Xử phạt học trò vi phạm, giáo viên đang rất lúng túng
Có lẽ trong thâm tâm mỗi thầy cô giáo đã đang đứng lớp luôn mong muốn học trò của mình ngoan hiền, lễ phép, biết vâng lời và có ý chí vươn lên trong học tập.
Có lẽ trong thâm tâm của mỗi thầy cô giáo đã, đang đứng lớp luôn mong muốn học trò của mình ngoan hiền, lễ phép, biết vâng lời và có ý chí vươn lên trong học tập. Chính vì thế mà mỗi thầy cô giáo cũng luôn cố gắng làm tốt nhất công việc hàng ngày của mình.
Thế nhưng, thực tế vẫn luôn có nhiều học sinh vi phạm dù không thầy cô nào muốn học trò của mình quậy phá, hỗn láo và phá đám trong lớp học.
Phạt học trò như thế nào để các em nghe lời mà bản thân người thầy không bị phụ huynh, xã hội lên tiếng, công việc của mình không ảnh hưởng luôn là điều đau đáu của mỗi thầy cô đứng lớp.
Lương tâm, trách nhiệm và cả nỗi sợ hãi khi có hàng loạt bài học của đồng nghiệp đã từng bị đuổi việc, đình chỉ công tác, bị kỷ luật, bị thuyên chuyển khiến cho giáo viên có lúc chùn bước trước những học trò vi phạm trong giờ học.
Thầy cô nào cũng mong học trò của mình chăm ngoan, tiến bộ (Ảnh minh hoạ: Báo Giáo dục và Thời đại)
Giáo viên đang lúng túng trong việc xử lý…
Những lỗi mà học sinh vi phạm trong nhà trường thì có rất nhiều nhưng phổ biến nhất là có một số em đánh nhau, làm mất trật tự trong lớp, không làm bài tập, gọi trả bài, làm bài tập không thực hiện, giờ kiểm tra không làm bài nộp giấy trắng, chửi thề, nói bậy, xúc phạm giáo viên, trốn học đi chơi game…
Trước những vi phạm học trò, thông thường giáo viên nhắc nhở lần đầu, lần thứ 2, bắt viết bản tường trình, cam kết, bản tự kiểm, báo cho gia đình, mời gia đình vào trường phối hợp xử lý, phạt lao động, phạt trực vệ sinh, chép bài, hạ hạnh kiểm…
Thế nhưng, thực tế cho thấy những hình phạt mà giáo viên đang áp dụng không phát huy được hiệu quả, nhất là với một số em cứng đầu.
Nhiều khi mời gia đình vào, có Ban giám hiệu cùng xử lý, học sinh hứa xong rồi đâu lại vào đấy. Phạt lao động hay trực vệ sinh thì các em làm cho có làm, giáo viên lại thêm tức.
Phạt chép bài khi không học bài, không thuộc bài cũng chẳng phát huy tác dụng, chửi học trò, đánh học trò thì vi phạm đạo đức nhà giáo, xã lên lên tiếng…
Khi nói về chuyện học sinh vi phạm bây giờ, nhà thơ Vương Trọng đã từng bộc bạch: “Học trò thì thời nào cũng hiếu động và nghịch ngợm, nhưng hỗn láo thì chưa bao giờ có như bây giờ.
Chuyện một số em phá đám trong lớp, nói át lời cô giáo không còn cá biệt, hơn thế nữa có em cãi lại, mắng chửi, thậm chí đánh lại giáo viên đã xảy ra nhiều nơi.
Trong khi đó, ngành giáo dục không cho giáo viên một quyền gì cụ thể để kỷ luật học sinh ngoài việc phê bình, khiển trách, báo cáo với phụ huynh… là những hình thức kỷ luật mà học sinh hư không coi là gì! Một cô giáo phạt quỳ học sinh rồi bị kiểm điểm, phê bình vì đã “làm tổn thương” học sinh!
Thế thì có cách nào để giáo viên duy trì kỷ luật giờ học, trước sự phá phách của những học sinh cá biệt? Đánh đập thì rõ ràng không nên, khuyên giải thì các em đó không nghe, luôn phá đám, gây cười…
Gần đây ngành giáo dục sử dụng hai chữ “tổn thương” rất lạ tai. Một giáo viên bị kỷ luật vì bắt quỳ học sinh là vì đã làm tổn thương học sinh!
Chính những quan niệm tổn thương lạ lùng này đang phát nát ngành giáo dục! Tôi có người bạn là giáo viên dạy giỏi nổi tiếng, nhưng đã xin nghỉ hưu non, dù kinh tế gia đình rất eo hẹp.
Hỏi lý do thì được biết người thầy đó hoàn toàn bất lực vì học sinh hư. Với những quyền được phép hiện nay, tôi tin nhiều giáo viên tự trọng sẽ hành động như thế!”.
