Xót xa nhìn trái non “cây tiền tỷ” rụng hàng loạt
Ông Trần Thành Vinh – Chủ tịch UBND xã Ea Kênh (huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) thông tin, trên địa bàn xã có khoảng 300 hecta sầu riêng đều bị rụng trái non.
Nhiều vườn rụng hơn 50%, có cây không còn quả nào. Sầu riêng đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc trái non rụng hàng loạt ảnh hưởng nhiều đến năng suất, nguồn thu của người nông dân nơi đây.
Anh Lê Văn Trung (xã Ea Yông, huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk) cho biết, gia đình anh có hơn 1 hecta sầu riêng cũng bị rụng trái non hàng loạt. Dù anh đã dùng nhiều biện pháp, chủ động cung cấp nước đầy đủ cho cây nhằm bảo đảm độ ẩm, nhưng cũng không ngăn được trái non rụng.
Hiện vườn cây đã rụng 50% quả, anh Lê Văn Trung lo lắng số lượng trái non còn trên cây không nhiều và cũng khó giữ được khi thời tiết trên địa bàn diễn biến thất thường. Năm trước, vườn sầu riêng nhà anh thu về hơn 15 tấn quả, bán giá 40 đến 50 nghìn đồng/ký, năm nay năng suất đã giảm 1 nửa, thiệt hại vài trăm triệu đồng.
Sầu riêng non rụng dưới gốc
Với hộ ông Y Djăk Ayun (xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk), gia đình có 70 cây sầu riêng Dona. Từ khi cây ra hoa đậu quả, sầu riêng có hiện tượng rụng quả non hàng loạt. Nhiều cây rụng từ 50% đến 60% quả, có cây chỉ còn 1 quả hoặc không còn quà nào. Không chỉ rụng trái, nhiều cây vừa ra hoa cũng héo trụi, tàn bông. “Nhìn vườn cây rụng trụi quả, tôi xót lắm. Cứ tình hình này, vụ tới gia đình tôi chẳng thu được bao nhiêu. Tôi trồng sầu riêng đã lâu nhưng chưa năm nào bị rụng trái như năm nay”.
Hàng trăm hecta sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bị rụng quả non. Nông dân đau lòng khi chứng kiến trái rụng đầy, xót nhưng đành chịu. Theo một số chuyên gia nông nghiệp, có nhiều nguyên nhân khiến sầu riêng bị rụng trái non hàng loạt. Trong đó có thể do thời tiết biến đổi thất thường, nắng hạn gay gắt kéo dài, cây sầu riêng bị thiếu nước dẫn đến rụng quả hoặc khi trời đang nắng chuyển sang mưa đột ngột, sầu riêng không kịp thích ứng dẫn đến bị “sốc” nhiệt. Ngoài ra, vào thời kỳ cây sầu riêng ra hoa tạo quả bị các loại sâu bệnh tấn công cũng khiến trái sầu riêng non bị rụng.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường
Chợ đóng cửa do phải thực hiện "cách ly toàn xã hội", không có người mua, người nông dân phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm), Tân Lập (huyện Đan Phượng), những nơi làng hoa nổi tiếng ở Hà Nội, khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường.
Một người dân trồng hoa xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) cho biết hoa vứt đầy đường là do không bán được nên cắt bỏ đi luôn để trồng mẻ mới. "Hoa ngoài đường kia là do dân người ta ở đây vứt, số lượng nở nhiều quá, các chợ thì đóng hết không biết tiêu thụ vào đâu, chỉ bán online được ít, để độ khoảng thời gian là héo nên người ta bỏ đi luôn trồng mẻ mới. Như nhà tôi phải cắt hoa luôn vì nở rộ rồi, hoa cắt xong sẽ đem về kho để khoảng 15 ngày, nếu không bán được thì đem đi vứt nốt để trồng lứa mới, hy vọng có thể bù lỗ", người này nói.
Chia sẻ về giá thị trường, người này cho biết giá hoa cúc vàng rẻ nhất mà không ai hỏi, đặc biệt là khi phát hiện ca bệnh nhân nhiễm số 243 là người có lịch trình qua các chợ hoa Mê Linh, chợ hoa Quảng Bá..., hoa cúc vàng, trắng bán 50-60 nghìn đồng/1 bó từ 50 đến 100 bông mà không ai mua, hoa hồng "rẻ như cho", giá 20-30 nghìn đồng/1 mớ khoảng 30 bông. Lỗ nặng nhất là những nhà nào trồng ly, loài cây nhập với giá cao. "Trung bình lỗ khoảng 30-50 triệu đồng cho 1 mẫu trồng hoa cúc hoặc hoa hồng, nhà tôi 2 mẫu lỗ gần trăm triệu đồng cho đến bây giờ, nếu dịch kéo dài con số còn gấp đôi gấp ba vì còn những sào đang chuẩn bị nở", người này chia sẻ.
