 33006 là tàu chấp pháp lớn nhất, có tốc độ nhanh nhất, được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và định vị hiện đại bậc nhất tại Châu Sơn, Chiết Giang. Tàu này đã nhiều lần tham gia nhiệm vụ tuần tra hộ ngư, bảo vệ cái mà Trung Quốc gọi là "quyền và lợi ích hàng hải quốc gia" - kể cả những vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia khác và những khu vực tranh chấp, cản phá các tàu cá nước ngoài "xâm phạm chủ quyền" ở Biển Đông.
Hiện tại, Trung Quốc đã điều tàu Hải giám 7018 tới để thay thế cho Ngư chính 33006, thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông.
Theo Tri Thức Trẻ
Việt Nam, Nhật Bản và giàn khoan 981 Đây là bài phỏng vấn Nguyễn Lương Hải Khôi (Quỹ Nghiên cứu Biển Dông) do Đỗ Thiện của báo Pháp luật TP HCM thực hiện. Tuy nhiên, cho đến ngày 2-7-2014 thì bài vẫn chưa được đăng và người được phỏng vấn vẫn chưa nhận được quyết định nào của tờ báo. Do đó, Nguyễn Lương Hải Khôi nhờ viet-studies phổ biến đến...