Nói chung, nhiều khi có giáo viên hiện nay cảm thấy bất lực bởi áp dụng mọi biện pháp không phát huy hiệu quả. Nhất là khi không có sự phối hợp của gia đình học trò mà họ lại có những lời lẽ khó chịu với thầy cô…
Trách nhiệm, tình thương nhưng phải có kỷ cương thì giáo viên mới dạy được
Khi giáo viên đứng lớp, không chỉ là trách nhiệm của một người thầy mà ở đó còn có cả tình thương của người thầy dành cho học trò, của người đi trước đang tận tình chỉ bảo các em.
Có vui, có yêu thương nhưng cũng không tránh khỏi những lúc giận hờn, trách móc khi học trò không nghe lời, không chịu học tập. Nếu trường học không có kỷ cương thì học trò dễ vi phạm và thầy cô khó lòng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Lớp học có mấy chục học trò nên không thể nào lúc nào cũng dành tình yêu thương cho các em được bởi những tình huống sư phạm phát sinh, những khi học trò hư hỗn, đánh bạn, chửi bạn, hỗn láo với thầy cô thì vẫn cần những hình thức xử phạt.
Phạt học trò ở đây không phải là nhục mạ hay xâm hại đến thân thể học trò mà phải có những biện pháp cứng rắn. Trường học, lớp học phải có nội quy bởi trẻ em không phải lúc nào cũng chỉ có nhẹ nhàng, yêu thương mà đôi lúc cũng có khi cần phạt, cần tuân theo nguyên tắc nhất định.
Thế nhưng, giáo viên lúng túng bởi mọi văn bản hướng dẫn hiện hành của ngành gần như chỉ hướng tới những cụm từ “thân thiện”, “hạnh phúc”…mà chưa có những văn bản hướng dẫn về việc xử lý khi học sinh vi phạm như thế nào, cụ thể ra sao!
Những hình thức kỷ luật học trò chủ yếu mới dừng lại ở mức khiển trách, cảnh cáo toàn trường, cao lắm là đuổi học 1 tuần…rất hiếm có trường hợp đuổi học 1 năm.
Mỗi khi trong trường, trong lớp học sinh vi phạm, thậm chí là đánh, đâm thầy cô của mình thì nhà trường vẫn hướng tới cách giải quyết nhẹ nhàng và nhân văn nhất…Vì trường học mà đuổi học trò thì còn nơi nào nhận các em nữa?
Thế nhưng, giáo viên phạt học sinh thụt dầu vài cái là xã hội đã lên tiếng oán trách thầy cô rồi. Sức ép của dư luận khiến cho một số lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo ngành chỉ tập trung xử lý giáo viên, kỷ luật giáo viên.
Một số giáo viên đang đơn độc, thậm chí phải lờ đi những vi phạm, những hỗn láo của học trò để tránh những phiền toái cho mình bởi chỉ dùng một biện pháp cứng nhắc là phụ huynh lên tiếng trách móc…
Đa số học trò vẫn chăm chỉ học hành và có những hành vi ứng xử phù hợp trong học đường nhưng vẫn có một bộ phận học trò hỗn láo, không chịu học hành mà đôi lúc nhà trường, thầy cô bất lực, buông tiếng thở dài…!
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc
Cô giáo khi thương, giận học trò đành "tự hét toáng lên cho mình nghe"
Mỗi khi tức giận, hay có lúc vì thương các em quá, cô Lan đành la, hét toáng lên. Ở lớp học khác, điều này thật khủng khiếp nhưng ở đây, cô la cho chính mình nghe, cho vơi nỗi lòng mình chứ các em chỉ cười.
Trong giờ học, tiếng giáo viên vang lên chỉ để phụ họa cho bài giảng, chứ không phải nói cho học trò nghe. Và vài học trò được xem là "khá" nhất lớp cố phát ra những âm thanh nặng nhọc ú ớ. Còn lại, cô trò trao đổi với nhau bằng ký hiệu ngôn ngữ dành cho trẻ đặc biệt.
Cô Phạm Thị Mộng Lan trong giờ dạy trẻ đặc biệt
Qua ký hiệu ngôn ngữ, cô giáo Phạm Thị Mộng Lan đang cố gắng dạy học trò phép tính nhân. Cô khen ngợi khi học sinh làm đúng và bạn nào làm sai, cô nhờ học trò khác hỗ trợ... Tất cả đều được thể hiện bằng động tác qua tay.
Cô Lan dạy lớp 2 tại Trường Hy Vọng (quận 6, TPHCM) là nơi dạy học trẻ em khuyết tật. Sĩ số lớp chỉ 7 em thôi nhưng để các em tiến bộ là chuyện không hề đơn giản. Các em có chung hoàn cảnh là trẻ đặc biệt, câm điếc nhưng lứa tuổi khác nhau, tình trạng khác nhau và những khó khăn cũng khác nhau. Nhiều em không hề phát ra được âm thanh nào, không nghe được dù sử dụng máy trợ thính.
