Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay vinh danh 6 cô giáo đến từ các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và trường chuyên biệt.

Cô Nguyễn Thị Loan, giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX Tân Bình
Dạy học sinh bình thường đã vất vả, các thầy, cô giáo ở trung tâm giáo dục thường xuyên và trường chuyên biệt càng lao tâm khổ trí hơn bội phần. Để ghi nhận công lao đóng góp đó, Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay vinh danh 6 cô giáo đến từ các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và trường chuyên biệt.
Phao cứu sinh cho học trò
Có mặt tại Trung tâm GDNN-GDTX Tân Bình, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về cô Nguyễn Thị Loan, giáo viên dạy môn Ngữ văn, là dáng người thanh thoát và đôi mắt biết cười. Trải lòng với chúng tôi, cô Loan cho biết, bản thân từng trải qua nhiều môi trường công tác với điều kiện cơ sở vật chất khác nhau nhưng Trung tâm GDNN-GDTX Tân Bình là nơi giữ chân cô lâu nhất.
Ở môi trường này, học sinh thuộc nhiều độ tuổi, hoàn cảnh gia đình khác nhau. “Mọi người thường nói, học sinh GDTX là “hàng dạt” ra từ trường phổ thông, nhưng tôi không nghĩ vậy. Mỗi khi lên lớp, tôi chỉ quan tâm học trò của mình cần gì, thiếu gì để kịp thời bù đắp cho các em”, nữ giáo viên cho biết.

Cô Đinh Thị Lan, giáo viên Trường chuyên biệt Bình Minh (quận Tân Phú) – Ảnh: HOÀNG HÙNG
14 năm đồng hành cùng học sinh GDTX, cô giáo trẻ luôn tự nhủ nghề nào cũng có khó khăn, vất vả, chỉ cần có tấm lòng tận tụy, yêu thương cho đi sẽ nhận lại quả ngọt. Nhắc đến những trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị cha mẹ bỏ rơi hoặc lầm lỡ vì yêu sớm, cô Loan tâm sự, nếu giáo viên quá nghiêm khắc sẽ khiến các em càng thu mình, thậm chí chống đối và có những hành động sai trái.
Vì vậy, bản lĩnh của một giáo viên hệ GDTX là phải biết kết hợp cương, nhu, vừa là chỗ dựa về tinh thần, vừa định hướng cho các em trở lại làm người tốt trong xã hội. Nếu như ở trường phổ thông, thầy, cô giáo tập trung nhiều vào kiến thức chuyên môn thì môi trường GDTX đòi hỏi giáo viên biến hóa ở nhiều vai trò khác, trong đó việc thấu hiểu và truyền năng lượng tích cực đến với học trò là yêu cầu quan trọng nhất.
Tương tự, với cô Phạm Trần Mỹ Hương, giáo viên môn Ngữ văn, Trung tâm GDTX quận 3, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân cách, đạo đức cho học sinh. Cô Hương luôn tâm niệm, dạy văn cũng chính là dạy người. Ở độ tuổi “ễnh ương”, học sinh dễ bị bạn bè lôi kéo, có những suy nghĩ, hành động không đúng mực. Khi phạm sai lầm, các em thường có xu hướng không chia sẻ với người thân nên thầy, cô giáo chính là những người gần gũi nhất, có thể đồng hành, gỡ rối cho các em.
Khi lên lớp, cô giáo là người mẹ, người chị nghiêm khắc, nhưng ngoài giờ dạy, cô lại trở thành người bạn, thoải mái chuyện trò, gần gũi, chia sẻ với học sinh. Cô Mỹ Hương cho biết, thành công đối với người giáo viên không phải là giải thưởng, thành tích mang ý nghĩa vật chất mà chính là sự đền đáp từ tấm lòng của phụ huynh, học sinh. Đó là niềm hạnh phúc lâng lâng khi học sinh thông báo với cô kết quả thi đậu, được tận mắt nhìn các em vui và reo vui cùng học trò. Đó là khi những lời động viên trở thành động lực, tiếp thêm cho học trò sức mạnh vượt qua những rào cản mà trước đó bản thân các em không nghĩ mình vượt qua được.
Người mẹ của trẻ khuyết tật
Chúng tôi đến Trường chuyên biệt Bình Minh (quận Tân Phú) vào một giờ học kỹ năng, cô giáo Đinh Thị Lan đang tỉ mẩn dạy học trò cách xỏ hạt nhựa vào xâu chuỗi. Lớp học chỉ với 12 học sinh nhưng những tiếng gọi “cô ơi” vang lên liên tục, khiến cô Lan không một phút ngơi nghỉ.
