Xin Bộ trưởng hãy cứu các giáo viên dạy môn tích hợp bên “bờ vực chứng chỉ”

Theo dõi VGT trên

Dù còn rất yêu nghề, yêu học sinh, yêu mái trường mà mình đã nhiều năm gắn bó, nhưng có đôi lúc bản thân tôi rất muốn bỏ cuộc, bỏ nghề mình yêu thích.

Tôi hiện nay là một giáo viên Vật lý đang công tác tại một trường trung học cơ sở.

Thông qua Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam hôm nay xin được mạnh dạn viết một bức tâm thư kính gửi thầy Nguyễn Kim Sơn – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để bày tỏ nỗi lòng, rất mong thầy và các cấp các ngành xem xét lại việc đào tạo, cấp chứng chỉ 2 môn tích hợp và việc chúng tôi có thể phải tốn một lượng tiền quá lớn so với thu nhập còn eo hẹp hiện nay của chúng tôi hiện nay để đi học chứng chỉ này cho “đủ điều kiện tối thiểu để dạy” môn tích hợp.

Chúng tôi hiểu, ở cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thầy là người đứng mũi chịu sào và phải chịu nhiều áp lực, đồng thời cũng nhận được rất nhiều kỳ vọng, gửi gắm của đội ngũ nhà giáo cũng như nhân dân, tuy nhiên bản thân tôi rất tin tưởng với kiến thức, bản lĩnh và kinh nghiệm thầy sẽ từng bước đưa giáo dục đi đúng hướng, loại bỏ bớt những bất cập, tiến đến giáo dục thực chất.

Xin Bộ trưởng hãy cứu các giáo viên dạy môn tích hợp bên bờ vực chứng chỉ - Hình 1

(Ảnh minh hoạ: Baochinhphu.vn)

Kính thưa thầy!

Bản thân tôi từ nhỏ đã yêu thích làm giáo viên, bắt đầu học từ cấp trung học cơ sở tôi đã rất yêu thích môn Vật lý vì nó giải thích rất nhiều điều liên quan đến thế giới, từ đó đam mê và thi vào trường cao đẳng sư phạm Vật lý và được trúng tuyển đi dạy tại một trường trung học cơ sở, được phân công dạy Vật lý – môn đã được đào tạo.

Ra trường đi dạy vào năm 2003, đồng lương ít ỏi với hệ số 1.78 nhân với mức lương cơ sở 290.000 đồng, cuộc sống khó khăn, sau một thời gian công tác, vay mượn tôi cũng đã hoàn chỉnh khóa học cử nhân Vật lý để vừa nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng chuẩn trình độ đào tạo.

Từ khi công tác đến nay cũng gần 20 năm trong nghề, mức thu nhập từ nghề tuy vẫn còn thấp nhưng chưa bao giờ bản thân không ngừng cố gắng học hỏi, không ngừng cố gắng, bản thân cũng nhận được nhiều bằng khen, giấy khen, nhiều lần đạt danh hiệu giáo viên giỏi, nhiều thành tích trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý cấp huyện, cấp tỉnh,… tình yêu nghề, yêu môn Vật lý chưa bao giờ nguội lạnh.

Nhưng khi chương trình mới ban hành, tôi đã vô cùng lo lắng, băn khoăn với việc “tích hợp” 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thành một môn mới – môn Khoa học tự nhiên, có nghĩa là trong tương lai gần, có thể chỉ 4 năm nữa sẽ không còn tồn tại 03 môn cũ, vậy đội ngũ nhà giáo giảng dạy 03 môn này sẽ đi đâu, về đâu khi tổng biên chế 3 môn cũ giảm 2/3, chỉ còn 1/3 dạy môn mới?

Đến nay chúng tôi chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể nào về việc này. Nếu vẫn để 03 giáo viên (Vật lý, Sinh học, Hóa học) cùng dạy 01 môn Khoa học tự nhiên hay 02 giáo viên (Lịch sử, Địa lý) cùng dạy 01 môn Lịch sử và Địa lý thì tích hợp làm gì, và phân công nhiệm vụ, kiểm tra đánh giá, vào điểm ra sao? Thật là có muôn vàn câu hỏi không biết hỏi ai.

