Xử lý khủng hoảng tâm lý do học trực tuyến
Học trực tuyến kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, tăng lo âu, giảm tương tác, những sang chấn tâm lý đối với các em là không thể tránh khỏi
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Ngô Thị Minh nhận định dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tâm lý các học sinh trong thời gian không thể đến trường.
Lo học sinh trầm cảm
“Các em vừa phải trải qua thời gian biến chuyển tâm sinh lý lại vừa phải làm quen với việc chuyển đổi từ hình thức học trực tiếp sang gián tiếp. Nhiều em điều kiện kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn, chưa kể những yếu tố rủi ro, có những học sinh mồ côi cha mẹ, mất đi người thân và những sang chấn tâm lý đối với các em là không thể tránh khỏi. Có một số em bị khủng hoảng tâm lý” – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho biết.
Thạc sĩ Tô Thị Hoan, chuyên viên tâm lý học trường học, nêu lên nhiều vấn đề về tâm lý học sinh khi học trực tuyến. Đó là tình trạng học sinh rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu tương tác và cô lập xã hội. Việc thiếu tương tác xã hội, đặc biệt là với bạn đồng lứa, có thể dẫn trẻ đến cảm giác cô đơn, thiếu động lực và bị cô lập. Nhiều học sinh cũng có thể rơi vào tình trạng tăng lo âu và căng thẳng khi học trực tuyến.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia lo lắng học trực tuyến kéo dài sẽ khiến học sinh bị ảnh hưởng tâm lý. (Ảnh ĐẶNG TRINH)
Cô Nguyễn Hương Thảo, giáo viên Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (TP Hà Nội), cho rằng vấn đề khiến cô cùng các đồng nghiệp lo lắng hiện nay chính là sức khỏe tâm thần của học sinh. Việc học sinh ngồi bên máy tính, không có bạn bè bên cạnh để giao tiếp, vận động trong thời gian dài dễ khiến sức khỏe tâm thần của các em bị ảnh hưởng lớn. Chính vì vậy, theo giáo viên này, trước khi học sinh quay lại trường học, cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm thú vị tại trường. “Đúng như chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, cần hỗ trợ tâm lý cho học sinh, không vì áp lực chất lượng học tập mà gây thêm sức ép cho các em” – cô Thảo nói.
1.000 giáo viên tham gia lớp học về tư vấn tâm lý
Cảnh báo khủng hoảng tâm lý học đường vì Covid-19 là vấn đề được nhiều chuyên gia giáo dục đặt ra. Những khó khăn, khủng hoảng tâm lý của học sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, giáo viên có kiến thức sâu về tâm lý, tư vấn tâm lý học đường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, đội.
Tuy nhiên, như thừa nhận của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, việc triển khai tư vấn tâm lý học đường hiện còn nhiều khó khăn trong bối cảnh ngành giáo dục chưa có đội ngũ chuyên trách. Đây là vấn đề khó mà ngành giáo dục đang phải tháo gỡ. Trên thực tế, dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến các học sinh mà cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của các thầy cô giáo. Trước mắt, chính các thầy cô cũng phải biết cách cân bằng công việc gia đình và công việc của trường lớp để có quỹ thời gian phù hợp, làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho các học sinh.
Để khắc phục phần nào thực trạng này, Bộ GD-ĐT vừa phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức tập huấn trực tuyến cho 1.000 cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch Covid-19. Các chuyên gia tâm lý Việt Nam và quốc tế đã chia sẻ với các thầy cô về kinh nghiệm và kiến thức của 4 chuyên đề quan trọng. Đó là nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh phổ thông trong đại dịch Covid-19; hướng dẫn kỹ năng tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong đại dịch Covid-19 và sau khi quay lại trường học; nguy cơ tổn thương tâm lý trên không gian mạng và những phương thức giáo viên, phụ huynh tư vấn hỗ trợ và cuối cùng là hướng dẫn các kỹ thuật cân bằng công việc và gia đình cho cán bộ, giáo viên.
Chương trình cũng trang bị cho cán bộ tư vấn tâm lý, giáo viên những kỹ năng về tư vấn, hỗ trợ học sinh khi gặp những khó khăn tâm lý, kỹ năng giúp học sinh bảo đảm an toàn, phòng chống bạo lực, xâm hại và các kỹ thuật giúp cán bộ, giáo viên cân bằng giữa công việc và gia đình.