Chị L.H (Tây Tựu, Hà Nội) cắt hoa trên cánh đồng chia sẻ: "Hoa đến vụ thì phải thu hoạch chứ biết làm sao, hoa cúc sẽ cắt cất kho, hoa ly mấy bữa nữa nở cũng phải thu hoạch và tìm cách bán bù lỗ thôi để còn trồng lứa mới. Hàng xuất sang chợ đầu mối, chợ Quảng An, Hà Đông... nhưng đều đóng cửa phòng dịch hết rồi. Mong rằng sớm hết "thời gian cách ly xã hội", các chợ mở cửa trở lại mới có thể buôn bán được".
Video đang HOT
Chị N.T.H (Tây Tựu, Hà Nội) cho biết, lỗ nhất là đất trồng ly, loài trồng quanh năm chỉ nghỉ có 2 tháng. "Hoa ly là loài mang nhiều thu nhập nhất cho người dân ở đây. Thời gian này là cắt luôn rồi, giá đắt, bán lỗ nhưng vẫn phải bỏ đi. Những nhà nào có nền kinh tế vững còn trụ được chứ những hộ đi cắm sổ đỏ, vay nặng thì giờ không biết làm thế nào để trả nợ", chị H. chia sẻ.
Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) nổi tiếng là một làng hoa lớn ở Hà Nội, lân cận có xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) với nhiều hộ trồng hoa với diện tích trồng lớn, chuyên cung cấp hoa cho khu vực nội thành và các vùng phụ cận. Do là nguồn thu nhập chính, vì vậy việc các chợ đầu mối, chợ hoa đóng cửa do COVID-19 khiến cuộc sống người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì không thể tiêu thụ mặc dù hoa đến mùa thu hoạch.
Hoa đến mùa thu hoạch không bán được, người dân vứt bỏ đầy đường tại phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) và huyện Tân Lập (huyện Đan Phượng), những nơi làng hoa nổi tiếng tại Hà Nội.
Hoa không bán được là do các chợ đầu mối, chợ hoa lớn đóng cửa, không có người mua nên đành bỏ đi.
Hoa cúc vàng là loài người nông dân bỏ nhiều nhất trên đường xuyên các cánh đồng.
Hoa héo nhanh sau 15 ngày không thể tiêu thụ.
Một số người trồng hoa còn đem đốt ngay tại cánh đồng.
Hoa ly, loài hoa có mức đầu tư cao cũng đành phải chặt, bỏ đi.
Mặc dù không có chỗ bán, người dân vẫn phải thu hoạch do hoa đã nở rộ.
Mặc dù không tiêu thụ hoa nhưng những người dân ở đây vẫn phải ra cánh đồng chăm sóc hàng ngày.
Vườn ly sắp nở vẫn chưa biết "số phận" sẽ đi về đâu.
Nhiều sào đất người nông dân cắt lấy gốc để trồng mẻ mới.
Vườn hồng sớm nở chờ người mua với giá "rẻ như cho".
Nhiều nụ hồng sắp nở trong khi thời gian "cách ly toàn xã hội" vẫn còn kéo dài thêm 1 tuần nữa.
Cánh đồng cúc trắng nở rộ, chờ thu hoạch.
Người cắt tỉa, bó gọn, một số bán cho người quen, bán online, còn lại để cất kho.
Không có nơi tiêu thụ, người dân đành phải mang ra trước cửa để chào mời người qua lại.
Mặc dù thiệt hại vài trăm triệu nhưng người dân trồng hoa vẫn lạc quan, tiêp tục việc trồng những mẻ mới để có thể gỡ gạc những thiệt hại trong thời gian khó khăn do COVID-19.
Duy Phạm
Bán dâu tằm online giữa mùa dịch, thu về bạc triệu mỗi ngày Những ngày đầu tháng 3, dâu tằm bước vào chính vụ và trở thành loại quả dân dã có sức hút nhất thị trường. Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, người nông dân chuyển sang bán dâu online để phòng dịch mà vẫn dễ dàng bỏ túi tiền triệu mỗi ngày Dâu tằm được coi là một trong những trái ngon mùa nắng...