Học sinh lớn tuổi nhất là 14, em nhỏ như cái kẹo, câm điếc lại thêm bị tim bẩm sinh. Có khi bài toán 1 1 thôi nhưng vừa học xong, hỏi lại em không trả lời được nữa. Bố mẹ đưa vào trường khi em đã lớn tuổi nên em học muộn.
Cách đây 18 năm, khi ra trường, có người bạn rủ về ngôi trường đặc biệt này dạy học. Cô Lan gật đầu rồi gắn bó cho đến giờ, cũng đã 18 năm cho dù cô không được đào tạo chuyên ngành Sư phạm đặc biệt. Ban đầu, cô tự mày mò học ngôn ngữ ký hiệu, học cách hiểu học trò, rồi qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, sau nhiều năm khi có điều kiện, cô học thêm về giáo dục đặc biệt.
Khi buồn cô chỉ biết "hét với lòng mình"
Nơi đây, cô dạy đã khó, các em học còn khó hơn gấp bội. Lên lớp hàng ngày, bên cạnh những niềm vui cùng học trò thì không ít lúc cô buồn và giận vô cùng. Trao được một con chữ cho các em, có khi cô phải làm đi làm lại có chục lần không được. Có những con chữ, bài toán đơn giản lắm, học đi học lại bao nhiêu lần rồi... trả lại cô luôn.
Chưa kể, cũng có tình trạng nhiều gia đình thấy con bị vậy nên họ cũng mặc kệ luôn, thiếu sự quan tâm. Nên các em sinh ra đã thiệt thòi lại càng thiếu sự hỗ trợ từ chính người thân.
Có lúc cô Lan giận, cô bực vì thương các em lắm. Những việc bình thường đối với các em sao quá khó khăn. Có lúc, buồn quá, bực quá cô la, hét toáng lên.
Cô hét cho chính mình nghe, để vơi đi nỗi buồn và cả sự căng thẳng trong lòng mình thôi. Chứ các em đâu nghe, đây hay, thậm chí còn cười.
Sáng kiến từ những khó khăn của học trò
Với trẻ đặc biệt câm điếc, theo cô Lan, khó khăn chính là ngôn ngữ, các em bị hạn chế về ngôn ngữ. Các em không hiểu được ý người khác và người khác cũng không hiểu được các em dễ dẫn đến những tình huống không hay.
Dạy học ở đây, có khi 10, 11 giờ đêm, phụ huynh vẫn gọi điện để "cầu cứu" cô vì họ không hiểu con mình nói gì, muốn gì.
Cô Phạm Thị Mộng Lan là một trong hai gương mặt nhà giáo dạy trẻ đặc biệt tại TPHCM được trao giải thưởng Võ Trường Toản 2019 - giải thưởng tôn vinh những nhà giáo tiêu biểu, là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của ngành giáo dục thành phố.
Nhiều năm qua, sau hành trình dài dạy trẻ đặc biệt, cô Phạm Thị Mộng Lan có nhiều sáng kiến trong dạy học trẻ đặc biệt. Năm 2017là sáng kiến rèn kỹ năng thực hiện phép chia cho học sinh khiếm thính trung bình, yếu lớp 4; 2018 là sáng kiến về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính bậc tiểu học. Và gần nhất là sáng kiến một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính học tốt phân môn luyện từ và câu...
Các sáng kiến này được đưa vào áp dụng, phần nào giúp cho việc dạy học của trò ở ngôi trường đặc biệt trở nên thuận lợi hơn.
Cô Mộng Lan chia sẻ, những sáng kiến của mình xuất phát từ chính những khó khăn thực tế mà học sinh gặp phải trong quá trình học, cô mong muốn khắc phục, hỗ trợ các em chút nào hay chút nào.
Hạnh phúc của cô giản dị lắm. Đó là khi một học trò nào đó tìm được một công việc, hay có em lập gia đình, quay lại mời cô đến dự đám cưới... Chuyện bình thường với mọi người nhưng với học trò của cô, đó là kỳ tích.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Giải thưởng Võ Trường Toàn lần thứ 22 năm 2019: Bài 5 - Giáo viên giáo dục thường xuyên và chuyên biệt: Lặng lẽ kiếp tằm nhả tơ Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay vinh danh 6 cô giáo đến từ các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và trường chuyên biệt. Cô Nguyễn Thị Loan, giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX Tân Bình Dạy học sinh bình thường đã vất vả, các thầy, cô giáo ở trung tâm giáo dục thường xuyên và trường...