Danh sách giáo viên hệ GDTX và chuyên biệt được trao Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay còn có 2 cô giáo: Cao Nhật Quỳnh, giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX quận 11 và Đỗ Thị Nương, giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX quận 12.
Nhớ lại những năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp, cô giáo trẻ cho biết, bản thân học chuyên ngành tiểu học, nhưng ra trường, cô lại được phân công tác về trường chuyên biệt. Thời điểm đó, cô chưa có nghiệp vụ về giáo dục đặc biệt, còn lóng ngóng, vụng về với việc chăm sóc, vệ sinh trẻ con. Trải qua nhiều tháng vừa làm, vừa học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cô đã dần hiểu được tâm lý của các em, thành thục trong các thao tác chăm sóc y tế cho học sinh. Trẻ được cô chăm sóc hầu hết đều chậm phát triển trí tuệ. Nhiều khi chỉ một hành động nào đó, cô và trò phải tập đi tập lại hàng trăm lần.
Lớp học không có bảo mẫu, cô vừa lo việc dạy học, vừa kiêm luôn nhiệm vụ chăm sóc ăn, ngủ, lo quần áo cho các em. Có những lúc mệt mỏi, nản lòng nhưng niềm an ủi duy nhất của cô chính là tình cảm của học trò dành cho cô giáo. Dù nhận thức của các con không như người bình thường, nhưng chỉ một sự quan tâm nhỏ như: “Giờ này sao cô Lan chưa ăn cơm?”, hay “Cô Lan ngủ đi” cũng đủ khiến cô giáo vui cả một buổi chiều.
Buổi nói chuyện của chúng tôi liên tục bị gián đoạn bởi những âm thanh khó hiểu bật ra từ học trò. Nhưng bằng sự kiên nhẫn, cô Lan vẫn dịu dàng vỗ về, kiên nhẫn lặp đi lặp lại thao tác xỏ chỉ trong suốt buổi học. Gửi lời nhắn nhủ đến các đồng nghiệp trẻ, cô Đinh Thị Lan cho biết, trẻ khuyết tật tiến bộ không theo tuần, theo tháng, mà theo năm. Do đó, người giáo viên phải tập cho mình sự kiên nhẫn, chậm lại một chút, lắng nghe một chút, mới có thể đồng hành cùng các em.
Với cô Phạm Thị Mộng Lan, giáo viên Trường Hy Vọng (quận 6), để có thể hòa nhập được với thế giới của học sinh khiếm thính, cô đã chọn cách học hỏi từ chính học trò của mình. Cô Lan bày tỏ, nhiều lúc bản thân tự xem mình như người khiếm thính, chỉ dùng ánh mắt và đôi tay để giao tiếp với học sinh. Bởi chỉ khi thấu hiểu được những khó khăn của các em, cô mới tìm ra phương pháp giáo dục, giúp các em hòa nhập cuộc sống với các trẻ em bình thường khác. Cô Mộng Lan cho biết, lớp học của trẻ khuyết tật thường gồm trẻ ở nhiều độ tuổi, khả năng giao tiếp và trình độ tiếp nhận kiến thức của các em rất khác nhau.
Do đó, giáo viên ở trường chuyên biệt phải áp dụng giáo án cá nhân đối với riêng từng trẻ, thậm chí cùng một giáo án phải dạy đi dạy lại nhiều năm liền. Có trường hợp trẻ 14 tuổi vẫn chưa học xong chương trình lớp 2, thể trạng các em là trẻ vị thành niên nhưng trí tuệ chỉ như trẻ tiểu học. Vì vậy, cái khó của người giáo viên là phải thường xuyên quan sát, theo dõi từng bước tiến bộ dù nhỏ nhất của học trò.
Nhờ những nỗ lực không ngừng đó, đến nay sau hơn 18 năm đi dạy, cô Phạm Thị Mộng Lan đã có trong tay nhiều sáng kiến kinh nghiệm quan trọng, như rèn kỹ năng thực hiện phép chia cho học sinh khiếm thính, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính bậc tiểu học, hay một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính học tốt phân môn luyện từ và câu lớp 4.