Dù biết là sẽ rất khó, rất vất vả cho bản thân tôi và các giáo viên các môn Sinh học, Hóa học, Lịch sử, Địa lý trong thời gian tới tuy nhiên bản thân vẫn cố gắng học hỏi, tìm hiểu chương trình mới và hy vọng được ngành tạo điều kiện cho chúng tôi được đi học, được đào tạo hợp lý để chúng tôi có thể dạy được môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

Thưa Bộ trưởng, nhưng khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý ở cấp Trung học cơ sở thì bức xúc tăng lên cao rất nhiều.

Video đang HOT

Về phần kinh phí học bồi dưỡng, 02 quyết định này quy định hẳn hoi từ 3 nguồn:

Từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của ngành, địa phương;

Từ nguồn kinh phí của các đơn vị cử người đi bồi dưỡng;

Do người học tự đóng góp.

Rõ ràng trong 2 quyết định trên, cơ quan tham mưu cho Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ký ban hành đã để ngỏ khả năng giáo viên có thể phải đóng tiền một phần hoặc toàn bộ kinh phí học bồi dưỡng chứng chỉ tích hợp trên cho các trường sư phạm.

Thu nhập từ lương và phụ cấp giáo viên hiện nay so với mặt bằng xã hội tôi thấy còn thấp, bản thân tôi đi dạy 20 năm, thu nhập còn thiếu để trang trải kinh phí cho bản thân, gia đình, tôi phải vay ngân hàng để trang trải cuộc sống hàng ngày, cuộc sống vẫn còn khó khăn, chứ đừng nói có dư để dành khi đau ốm, bệnh tật,…

Giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục mới sẽ được học miễn phí kinh phí nâng chuẩn, thì không có lý gì chúng tôi phải có thể đóng tiền khi học bồi dưỡng chứng chỉ môn tích hợp. Xin Bộ trưởng xem xét.

Dù biết, việc quy định việc giáo viên chỉ có thể đóng tiền khi học bồi dưỡng các môn tích hợp chỉ là 01 trong 03 lựa chọn, tuy nhiên, khi Bộ đưa phương án giáo viên có thể phải đóng tiền học chứng chỉ môn tích hợp trong một Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gây bức xúc, hoang mang trong lực lượng giáo viên chúng tôi.

02 Quyết định của Bộ không đưa ra lộ trình bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo sẽ dạy 02 môn tích hợp (bắt đầu từ năm học 2021-2022 với lớp 6, có nghĩa là chưa đầy 01 tháng nữa), nhưng lại quy định thế này:

Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lí “.

Trước khi Bộ ban hành 02 quyết định này đã có trường sư phạm nhanh chân thông báo chiêu sinh lớp chứng chỉ 02 môn tích hợp với nội dung, số tín chỉ y chang 02 quyết định của Bộ với học phí giáo viên phải nộp dự kiến từ 3 đến hơn 5 triệu đồng (chưa kể chi phí đi lại, ăn ở, in sao tài liệu, quỹ lớp, bồi dưỡng giảng viên…như những chứng chỉ chúng tôi phải học trước đây).

Kính thưa Bộ trưởng, hiện nay chúng tôi hoang mang lắm vì ở giữa ngã ba đường, nếu không đi bồi dưỡng thì chúng tôi sẽ không đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới, nói đúng hơn là không thể đi dạy và cũng không thể bố trí làm việc gì khác, giáo viên các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý trong tương lai nếu không học có chứng chỉ tích hợp gần như chắc chắn sẽ bị đào thải, mất việc.

Còn nếu đi học thì chúng tôi cả hàng chục ngàn giáo viên các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý không biết sẽ sắp xếp ra sao thưa Bộ trưởng.

Bản thân tôi thấy còn những giáo viên các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý chỉ có bằng cao đẳng sư phạm (chưa đạt chuẩn mới hiện nay), thì những giáo viên này sẽ học hoàn chỉnh đại học, học bồi dưỡng môn tích hợp như thế nào?

Việc tập huấn cho đội ngũ nhà giáo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới chúng tôi được biết ngân sách đã đảm bảo, nhưng với 02 Quyết định này có thể các nhà giáo chúng tôi lại mất thêm một khoản không nhỏ tiền mồ hôi, nước mắt để học chứng chỉ, khi mà hiệu quả đào tạo thì chưa được kiểm chứng.

Hơn nữa, các giáo viên 05 môn cũ chúng tôi chuẩn bị dạy 02 môn mới sẽ bố trí thời gian đi học như thế nào khi vừa đi dạy đáp ứng yêu cầu quy định về định mức giảng dạy (19 tiết/tuần), cộng với việc bồi dưỡng thường xuyên 9 mô-đun bồi dưỡng chương trình mới, rồi tập huấn phương pháp, chương trình mới, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, rồi ra đề mới, soạn giáo án mới, chấm bài, báo cáo, các hội thi, phong trào,… chúng tôi phải làm sao đáp ứng được?

Chúng tôi đã lớn tuổi rồi, còn gia đình, con cái nữa việc đi học xa trong một thời gian dài sẽ khó khăn cho chúng tôi lắm. Rồi biết đâu có cả những rủi ro dọc đường…

Hiện nay tôi và nhiều giáo viên hoang mang lắm, chúng tôi đã đi dạy nhiều năm, chấp hành tốt chủ trương đường lối của nhà nước, của Bộ Giáo dục, tuy nhiên về vấn đề học môn tích hợp này chúng tôi bức xúc thật sự, thấy nản lòng quá.

Khi viết những dòng này gửi Bộ trưởng nước mắt tôi đã rơi.

Bản thân tôi vẫn còn rất yêu nghề, rất muốn tiếp tục cống hiến. Tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước đã cho chúng tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay, tôi rất kính trọng và tin tưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những quyết sách đúng đắn về vấn đề trên để mọi người yên tâm công tác, cống hiến tiến đến nền giáo dục tốt đẹp như Bộ trưởng mong muốn trong bức thư của Bộ trưởng gửi giáo viên ngành giáo dục khi Bộ trưởng vừa nhậm chức.

Cuối thư, xin được kính chúc thầy Bộ trưởng và các thầy, cô công tác ở Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn dồi dào sức khỏe, sẽ có những chính sách giáo dục tốt nhất cho giáo dục nước nhà, toàn thể nhân dân cả nước và ngành giáo dục đang rất kỳ vọng vào sự quyết liệt, sáng suốt của Bộ trưởng.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Luân chuyển giáo viên: Thêm động lực gắn bó với nghề

Những năm qua, nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên từ miền xuôi lên vùng cao Yên Bái công tác đã nỗ lực vượt khó, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển giáo dục vùng cao.

Luân chuyển giáo viên: Thêm động lực gắn bó với nghề - Hình 1

Sinh hoạt nhóm với sự hướng dẫn của cô giáo - HS Trường PTDT bán trú TH&THCS Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu. Ảnh: TG

Hoàn thành nhiệm vụ, 45 thầy cô được chuyển về xuôi. Lần đầu tiên "đường về" được chính quyền, ngành GD quan tâm, thực hiện là động lực để nhà giáo thêm gắn bó và yêu nghề.

Khó cũng phải làm

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - ông Trần Huy Tuấn cho rằng: Giải quyết nguyện vọng cho giáo viên chuyển từ vùng cao xuống vùng thấp là việc làm khó khăn, dễ xảy ra tình trạng mất cân đối về số lượng, chất lượng giáo viên giảng dạy ở vùng cao... Song nếu không thực hiện sẽ rất thiệt thòi cho những giáo viên đã xung phong cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng cao Yên Bái.

Ghi nhận, biểu dương những cống hiến của các nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái giao nhiệm vụ cho Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát biên chế ngành GD-ĐT để xem xét nguyện vọng của thầy cô giáo đã có nhiều năm gắn bó với giáo dục vùng cao, đạt thành tích xuất sắc trong công tác để sắp xếp, điều động về công tác tại các huyện, thị xã, thành phố trong thời gian tới.

Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái, ông Vương Văn Bằng cho biết: Những năm qua, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chăm lo, phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng. Công tác xóa mù chữ - phổ cập giáo dục được củng cố và nâng cao chất lượng theo hướng bền vững. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đẩy mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc, giáo dục vùng khó khăn được đặc biệt quan tâm, phát triển. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú góp phần giữ vững phổ cập giáo dục, ngăn chặn và khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tràn lan, hướng tới phát triển giáo dục vùng cao bền vững. Các thầy cô đã làm được những công việc to lớn như vậy, trong đó có nhiều người từ xuôi lên ngược.

Việc chuyển cùng lúc 45 nhà giáo từ vùng khó khăn trở về đồng bằng là nỗ lực to lớn của tỉnh Yên Bái. Trong đó phải kể đến nỗ lực của Sở GD&ĐT - tích cực tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến GD-ĐT vùng dân tộc thiểu số, miền núi, đồng thời ban hành chính sách riêng của tỉnh đối với học sinh dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 36/2016 của HĐND tỉnh về sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp, góp phần giảm điểm trường, tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả quản lý, giảm chi ngân sách. Trong đó chú trọng đến đời sống của cán bộ, giáo viên, cũng như tâm tư nguyện vọng của các thầy cô giáo được luân chuyển sau nhiều năm cống hiến cho giáo dục vùng cao.

Luân chuyển giáo viên: Thêm động lực gắn bó với nghề - Hình 2

Chăm lo giấc ngủ cho HS nội trú Trường PTDT bán trú Tiểu học&THCS Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu. Ảnh: TG

Để yêu và gắn bó với nghề

Bước vào năm học 2020 - 2021, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái có 190 trường, 2.889 lớp, 91.897 học sinh, tỷ lệ học sinh người dân tộc là 63,3%. Nhiệm vụ cho giáo dục vùng cao, vùng dân tộc còn nặng nề, rất cần những nhà giáo bám địa bàn khó. Quan tâm đến đời sống của họ cũng là việc cần làm để động viên các thầy cô yêu và gắn bó với nghề.

Lần đầu tiên 45 thầy, cô giáo được đáp ứng nguyện vọng chuyển từ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn về nơi công tác mới theo nguyện vọng đợt này, người ít nhất có hơn 10 năm và nhiều nhất trên 22 năm gắn bó với vùng cao. Nói như ông Vương Văn Bằng: Dù khó thực hiện nhưng đây là chính sách có tính nhân văn cao, cần phải thực hiện, là lời cảm ơn đến các thầy cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc.

Cô Hoàng Thị Tùng Bách, công tác tại xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu phấn khởi cho biết: Hơn 10 năm gắn bó với học sinh người Mông ở xã Tà Xi Láng với bao kỷ niệm thân thương, việc chia tay các em đã để lại trong cô nhiều nuối tiếc. Kể lại câu chuyện gắn bó với GD vùng dân tộc, cô giáo bồi hồi nhớ lại cảm giác ngày đầu tiên ra trường, một cô giáo trẻ đầy nhiệt huyết đã làm đơn tình nguyện lên dạy học ở vùng khó và đến nay.

"Tôi tự hào đã góp phần nhỏ bé cho phát triển GD vùng cao. Nhớ những gương mặt lấm lem bụi đất nhưng ánh mắt ngời sáng trong mỗi giờ lên lớp. Một lớp học mái tranh nằm lưng chừng núi, đầu giờ học lại vang lên lời ca "Đây đỉnh núi lưng đồi người Mèo ta hát...". Thật ấm cúng và thân thương!", cô Bách nói.

Còn thầy Hoàng Thắng tốt nghiệp sư phạm năm 1998, về dạy tại Trường Tiểu học Làng Nhì (huyện Trạm Tấu). Theo thầy Thắng, khoa sư phạm của thầy ra trường năm đó, giáo viên trẻ đều lên huyện Trạm Tấu. Khó khăn lắm nhưng mọi người đều bảo nhau, trong mọi hoàn cảnh phải luôn vững tâm bám trường, bám lớp, kiên trì đến từng bản làng xa xôi để huy động học sinh ra lớp.

Ngoài dạy học, các thầy cô giáo còn là những người chăm lo cho học sinh từng bữa ăn, giấc ngủ, giáo dục kỹ năng sống cho các em. Những năm tháng khó khăn này đã hun đúc tình yêu nghề, có nhiều tấm gương trong phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt", nhiều sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần rút ngắn khoảng cách GD miền núi và miền xuôi. Và dù công tác ở đâu, thầy Thắng giữ mãi tình yêu nghề, lửa nhiệt huyết dạy dỗ thế hệ tương lai.

Nhiều thầy cô sinh ra, lớn lên ở vùng thuận lợi được phân công lên vùng cao công tác. Đa số họ đều gắn bó với giáo dục vùng cao từ 10 năm trở lên, có những thầy cô đã cống hiến gần trọn cuộc đời với bản làng. Các thầy cô đã không quản ngại khó khăn, vươn lên đạt thành tích cao trong giảng dạy. Việc luân chuyển giáo viên có nguyện vọng về vùng thuận lợi là việc cần làm, như lời cảm ơn đến các thầy cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khởi tố nhà báo quay clip san ủi đất để đe dọa, vòi tiềnKhởi tố nhà báo quay clip san ủi đất để đe dọa, vòi tiền
09:30:57 09/02/2025
Bắt khẩn cấp tài xế xe khách tự tông dải phân cách khiến 3 người tử vongBắt khẩn cấp tài xế xe khách tự tông dải phân cách khiến 3 người tử vong
09:59:34 09/02/2025
Trải lòng của các nạn nhân trở về từ công ty lừa đảo qua mạng ở CampuchiaTrải lòng của các nạn nhân trở về từ công ty lừa đảo qua mạng ở Campuchia
09:33:38 09/02/2025
Vụ lật xe khách ở Phú Yên: Đau xót cảnh người mẹ mù lòa túc trực bên con gái bị đứt lìa cánh tayVụ lật xe khách ở Phú Yên: Đau xót cảnh người mẹ mù lòa túc trực bên con gái bị đứt lìa cánh tay
09:40:42 09/02/2025
Biệt thự nhà chồng Đỗ Mỹ Linh qua góc nhìn của người đi đường: "Cánh cổng hào môn" sừng sững trên "đất vàng"Biệt thự nhà chồng Đỗ Mỹ Linh qua góc nhìn của người đi đường: "Cánh cổng hào môn" sừng sững trên "đất vàng"
09:51:56 09/02/2025
Nữ sinh mất liên lạc ở TPHCM chính thức lên tiếngNữ sinh mất liên lạc ở TPHCM chính thức lên tiếng
09:39:47 09/02/2025
Hỷ sự Vbiz đầu năm: Á hậu 99 bí mật tổ chức lễ dạm ngõ, dung mạo chú rể lần đầu được hé lộ!Hỷ sự Vbiz đầu năm: Á hậu 99 bí mật tổ chức lễ dạm ngõ, dung mạo chú rể lần đầu được hé lộ!
07:40:56 09/02/2025
1 cặp diễn viên "phim giả tình thật" Vbiz sắp kết hôn?1 cặp diễn viên "phim giả tình thật" Vbiz sắp kết hôn?
06:46:32 09/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

Lạ vui

13:23:41 09/02/2025
Vật thể dị thường dưới đáy biển Baltic được nhóm thám hiểm thuộc Công ty Ocean X Team (đơn vị chuyên tìm kiếm kho báu thất lạc) phát hiện mùa hè năm 2011.
Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga

Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga

Thế giới

12:32:54 09/02/2025
Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Ukraine và Nga cho biết lệnh trừng phạt đối với Nga hiện chỉ ở mức 3 trên thang 10 xét về mức độ gây tổn hại đến nền kinh tế.
Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng

Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng

Thời trang

11:26:01 09/02/2025
Trong bộ sưu tập thời trang nam Thu - Đông 2025, giám đốc sáng tạo đương nhiệm mảng trang phục nam - Pharrell Williams - kết hợp cả hai để tạo ra một chiếc túi xách gây sốt.
Ý nghĩa phong thủy của cây khế

Ý nghĩa phong thủy của cây khế

Trắc nghiệm

11:25:28 09/02/2025
Không đơn thuần là cây ăn quả, cây khế còn được trồng làm cảnh vì từ thân đến lá, quả đều đẹp,; ý nghĩa phong thủy của cây khế cũng là yếu tố thu hút nhiều người.
Bài tập làm có pha "bẻ lái" bị chấm dưới điểm trung bình, cô giáo không kìm được phải phê thêm 8 chữ

Bài tập làm có pha "bẻ lái" bị chấm dưới điểm trung bình, cô giáo không kìm được phải phê thêm 8 chữ

Netizen

11:17:47 09/02/2025
Trên MXH, không ít lần cộng đồng mạng có những trận cười lăn, cười bò khi bắt gặp những bài tập làm văn của học sinh tiểu học. Nhiều bố mẹ cũng phải bó tay , than trời vì không thể tưởng tượng được sự sáng tạo cũng như suy nghĩ hồn nhiê...
Chứng kiến Riot "tự hủy", cộng đồng LMHT ngán ngẩm hiến kế "bào tiền"

Chứng kiến Riot "tự hủy", cộng đồng LMHT ngán ngẩm hiến kế "bào tiền"

Mọt game

11:04:34 09/02/2025
Mới đây, Riot đã chính thức thông báo sẽ xóa bỏ hệ thống Rương Hextech. Ngay lập tức, động thái này đã khiến cộng đồng LMHT phát rồ .
Bé gái đi du lịch chụp ảnh lưu niệm, nhiều năm sau vẫn đứng ở nơi đó nhưng đã thành đại minh tinh

Bé gái đi du lịch chụp ảnh lưu niệm, nhiều năm sau vẫn đứng ở nơi đó nhưng đã thành đại minh tinh

Người đẹp

11:04:26 09/02/2025
Thời gian gần đây, Triệu Lệ Dĩnh càng thêm bùng nổ visual với mái tóc ngắn vừa cá tính nhưng không kém phần nhẹ nhàng, mềm mại. Kiểu tóc này không những giúp cô tôn lên gương mặt nhỏ nhắn mà còn mang lại cảm giác hack tuổi trông thấy.
Độc đáo ngôi nhà có mái hình cánh buồm

Độc đáo ngôi nhà có mái hình cánh buồm

Sáng tạo

11:03:05 09/02/2025
Một ngôi nhà có mái che hình cánh buồm, sân hiên lộ thiên và phòng vệ sinh ốp kính, tạo nên những boong tàu nhiều lớp... vô cùng độc đáo.
Simeone con 'nổi loạn' ở derby Madrid?

Simeone con 'nổi loạn' ở derby Madrid?

Sao thể thao

10:59:47 09/02/2025
Mười năm trước, tại Vicente Calderón, khi Atletico Madrid ghi bàn vào lưới Real Madrid, một cậu bé nhặt bóng nhỏ bé lao dọc đường biên rồi nhảy vào vòng tay HLV Diego Simeone trong niềm hạnh phúc vỡ òa.
Phong cách ngày càng xuất sắc của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International 2024

Phong cách ngày càng xuất sắc của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International 2024

Phong cách sao

10:40:14 09/02/2025
Tháng 11 năm ngoái, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã xuất sắc đăng quang danh hiệu Miss International 2024 (Hoa hậu Quốc tế). Đây là 1 trong 4 cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất hành tinh.
Làm rõ nhân viên bảo vệ tấn công tài xế ô tô ở TP Hồ Chí Minh

Làm rõ nhân viên bảo vệ tấn công tài xế ô tô ở TP Hồ Chí Minh

Pháp luật

09:43:26 09/02/2025
Đang đậu xe chờ khách thì một người đàn ông mặc trang phục bảo vệ đến lớn tiếng la lối, chửi bới sau đó dùng tay tấn công liên tiếp vào mặt anh T....