Xót xa giáo viên mầm non “ém” nghề
Với suy nghĩ bậc mầm non là bậc học thấp nhất trong hệ thống giáo dục, công việc ít được coi trọng nên không ít người ngại ngần khi giới thiệu mình là… cô giáo mầm non.
Ngại kể về nghề
Những khi gặp gỡ mọi người, cô giáo trẻ N.T.M, giáo viên (GV) một trường mầm non ở Q.8, TPHCM rất ngại đề cập vấn đề công việc. M. chỉ dừng lại ở lời giới thiệu mình là GV và nếu không cần thiết thì cô sẽ “ém” đi việc mình dạy học ở bậc mầm non.
Lý do làm M. mất tự tin về công việc là do có lần đến chơi nhà người bạn, biết M. dạy mầm non, bác phụ huynh bày tỏ: “Trông mấy đứa trẻ mà cũng học đại học, phí quá” rồi tỏ ra rất thương cảm cho cô.
Không ít giáo viên mầm non ngại ngần khi chia sẻ về nghề. (Ảnh minh họa: cô trò Trường mầm non Vàng Anh, Q.5 trong một giờ học).
Dù cũng học 4 năm đại học nhưng trong mắt mọi người, khả năng của M. vẫn bị đánh giá kém hơn hẳn bạn bè theo ngành nghề khác. Thấy nhiều GV mầm non bỏ việc, M. rất lung lay: “Nhóm bạn tôi 7 người học Sư phạm mầm non ra nhưng chỉ hai người đi dạy, còn lại toàn xin công việc khác”.
Một GV mầm non tại trường mầm non ở Q.1, TPHCM kể về trường hợp giáo sinh đến trường thực tập tại trường được hai hôm đã ngồi ở góc lớp khóc thút thít. Khi được hỏi han, em tâm sự mình học Sư phạm do cha mẹ ép buộc nhưng giờ được trải nghiệm thực tế thì em không muốn cố thêm nữa.
“Thực tập ở trường mầm non nhưng khi có bạn bè gọi, cô gái đều nói mình đang dạy tiểu học. Hóa ra lâu nay em giấu tiệt mọi người mình học Sư phạm mầm non. Tôi khuyên em nếu không thể theo nghề nên thay đổi công việc sớm bởi chính em cũng không hiểu về công việc mình theo học gần 4 năm nay”, cô chia sẻ.
Nghề thiếu vị thế?
Cô Nguyễn Thị Hiệp, GV Trường mầm non 19/5 TPHCM bày tỏ việc không ít người ngại ngần giới thiệu mình là GV mầm non là có thực. Lý do bắt nguồn từ tâm lý nhìn nhận của mọi người đó là bậc học thấp nhất trong hệ thống giáo dục. Điều này được thể hiện qua ngạch, bậc lương…
Bà Kiều Mỹ Chi – phó Phòng GD-ĐT Q.2, TPHCM dẫn chứng cho sự “thiệt thòi” của GV mầm non so với các bậc học khác thể hiện rõ ở việc cùng một bộ hồ sơ thanh tra theo yêu cầu nhưng GV mầm non chỉ nhận được 20.000 đồng/bộ, các bậc học khác được trả cao gấp nhiều lần. Chưa kể, GV mầm non không có phụ cấp kiêm nhiệm như ở các bậc học nhưng vẫn tham gia mọi hoạt động của trường.
Video đang HOT
Trong quan niệm của nhiều người, trường mầm non chỉ là nơi… trông trẻ nên vị thế của GV mầm non còn rất “yếu ớt”.
Đặc biệt nhận thức lâu nay, nhiều người xem bậc học mầm non chỉ là nơi để trông trẻ chứ không cần thiết trong quá trình giáo dục. Nhiều phụ huynh cho con ra lớp với mục đích… có người trông trẻ, còn khi vào lớp 1 học chữ, học tính mới quan trọng. Trong hình dung của nhiều người GV mầm non chỉ cần biết múa, biết hát và biết dỗ, biết đút cơm và làm vệ sinh cho trẻ.