THU TÂM
Theo sggp
Đảm bảo an toàn cho học sinh khi tổ chức hoạt động ngoài giờ
Tin mới nhất
Lách qua khe cửa hẹp thành công, nam sinh Bình Thuận trở thành 'nhà leo núi' cuối cùng góp mặt ở cuộc thi quý I năm 2020
16:22:44 08/12/2019
Một ngày thi đấu quá đỗi gay cấn đến những phút cuối cùng, đâu mới là 4 cái tên xứng đáng bước vào cuộc thi quý 1 năm 2020?
Bà giáo gần 100 tuổi cần mẫn dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo
15:48:21 08/12/2019
Bà Trần Thị Bê (phường Trường An, TP Huế) đều đặn hàng tuần dành 3 buổi dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo tại địa phương.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Ba: 60 năm xây dựng và phát triển
15:45:56 08/12/2019
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Giáo dục huyện Thanh Ba đã đạt được những kết quả đáng tự hào, đóng góp không nhỏ đối với sự nghiệp giáo dục tỉnh Phú Thọ và sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Thanh Ba.
Gợi mở những bài học quý giá về chuẩn bị nguồn lực con người
15:40:37 08/12/2019
Thành công của hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã cho chúng ta nhiều bài học về tầm nhìn, phương châm giáo dục, chăm lo chuẩn bị nguồn lực con người.
Thi trắc nghiệm trực tuyến đa tương tác - học sinh, giáo viên đều “nhẹ gánh”
15:38:42 08/12/2019
Trước mỗi kỳ thi, không chỉ học sinh phải chịu áp lực mà ngay cả giáo viên cũng gặp không ít vất vả, đặc biệt là trong khâu biên soạn đề thi. Vì vậy, hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến đa tương tác của nhóm giáo viên Hà Tĩnh ra đời đã ...
Lắng nghe học sinh nói
15:28:54 08/12/2019
Nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh, nhiều trường ở tỉnh Đồng Tháp tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo trường với các em. Những trải lòng của trò về thầy, thầy với trò là cách để sẻ chia, gắn kết học sinh với nhà trường. Cũng từ đ...
Dạy học trải nghiệm kết hợp liên môn: Trang bị khả năng tư duy độc lập
12:28:54 08/12/2019
Phương pháp dạy học trải nghiệm kết hợp dạy học liên môn sẽ trang bị cho HS khả năng tư duy độc lập để các em chủ động tìm lời giải cho các vấn đề trong các môn học đồng thời biết vận dụng các kiến thức này vào thực tế cuộc sống.
Có một thứ “mật ngọt” mang tên pháp luật
11:54:21 08/12/2019
Những “chú ong” làm ra thứ mật ngọt đó không ai khác là những con người tâm huyết với công cuộc giáo dục pháp luật cho trẻ em với nguyện vọng và quyết tâm biến pháp luật khô cứng thành những câu chuyện của cuộc sống, để hướng các em đến...
Giáo viên phải đọc 32 đầu sách: Hóc búa bài toán chọn sách giáo khoa và nỗi lo chất lượng giáo dục
11:47:45 08/12/2019
Ngày 30/1, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP. HCM cho biết, các trường sẽ mua 32 đầu SGK lớp 1 vừa được Bộ GD&ĐT phê duyệt làm dữ liệu dùng chung cho giáo viên, đồng thời là cơ sở cho việc dạy học sau này.
Nói luật cho trẻ em nghe… không dễ dàng!
11:35:58 08/12/2019
Về thực chất môn Giáo dục công dân chính là môn “nói luật cho trẻ em nghe”. Pháp luật với những đặc thù của mình luôn khô cứng và khó hiểu, còn trẻ em, học sinh lại là đối tượng thích những vấn đề thực tế sinh động để dễ hiểu, dễ nhớ.
Mỗi trường một bộ sách, thật tuyệt vời!
11:28:23 08/12/2019
Theo ý kiến người viết, mỗi trường một bộ sách giáo khoa khác nhau trong cùng một huyện, đó là một điều tuyệt vời nhất cho giáo dục nước nhà.
Vì sao một số hiệu trưởng nhà trường chưa được lòng giáo viên?
10:43:24 08/12/2019
Ở các trường phổ thông hiện nay, có nhiều người được bổ nhiệm hiệu trưởng vì họ có tài năng thực sự, họ đi lên bằng năng lực và phẩm chất của mình.