Thực hành bài tập thư giãn
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho rằng để đánh giá đúng thực trạng, hậu quả do dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, cũng như tập trung kỹ năng nhận diện được sự căng thẳng, khó khăn của mỗi em, các cán bộ, giáo viên cần được hướng dẫn thực hành kỹ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh thực hiện những bài tập thư giãn, giảm căng thẳng trong và sau thời gian dịch Covid-19, chuẩn bị cho các em quay lại trường một cách tốt nhất.
Các địa phương linh hoạt trong dạy học và bù đắp kiến thức cho học sinh
Nhiều địa phương vẫn phải dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình. Để thích ứng với dạy và học trong điều kiện dịch bệnh diễn biến khó lường, Bộ GD-ĐT đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó các địa phương sẽ linh hoạt, theo tình hình thực tế để đảm bảo bổ trợ đủ kiến thức cho học sinh
Hiện nay, các cơ sở giáo dục trên cả nước đã tổ chức triển khai khá tốt, linh hoạt trong dạy học. Trong đó các địa phương thuộc vùng xanh tổ chức dạy học theo hình thức dạy học trực tiếp; các địa phương thuộc vùng cam và vùng đỏ chủ động tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình. Một trong những thách thức của ngành giáo dục hiện nay là diễn biến dịch COVID-19 khó lường nên việc tổ chức dạy và học luôn trong trạng thái sẵn sàng điều chỉnh khi có tình huống dịch bệnh mới. Do tổ chức dạy và học theo nhiều hình thức khác nhau, nên nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng dạy học sẽ có sự không đồng đều giữa các nhóm học sinh.
Bộ GD-ĐT tính đến chỉ đạo các địa phương linh hoạt trong việc kết thúc năm học
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nêu thực tế: "Hiện nay chúng ta sẽ thấy rằng, điều kiện học tập của học sinh trong thời gian qua rất không đồng đều giữa học sinh trong cùng một lớp học. Ngay cả chuyện có máy tính hay không có máy tính tốt hay không tốt thì chất lượng tiếp thu bài học khác rồi; giữa học sinh vùng này vùng khác, giữa học sinh của khối này với khối khác đã là không đồng đều mà trong lúc đó thì chắc chắn là vẫn phải trên một mặt bằng đánh giá chất lượng chung vào cuối năm. Đây sẽ là thiệt thòi rất lớn của những học sinh trong mấy năm nay".
Từ thực tế dạy và học hiện nay, để đảm bảo bù đắp kiến thức cho học sinh khi quay trở lại trường học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, giải pháp đầu tiên được Bộ tính đến là chỉ đạo các địa phương linh hoạt trong việc kết thúc năm học, trong đó chấp nhận việc phải kéo dài thời gian để bù đắp kiến thức cho học sinh. Khi học sinh quay trở lại học trực tiếp thì việc học trực tuyến, học qua truyền hình vẫn sẽ tiếp tục là công cụ duy trì trong việc bù đắp, củng cố kiến thức cho học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình dạy học cốt lõi để sử dụng trong cả điều kiện học sinh học trực tuyến và khi đã trở lại trường học: "Chương trình cốt lõi dùng cả lúc trực tuyến lẫn khi quay trở lại đều phải bám theo chương trình này. Tức là nơi đang học trực tiếp cũng dùng trước chương trình cốt lõi, còn lại thời gian xong sớm quay trở lại mở rộng và củng cố. Còn nơi mà học trực tuyến đầu tiên đi vào lõi, khi quay trở lại trường cũng củng cố và mở rộng. Như vậy cả 2 phía bám theo chương trình cốt lõi nhưng sử dụng linh hoạt".
Trong năm học này, Bộ GD-ĐT đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hướng dẫn cho học sinh năng lực tự học. Đây vừa là cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số, song cũng vừa là để thay đổi phương pháp dạy và học, nâng cao khả năng tự học, nghiên cứu tài liệu của học sinh. Bộ cũng sẽ có những điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá theo hướng phù hợp với tinh thần cốt lõi và khuyến khích tinh thần tự học của học sinh. Việc củng cố kiến thức cho học sinh không chỉ được ngành GD-ĐT thực hiện trong năm học 2021-2022 mà sẽ còn được tiếp tục ở những năm tiếp theo./.
Huyện Thạch Thất: Giáo viên vượt đồi núi giúp học sinh học trực tuyến Kinh tế khó khăn, địa hình phức tạp, sóng wifi yếu, việc kết nối internet ngắt quãng; nhiều gia đình học sinh không có máy tính, điện thoại thông minh... là những hạn chế về việc dạy và học trực tuyến ở các xã miền núi của huyện Thạch Thất. Tuy nhiên, ngành giáo dục huyện Thạch Thất đã quan tâm đến từng...