Trong khi bậc học vốn bị “coi nhẹ” này lại là giai đoạn cực kỳ quan trọng giúp trẻ hình thành các phẩm chất về sức khỏe, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm… là những tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức sau này.
Từ năm 2010, ngành giáo dục đã triển khai đề án phổ cập mầm non, khẳng định vai trò của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục. Chương trình đổi mới cũng “nâng cấp” nhiều nội dung giáo dục của trong bậc học mầm non nhưng thực tế, GV vẫn phải kham rất nhiều việc ngoài chuyên môn nên vị thế của họ không mấy “nhúc nhích”.
Cô Nguyễn Thị Hiệp cho rằng cần những chính sách mang tính đồng bộ về cải cách chế độ tiền lương, công việc nâng cao vị thế cho GV mầm non.
“Còn phương án trước mắt, các trường cần tuyển thêm đội ngũ bảo mẫu nhằm giảm công việc vệ sinh cho GV, để họ có thời gian cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Như vậy không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mà còn nâng cao vị thế cho GV mầm non”, cô Hiệp đề xuất.
Bồi đắp lòng yêu nghề
Ngoài yếu tố khách quan tác động đến việc GV mầm non “ngán ngại” khi nhắc đến công việc của mình thì yếu tố rất quan trọng là sự thiếu hụt là lòng yêu nghề, tự hào về nghề của chính đội ngũ GV. Hiện nay, nhiều em chọn thi vào Sư phạm vì lý do không phải đóng tiền học phí, vì khả năng có hạn không thể “đấu đá” ở ngành nghề khác… chứ không xuất phát từ ước mơ, sở thích của mình.
Chọn nghề đúng sở thích, năng lực sẽ giúp GV mầm non “vững vàng” hơn với nghề. (Trong ảnh: Học sinh phổ thông ở TPHCM trong chương trình giao lưu tìm hiểu về công việc của GV mầm non)
Nguyên phó hiệu trưởng tại một trường mầm non ở TPHCM thẳng thắn: “Nhà nào bây giờ cũng chỉ 1 – 2 con, toàn con cưng thì liệu gia đình nào và bản thân ai muốn đi làm nghề… đổ bô cho con người khác không? Trong khi lại mang tiếng là GV, cũng học hành như ai nhưng họ đang đi làm công tác vệ sinh”.
Theo bà, có những người đến với công việc từ đam mê nhưng rất nhiều GV mang tâm trạng hậm hực của người thua cuộc vì ngày trước đến với nghề do gia cảnh hoặc do khả năng có hạn…
“Tâm trạng đó cùng với đồng lương quá thấp, đời sống chật vật, áp lực thì rất khó để người ta thấy cái hay, cái đẹp, cái thú vị của nghề nữa hay không để mà tự hào?” – bà cựu phó hiệu trưởng này đặt câu hỏi.
Cô Nguyễn Thị Thu Huyền (ĐH Sư phạm TPHCM) cho rằng, mỗi GV đến với nghề dù xuất phát từ đam mê hay không, nếu đã xác định đó là công việc của mình cần cố gắng thay đổi từ suy nghĩ của mình theo hướng tích cực để tìm những điều hay trong công việc thì mới có thể bồi đắp yêu nghề.
Bởi theo cô, chỉ khi bản thân thấy yêu và tự hào về công việc của mình thì mới có thể truyền được tình yêu đó cho người khác cũng như để thay đổi cái nhìn còn phiến diện về nghề từ xã hội.
Theo các GV, việc tư vấn hướng nghiệp cực kỳ quan trọng. Nếu được tư vấn kỹ lưỡng sẽ tránh được tình trạng GV mầm non bỏ việc vì lỡ học nghề mình không thích. Còn những người theo nghề vì sở thích cũng sẽ được chuẩn bị tinh thần đối mặt với những khó khăn, áp lực của công việc để không “đứt gánh giữa đường”.