Tiền đề xây lớp học hạnh phúc
10:34:10 08/12/2019
Yếu tố cốt lõi nhất để xây dựng trường học hạnh phúc là quan hệ giữa học sinh và giáo viên phải thay đổi, phải cảm thấy hạnh phúc trong mối quan hệ này.
Người thầy truyền cảm hứng tiếng Việt cho học sinh người Ê-đê!
10:32:06 08/12/2019
Thầy Y Giêng cho rằng: Nếu giáo viên không am hiểu, đồng cảm, làm bạn cùng các em, các em rất dễ mặc cảm, từ đó xem nhẹ việc học, dẫn đến bỏ học.
GS. TS. Phạm Tất Dong: Tôi không hiểu lý do vì sao Sở GD&ĐT lại nhận tiền của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam!
10:27:53 08/12/2019
Những ngày vừa qua, thông tin về việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chi thù lao cho lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính minh bạch trong lựa chọn sách giáo khoa (SGK).
Tuyên dương “Học sinh 3 tốt” và “Học sinh 3 rèn luyện”
10:26:06 08/12/2019
Ngày 7-12, tại TP Thái Nguyên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tuyên dương “Học sinh 3 tốt” và “Học sinh 3 rèn luyện” cấp trung ương lần thứ nhất.
Lan tỏa tinh thần “thầy dạy hay - trò học giỏi” tiếng Anh
10:23:10 08/12/2019
Thầy cô giáo trong nhóm Tiếng Anh của Trường THPT Trần Phú, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã có những đổi mới sáng tạo trong quá trình dạy ngoại ngữ, sử dụng tư liệu thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh.
Có công bằng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện hay không?
10:17:31 08/12/2019
Nếu vẫn để một người nắm nhiều vai khác nhau như một số địa phương hiện nay đang làm thì không bao giờ có công bằng và tất nhiên uy tín của kỳ thi không có.
Chuyện chưa kể về cô gái Hải Phòng là thủ khoa trường Xây dựng
09:59:42 08/12/2019
Vũ Thị Khánh Chi tâm sự rằng, cô luôn cảm thấy hãnh diện và tự hào vì là một phần của ĐH Xây dựng. Với Chi, ngôi trường này không chỉ là nơi cô được trang bị kiến thức bổ ích mà còn là môi trường giúp bản thân cô trở nên trưởng thành, t...
Chủ động nhập cuộc
22:40:33 07/12/2019
Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đòi hỏi ngành Giáo dục, đặc biệt là người thầy có những tư duy mới cũng như tiếp nhận cái mới về công nghệ trong giáo dục. Ngành Giáo dục các địa phương đang tập trung nguồn lực để có th...
Người biên soạn không được chọn sách giáo khoa
21:40:42 07/12/2019
Quy định người tham gia biên soạn, thẩm định sách giáo khoa không tham gia hội đồng chọn sách nhằm tránh xung đột lợi ích, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu.
SV Duy Tân giành giải khuyến khích Giải thưởng Đồ án SV tốt nghiệp xuất sắc 2019
15:23:04 07/12/2019
Đồ án “Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan vùng chiến sự huyện Can Lộc -tỉnh Hà Tĩnh” của sinh viên (SV) Phạm Thị Hằng, Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành giải Khuyến khích Giải thưởng Đồ án SV Tốt nghiệp xuất sắc năm 2019.
Phó Chủ tịch nước dự kỷ niệm 40 năm Trường Đại học Y dược Cần Thơ
15:15:53 07/12/2019
Hiện nay, Trường Đại học Y dược Cần Thơ có 7 khoa và đơn vị đào tạo, 15 phòng, trung tâm chức năng và Bệnh viện trực thuộc Trường.
SGK Thể dục đầu tiên trong chương trình mới có gì?
14:31:04 07/12/2019
Vượt qua 3 bản thảo sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 1 gửi lên Hội đồng thẩm định của Bộ GD&ĐT, đây là cuốn sách duy nhất được đưa vào sử dụng năm 2020-2021
Kỹ năng sống - Giáo dục yêu thương cho hơn 700 học sinh ở Hải Dương
14:15:32 07/12/2019
Chiều 6/12, Trung tâm khoa học giáo dục và đào tạo Đức Trí (Trung tâm Đức Trí) phối hợp với trường Tiểu học Cẩm Chế (huyện Thanh Hà, Hải Dương) tổ chức chương trình Ngoại khóa Kỹ năng sống với chủ đề Giá trị yêu thương nhằm giúp các em...
