Xử lý xước măng rô
Con trai tôi lên 5 tuổi, ở cả hai bàn tay của cháu, phần dưới các móng tay bị xước rất nhiều, cháu kêu đau và rát. Tôi nghe nói đây là hiện tượng xước măng rô do thiếu vitamin C. Xin hỏi có cách nào khắc phục hiện tượng này không?
Xước măng rô là tình trạng da ở quanh móng tay bị bong ra, rồi xước thành từng sợi. Tình trạng này có thể do bé thiếu vitamin C và acid folic. Do vậy, để khắc phục cần bổ sung các loại trái cây giàu giàu vitamin C như: bưởi, cam, quýt, dưa bở, rau cải bắp, súp lơ, ớt đỏ, khoai tây, dâu tây… và các thực phẩm giàu acid folic như: các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, nước cam ép, gan động vật (bò, gà, lợn), các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…).
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Ngoài ra, một điều cần lưu ý là khi trẻ bị xước măng rô phải chú ý vệ sinh tay bé thật sạch, dùng bấm móng tay hay kìm bấm da để cắt các vết xước, có thể sử dụng kem bôi dành cho trẻ nhỏ giúp cho mềm vết xước và mau lành. Không để trẻ tự xé những sợi da bong ra vì khi kéo ngược chiều, những sợi da chết này vẫn dính liền với lớp da khỏe mạnh nên sẽ khiến rách da, chảy máu, đau và nhiễm khuẩn gây trở ngại cho hoạt động.
Theo PNO
Video đang HOT
Những thực phẩm kị nhau
Những thực phẩm thường ngày như trái cây, hải sản, trứng, gia vị... nếu người dùng không biết phối hợp sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong.
Hải sản - Trái cây
Tannic xung khắc với protein: Nếu như bạn ăn hải sản xong liền dùng ngay các loại trái cây như là nho, lựu, hồng... thì dễ xuất hiện các triệu chứng như nôn ọe, chướng bụng, đau bụng, ỉa chảy... Lý do là trong các loại trái cây này chứa acid tannic, mà acid tannic gặp protein có trong các loại hải sản sẽ bị đông lại và trầm lắng, dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa.
Vì vậy, sau khi ăn hải sản xong thì khoảng 4 tiếng sau bạn mới được ăn những trái cây giàu tannic như trên. Cũng với nguyên nhân này, sau khi ăn thịt bạn chớ uống trà ngay.
Rau cần, cà rốt - Gan động vật
Cellulose, acid oxalic xung khắc với sắt: Các loại gan động vật, lòng đỏ trứng gà, đậu nành có chứa nhiều sắt nên không được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt, khoai chứa nhiều cellulose và cũng không nên ăn cùng các loại rau như rau chân vịt có chứa nhiều acid oxalic. Vì cellulose và acid oxalic đều sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể con người.
Đậu phụ - Rau chân vịt
Acid oxalic và sắt, mangie xung khắc với nhau: Đậu phụ kỵ ăn cùng với rau chân vịt vì trong đậu phụ có chứa magnesium chloride, calcium sulfate, còn trong rau chân vịt lại chứa acid oxalic, hai chất này gặp nhau sẽ tạo thành magnesium oxalate và calcium oxalate. Hai chất lắng đọng màu trắng này không được cơ thể hoan nghênh, không những ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi.
Trứng gà - Đường
Protein và đường xung khắc với nhau: Lysine và đường có trong sữa bò sẽ có phản ứng ở nhiệt độ cao, làm cho các acid amin mất đi. Trứng gà và đường không nên nấu cùng nhau cũng vì lý do này. Nhưng bạn có thể đun nóng sữa, nấu chín trứng gà rồi để nguội sau đó cho đường vào thì sẽ không có vấn đề gì.
Thịt dê, thịt chó và nước chè
Acid tanic xung khắc protein: Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.
Rượu - Thịt bò
Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai
Theo PNO
7 món ăn gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhỏ Sôcôla, bánh ga tô, sữa đậu nành là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng những thực phẩm này có thực sự tốt cho sức khỏe của trẻ, hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng đi tìm câu trả lời 1. Tránh dùng sữa đậu để nuôi trẻ: Sữa đậu chủ yếu làm bằng các loại đậu. Hiện nay...