Hoài Nam
Theo dân trí
Microsoft đầu tư thêm 250 triệu đô la cho giáo dục
Cam kết mới đưa tổng đầu tư của chương trình lên đến 750 triệu đô la nhằm nâng cao kỹ năng giáo viên, và giúp sinh viên có khả năng sẵn sàng tham gia vào lực lượng lao động toàn cầu.
Tập đoàn Microsoft đã khai mạc diễn đàn Đối tác Học tập toàn cầu (Partners in Learning) và tái khẳng định cam kết hỗ trợ giáo dục 250 triệu đô la Mỹ, cho chương trình 5 năm mang tên Microsoft Partners in Learning. Như vậy tổng đầu tư của Microsoft trong 15 năm đã lên hơn 750 triệu đô la Mỹ với mục tiêu đưa chương trình Partners in Learning phát triển thành cộng đồng 20 triệu thành viên - bao gồm 75 triệu giáo viên tính đến năm 2018 - được nâng cao kỹ năng nhằm tiếp tục đào tạo sinh viên sẵn sàng tham gia vào lực lượng lao động toàn cầu biến động.
Microsoft lập kế hoạch mở rộng Partners in Learning từ 119 quốc gia đã tham dự chương trình để tiếp tục phát triển cộng đồng, gia tăng mạng lưới và cho phép các giảng viên chia sẻ sáng kiến cũng như bổ trợ kiến thức từ các thành viên.
"Microsoft đã nhận lời cảm ơn từ những giáo viên tuyệt vời. Tôi tự hào vì chương trình Microsoft Partner in Learning đang tiếp tục hỗ trợ giáo viên sáng tạo. Chương trình được khởi động 10 năm trước dựa trên niềm tin: giáo dục là một quyền cơ bản của con người và là đầu tư quan trọng nhất cho tương lai chung của chúng ta. Điều này vô cùng chính xác, và tôi rất vui khi thấy Microsoft tiếp tục cam kết hỗ trợ đổi mới nhằm giúp tất cả học sinh và giáo viên phát huy được đầy đủ tiềm năng của họ", Bill Gates - Chủ tịch tập đoàn Microsoft - chia sẻ.
Laura Ipsen, Phó chủ tịch khối chính phủ, tập đoàn Microsoft cho biết: "Đầu tư cho nền kinh tế ngày mai thông qua làm việc với các nhà giáo dục hôm nay, để dạy các kỹ năng thế kỷ 21 là tạo ra các cơ hội rõ rệt. Tương quan từ những thu nhập và đóng góp cho kinh tế toàn cầu trong tương lai của sinh viên có được từ một giáo viên tuyệt vời tác động lên tiềm năng sinh viên đã được chỉ ra từ các báo cáo nghiên cứu. Cam kết hỗ trợ PiL là nền tảng của Microsoft nhằm trao quyền cho thanh niên, thắp lửa đổi mới trong lớp học và nâng cao kết quả học tập trên toàn cầu "
Microsoft cam kết với các trung tâm giáo dục để cung cấp các nguồn lực đào tạo và xây dựng cộng đồng trong công tác hỗ trợ giảng dạy các kỹ năng thế kỷ 21 nhằm chuẩn bị cho giới trẻ khả năng sẵn sàng tham dự lực lượng lao động cạnh tranh toàn cầu. Nghiên cứu chỉ ra kết nối mạnh mẽ giữa giáo dục với tăng trưởng kinh tế, và Partners in Learning là sáng kiến toàn cầu của Microsoft để hợp tác cùng các nhà giáo dục, chính phủ nhằm thúc đẩy sự thành công của học sinh thông qua kỹ thuật số trong thực hành giảng dạy sáng tạo. Partners in Learning là một chương trình quan trọng trong Microsoft YouthSpark, sáng kiến giúp tạo ra cơ hội cho 300 triệu thanh thiếu niên toàn cầu nhờ kết nối họ với những cơ hội việc làm,giáo dục và kinh doanh tốt hơn. Thông qua chương trình từ năm 2003, Microsoftđào tạo được hơn 11 triệu giáo viên và giúp đỡ hơn 200 triệu sinh viên toàn cầu.
"Chuyển đổi trong giáo dục thực hành là một trong những thành tựu khó đạt nhất của giảng viên và các trường học. Mọi người đều nói về học tập thế kỷ 21, nhưng hiếm có cầu nối cho khoảng cách từ lý thuyết vào thực tiễn sáng tạo thực sự, nơi học sinh đang thực sự sử dụng các công nghệ có sẵn kèm chuyển đổi phương pháp sư phạm.
Partners in Learning lại khác. Partners in Learning không chỉ hỗ trợ trường học và các nhà giáo dục khi tạo bước nhảy vọt lớn kết nối khoảng cách kỹ thuật và sư phạm, mà Partners in Learning còn tập hợp những người đã thực hiện được chuyển đổi và xây dựng năng lực tổng hợp để trở thành các nhà lãnh đạo thế giới. Nếu không có sự hỗ trợ của Partners in Learning, mức độ đổi mới, hợp tác và thành tích tại trường đây sẽ không được như hiện nay. Xin trân trọng cảm ơn Microsoft đã hỗ trợ và đặt niềm tin vào trường chúng tôi", Jeff Davis, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Varsity, Queensland, Australia, nhận xét.
"Một nền giáo dục mạnh mẽ bắt nguồn từ các kỹ năng và các công cụ công nghệ cần thiết để có thể gia nhập nhanh chóng lực lượng lao động toàn cầu chính là nền móng cho việc cải thiện kết quả kinh tế toàn cầu", ông Godelieve van den Brande, Ủy ban châu Âu, Bộ Giáo dục và Văn hóa chia sẻ.
Những thông tin về diễn đàn Partners in Learning toàn cầu 2012
Diễn đàn toàn cầu Partners in Learning năm 2012, tổ chức tại Prague là hội nghị thượng đỉnh nhằm tôn vinh các nhà giáo dục sáng tạo và lãnh đạo nhà trường tại các quốc gia và khu vực. Diễn đàn toàn cầu 2012 đã tập hợp hơn 500 giáo viên, các nhà lãnh đạo giáo dục sáng tạo nhất và các quan chức chính phủ từ 80 quốc gia. Giáo viên tham dự diễn đàn tại vòng chung kết toàn cầu được chọn lọc từ hơn 250.000 giảng viên tham dự các cuộc thi quốc gia. Tại Diễn đàn giáo dục toàn cầu, các giảng viên sẽ so tài cùng 18 đối tác khác để nhận giải thưởng cao quý mang tên Partners in Learning Global Forum Educator Awards.
Acer là nhà tài trợ bạch kim của sự kiện năm nay. Thông tin về các dòng sản phẩmgiáo dục, cho phép đào tạo sư phạm dễ dàng và hiệu quả của Acer có tạihttp://www.acer.com.
Thông tin về Partners in Learning:
Microsoft Partners in Learning là chương trình 15 năm của Microsoft, với 750 triệu đô la cam kết nhằm giúp đỡ hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Kể từ khi thành lập vào năm 2003, Partners in Learning đã hỗ trợ 210 triệu giáo viên và sinh viên trên 119 quốc gia. Microsoft Partners in Learning sẽ giúp giảng viên và lãnh đạo nhà trường kết nối, hợp tác, sáng tạo và chia sẻ với mục tiêu giúp học sinh, sinh viên có thể nhận ra và phát huy tiềm năng tối đa nhất. Partners in Learning Network là một trong những mạng lưới giáo dục toàn cầu chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, đã kết nối hàng triệu giáo viên và lãnh đạo nhà trường trong một cộng đồng phát triển nghề nghiệp toàn cầu.
Tư liệu: Microsoft
Theo Infonet
Hà Nội thông qua quy hoạch hệ thống giáo dục Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố Quy hoạch phát triển hệ thống GD Mầm non, GD phổ thông, GD Thường xuyên, GD Chuyên nghiệp và Quy hoạch mạng lưới trường học Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, xây dựng hệ thống giáo dục (GD) mầm non, GS phổ thông, GD Thường xuyên, GD Chuyên nghiệp thủ...