Xôi hấp chả quê
Giò chả là loại thực phẩm rất đặc trưng rất “Việt Nam”. Có lẽ, khởi nguồn của món giò chả là giò lụa (chả lụa).
Nhưng từ đó, người ta còn làm thêm nhiều loại khác như chả chiên, chả quế, chả cây… Tất cả đều từ thịt heo đơn thuần.
- 500g thịt thăn heo
- 1 thìa cà phê bột quế
- 1- 5 thìa súp bột năng
- 1/4 thìa cà phê bột nở
- 2 thìa súp nước mắm ngon
- 1/2 thìa cà phê đường
- 3 thìa súp nước lã
- 1 ống nhôm hoặc
i-nox
Video đang HOT
- Xôi nếp.
Xắt thịt, trộn với bột năng, bột nở, nước lã, đường và nước mắm.
Để đông 2- 3 tiếng rồi ra xay nhuyễn, thấy máy ấm lên thì dừng lại, để đông thêm 1 giờ.
Lấy thịt ra xay thêm lần thứ 2, thấy máy nóng thì dừng xay. Vét thịt ra, quết lại với bột quế.
Phết giò lên ống nhôm, đem nướng khoảng 10-15 phút là được. Dùng kèm xôi.
Biến thức ăn dư thừa ngày Tết thành món ăn ngon, lạ miệng
Tận dụng các món ăn còn dư của ngày Tết, bà nội trợ có thể biến tấu thành các món ăn vừa lạ miệng, vừa thanh mát, tốt cho cơ thể.
Sau Tết hầu hết các gia đình đều dư thừa thức ăn từ hoa quả tới bánh chưng, giò chả... nhưng vì tâm lý tiếc của, nên phải cố gắng "xử lý" hết thức ăn còn tồn đọng trong tủ, khiến bữa ăn trở nên nhàm chán.
Dưới đây là một số gợi ý cho các bà nội trợ cách xử lý đồ ăn thừa ngày Tết vừa giúp tận dụng được thực phẩm cũ vừa biến chúng thành các món ăn mới thơm ngon:
Bánh chưng rán nước lọc
Thay vì hấp, luộc lại bánh chưng còn dư trong ngày Tết, chúng ta còn có thể chiên, rán bằng chảo hoặc nồi chiên không dầu. Ngoài ra còn có thể biến tấu món bánh chưng với với nước lọc.
Bánh chưng rán nước lọc sẽ giúp bạn lạ miệng hơn khi thưởng thức món ăn này. Ảnh: Phạm Hồng
Cắt nhỏ bánh chưng cho vào nồi nước lọc (khoảng 200-300ml nước, sao cho nước sâm sấp nửa phần thân bánh) rồi đun sôi. Chờ 15-20 phút cho bánh quyện vào nhau, tan ra thì lật bánh cho vàng đều các mặt rồi thưởng thức.
Nếu thích béo ngậy, bạn có thể cho chút dầu tráng vào nồi, rồi cho bánh và nước lọc vô sau.
Thịt gà
Nếu còn dư quá nhiều thịt gà luộc, ngoài việc kho, chiên lại phần thịt gà trên, bạn có thể tận dụng làm nguyên liệu để nấu các món như gỏi gà, phở, bún, cháo gà, phở gà trộn, xôi gà, bún thang...
Đơn cư như món gỏi gà, bạn chỉ 1 củ hành tây, nửa quả xoài xanh (không bắt buộc), một ít răm răm, rau mùi, tỏi ớt, nước mắm, chanh.
Đầu tiên bạn cần xé gà thành từng sợi dài nhỏ, xoài xanh gọt vỏ, bào sợi.
Hành tây thái lát mỏng trộn với nước cốt của 1 quả chanh, xếp vào bát đá từ 5-10 phút để giảm độ hăng của hành, rồi vớt ra.
Pha nước chấm: Cần 2 thìa đường, 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa nước mắm, 1 thìa tỏi băm, ớt băm (tùy khẩu vị của gia đình).
Đổ phần nước chấm này vào toàn bộ nguyên trên, trộn đều cho đến khi ngấm và đem ra thưởng thức.
Thịt heo
Đừng chỉ luộc lại hoặc kho, thịt heo còn dư ngày tết chế biến được rất nhiều món như nấu thịt đông hoặc làm nộm chua ngọt, làm thịt heo ngâm mắm.
Với món nộm chua ngọt, bạn có thể làm tương tự như nộm thịt gà nhưng có thể cho thêm các loại củ bào sợi như cà rốt, dưa leo, đậu phộng trộn đều khi ăn.
Với thịt heo ngâm mắm, bạn cần dùng loại thịt heo ba chỉ luộc chín. Sau khi luộc chín vớt ra để nguội hoặc ngâm nước đá từ 5-10 phút, rồi vớt ra để ráo.
Tận dụng thịt heo còn dư ngày tết để chế biến thành món thịt heo ngâm mắm. Ảnh: Tường Vy
Phần nước mắm, nếu ngâm 1 kg thịt thì thường sẽ cần 400 ml nước mắm với 400 g đường và 200 ml nước lọc. Bạn có thể gia giảm độ mặn ngọt tùy vào khẩu vị của gia đình. Sau đó đem hỗn hợp trên đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi sôi thì thêm vào một nhánh tỏi, ớt, tiêu.
Sau khi nước mắm nguội, lấy hũ thủy tinh đã rửa sạch khô ráo, cho thịt vào và đổ nước mắm cho đến khi ngập thịt rồi đậy kín. Sau 3-4 ngày bạn có thể lấy ra để thưởng thức.
Giò lụa
Cũng giống như thịt gà, giò lụa còn dư bạn có thể đem chiên hoặc kho chung với thịt hoặc dùng làm nguyên liệu để nấu bún, phở, thái lát để cuốn rau sống.
Các loại trái cây
Trái cây mua về dùng trong dịp Tết khá nhiều, tuy nhiên nếu ăn không kịp sẽ bị dễ hỏng. Ngoài việc bảo quản tủ lạnh, bà nội trợ có thể biến tấu hoa quả thành sinh tố, nước ép, sấy khô, hoặc nấu thành chè, kem... vừa thanh mát vừa dễ ăn. Chẳng hạn với chuối, bạn có thể nấu chè chuối hoặc kem chuối.
Để làm kem chuối bạn cần 3 hộp sữa chua, 400 ml nước cốt dừa, nửa lon sữa đặc, 1 lạng lạc rang giã nhỏ, 2 thìa đường, 2 thìa bột năng, 4 quả chuối.
Cách làm:
Chuối cắt theo chiều dọc.
Trộn đều nước cốt dừa, sữa đặc, sữa chua, đường vào một nồi nhỏ cho lên bếp đun sôi.
Hoà bột năng vào nước lọc rồi đổ vào hỗn hợp trên đang đun trên bếp, khuấy đều đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp rồi để nguội.
Múc 1 hỗn hợp đã trộn vào hộp, sau đó xếp 1 lớp chuối, rắc tiếp lạc. Cứ làm thế cho đến lúc hết nguyên liêu. Cấp đông kem và chờ thưởng thức.
Vì sao mâm cỗ Tết luôn phải có bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành? Mỗi dịp Tết đến, xuân về với người Việt Nam, hẳn ai cũng nhớ tới câu đối Tết: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". Hình ảnh đó đã trở thành một biểu tượng văn hoá đồng hành với biết bao thế hệ người Việt theo dòng thời gian. Nhưng không chỉ có thế các bậc...