Thất bại đầu tiên của nam sinh “luôn gặp thành công”
14:09:28 07/12/2019
Xã hội Việt Nam còn thiếu sự tôn trọng cho thất bại. Đây là hệ quả của việc giáo dục vẫn coi trọng kết quả hơn quá trình. Cố gắng và tiến bộ chưa bao giờ là tiêu chí đánh giá học sinh.
Sáng tạo đưa công nghệ vào giảng dạy
14:05:08 07/12/2019
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra cho giáo viên sự cần thiết phải nhập cuộc. Khi mạng xã hội và những thông tin mở đang trở thành nguồn tài liệu vô cùng lớn, giáo viên càng cần khẳng định vai trò định hướng, khai mở tiềm năng cho học ...
10 kỹ sư, nhà khoa học trẻ nhận giải thưởng Honda Y-E-S
14:01:22 07/12/2019
Ngày 7/12, tại Hà Nội diễn ra Lễ trao giải thưởng Honda dành cho Kỹ sư và Nhà khoa học trẻ Việt Nam (Honda Y-E-S) năm 2019. 10 bạn trẻ tài năng với nhiều ý tưởng, giải pháp trong lĩnh vực công nghệ sinh thái đã được vinh danh.
Nghị lực của nữ sinh lớp 9 Siu H'Bắc "hạt giống" điền kinh tiêu biểu
10:59:57 07/12/2019
Cuộc sống khó khăn nhưng cô học trò người dân tộc Ja Rai Siu HBắc quyết tâm vượt qua để trở thành vận động viên điền kinh chuyên nghiệp.
Minh bạch sách giáo khoa
10:53:06 07/12/2019
Với mục đích đa dạng sách giáo khoa (SGK), nhiều nhà xuất bản (NXB) có thể biên soạn SGK thay vì chỉ riêng NXB Giáo dục Việt Nam độc quyền như trước.
Xin việc cũng cần chuyên nghiệp
10:49:40 07/12/2019
Trong môi trường năng động, hiện đại, cơ hội tìm việc của người trẻ không thiếu. Tuy nhiên, cũng từ đây phát sinh không ít rắc rối bởi những hành xử còn non trẻ của một số bạn khiến nhà tuyển dụng không khỏi đau đầu.
Nhân lên lòng yêu nước và hội nhập quốc tế
10:35:04 07/12/2019
ĐH Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10-12/12/2019, tại Hà Nội, với khẩu hiệu hành động: “Thanh niên Việt Nam yêu nước, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển”.
Sông Thương - Cô hiệu trưởng như người bạn của giáo viên
10:23:35 07/12/2019
Với học sinh tốt nghiệp Tiểu học, được vào Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh là mơ ước của rất nhiều em ở thành phố biển Vũng Tàu; một ngôi trường đã từng nhận Huân chương lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất.
Giáo viên chủ nhiệm, đôi vai nặng trĩu
10:20:05 07/12/2019
Trong mọi hoạt động thì tôi không bao giờ bỏ rơi bất cứ một học sinh nào và các bạn trong lớp cũng như vậy, thành viên nào cũng đều được quý trọng như nhau.
Các thí sinh IMSO chia sẻ kinh nghiệm chinh phục Toán và Khoa học
10:12:41 07/12/2019
Kỳ thi lần thứ 16 Olympic Toán học và Khoa học quốc tế 2019 (IMSO 2019) diễn ra tại Hà Nội đến nay vẫn còn đọng lại dư âm, những kỷ niệm đẹp, những khoảnh khắc giao lưu đáng nhớ giữa học sinh của hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự...
Đào tạo thạc sĩ theo hướng ứng dụng: Vẫn còn nghịch lý
10:05:59 07/12/2019
Các chuyên gia cho rằng, chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng là việc quan trọng, cấp bách và cần thiết. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chương trình này chưa thực sự bài bản và hiệu quả.
20 năm nhìn lại “sân chơi” máy tính cầm tay đầu tiên cho học sinh
23:21:15 06/12/2019
“Máy tính cầm tay chính là công cụ công nghệ đầu tiên ứng dụng vào học đường thành công, từ đó tiếp nối cho các công cụ khác cùng góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà”, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ.
Các con đường du học đại học và thạc sĩ ở Đức
23:19:11 06/12/2019
Với chất lượng đào tạo thuộc top đầu thế giới và bằng cấp được công nhận trên toàn cầu, Đức là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất.