Xét xử đại án Vạn Thịnh Phát: Các bị cáo có đầy đủ năng lực và khả năng nhận thức hành vi
Ngày 20/3, phiên tòa xét xử “đại án Vạn Thịnh Phát” tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư và phần tự bào chữa của các bị cáo.
Trước đó, ngày 19/3, Trương Mỹ Lan và các bị cáo đã bị đại diện VKS đề nghị các mức án khác nhau. Bị cáo Trương Mỹ lan bị đề nghị mức án tử hình.
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa ngày 20/3.
Các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Trương Mỹ Lan cho rằng cần xem xét bị cáo tham gia tái cơ cấu SCB trong thời điểm cần phải hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém, khi tham gia bị cáo có vai trò là cố vấn ban hợp nhất. Quá trình hợp nhất suốt 10 năm trải qua nhiều giai đoạn đạt được một số kết quả nhất định, có những khoản vay là để trả nợ cũ và dòng tiền không ra khỏi ngân hàng, theo luật sư thì không thể bóc tách các khoản vay nào là cho vay mới trả nợ cũ hay khoản vay mới hoàn toàn…
Bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo tại tòa.
Video đang HOT
Các luật sư của bà Lan nêu quan điểm và đề nghị VKS làm rõ và xem xét một số cơ sở pháp lý trong đó có việc sử dụng kết quả thẩm định giá của Hoàng Quân, đồng thời xem xét lại tội danh “Tham ô tài sản” của bị cáo Trương Mỹ Lan…
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng việc tách hành vi của bị cáo Lan ra làm 2 giai đoạn truy tố thành 2 tội danh khác nhau là không phù hợp dấu hiệu đặc trưng trong cấu thành tội phạm và không đúng nguyên tắc có lợi cho bị cáo. Theo luật sư Thiệp, hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan ở cả hai giai đoạn đều là hành vi chỉ đạo lập khống hồ sơ vay vốn nhưng lại bị truy tố ở 2 tội danh là “Nhận hối lộ” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Luật sư Thiệp đề nghị HĐXX xem xét lại
Về tội “Tham ô tài sản” luật sư của bà Lan, luật sư Thiệp cho rằng “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”. Trong khi đó, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và cáo trạng cũng xác định “bị cáo Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ trong Ngân hàng SCB”. Vì vậy, theo luật sư Thiệp, bị cáo Trương Mỹ Lan không phải là người quản lý, điều hành SCB.
Vì vậy, tài sản của SCB bị cáo Trương Mỹ Lan hoàn toàn không có trách nhiệm quản lý. Nếu có căn cứ để xác định bị cáo Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt tiền của SCB cũng không thể coi đó là dấu hiệu trong cấu thành tội “Tham ô tài sản”. Về tội danh “Đưa hối lộ”, luật sư Thiệp cho rằng lời khai của bị cáo Trương Mỹ Lan, Võ Tấn Hoàng Văn và Đỗ Thị Nhàn mâu thuẫn nhau.
Bà Đỗ Thi Nhàn, bị đề nghị án chung thân về tội “nhận hối lộ”.
Tuy nhiên trong quá trình xét hỏi, các bị cáo là những người có vị trí quan trong, là những lãnh đạo như Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc … Ngân hàng SCB đều khai nhận làm việc dưới sự chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.
Để có nguồn vốn lớn phục vụ hoạt động của hệ thống công ty trên cũng như việc liên tục đầu tư, mua các dự án bất động sản, Trương Mỹ Lan đã tìm cách thâu tóm, chi phối, điều hành toàn bộ các hoạt động của SCB trong đó có hoạt động cho vay.
Cáo trạng cũng nêu, từ trước thời điểm hợp nhất, Trương Mỹ Lan đã sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng Đệ nhất, Tín Nghĩa và SCB (cũ). Sau khi hợp nhất thành Ngân hàng SCB, bà Lan tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên 91,5%.
Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần, chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt, Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác, sau đó chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân
Bị đề nghị tử hình, bị cáo Trương Mỹ Lan còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trong vụ án
Hôm nay (20/3), phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục với phần tranh luận giữa luật sư, VKS và bị cáo nhằm làm rõ hơn các nội dung trong vụ án.
Trước đó, VKS đã đề nghị mức án đối với các bị cáo. Bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình chung cho ba tội danh: Tham ô tài sản, đưa hối lộ, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan bị VKS xác định là chủ mưu, cầm đầu trong việc chiếm đoạt tiền từ ngân hàng SCB, bị đề nghị án tử hình, bị đề nghị buộc bồi thường toàn bộ hậu quả thiệt hại 677.286 tỉ đồng và số lãi phát sinh.
Cơ quan chức năng đã kê biên hàng loạt tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân, VKS đề nghị HĐXX tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án. Đối với các mã tài sản đang thế chấp tại SCB, đại diện VKS đề nghị giao cho ngân hàng này xử lý theo quy định pháp luật. Cơ quan công tố cũng đề nghị tịch thu toàn bộ số tiền các bị cáo hưởng lợi, tự nguyện khắc phục thiệt hại trừ vào nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan.
Bị cáo Trương Mỹ Lan xem lại hồ sơ trong phiên xét xử ngày 20/3.
Theo cơ quan tố tụng, hành vi của các bị cáo gây thất thoát đặc biệt lớn về kinh tế, tạo dư luận xấu trong xã hội, dư luận xấu với quốc tế nên cần phải xử lý nghiêm khắc mới đủ sức răn đe.
Luật sư cung cấp bổ sung thông tin của bị cáo cho VKS trong phiên tranh luận ngày 20/3.
Trong phần bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan, luật sư Phan Trung Hoài cho biết vừa qua bà Lan đã được tạo điều kiện gặp con gái. Trước đó, cả bà Trương Mỹ Lan và chồng là Chu Lập Cơ đều có đơn gửi HĐXX xin tạo điều kiện cho luật sư và con gái đi thu hồi các khoản nợ bên ngoài để khắc phục hậu quả vụ án.
Điểm lại những tình tiết trước khi VKS đề nghị án với bị cáo Trương Mỹ Lan VKS sẽ luận tội bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm. Trong khi các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội và mong được xem xét khi tòa lượng hình, thì bà Trương Mỹ Lan vẫn một mực phủ nhận tội trạng. Ngày 19/3, sau gần nửa tháng xét hỏi, VKS sẽ tiến hành đề nghị mức...