Xét tuyển NV: Cửa mở nhưng khó vào
Năm nay, thời hạn xét tuyển nguyện vọng bổ sung được Bộ GD- ĐT cho phép kéo dài tới ngày 30/11, sự “rộng rãi” này khiến thí sinh có tâm lý khá thoải mái để nộp đơn xét tuyển vào các trường ĐH công lập hay các trường vốn có điểm đầu vào khá cao.
Hiện nay, nhiều trường đã có thể sơ bộ kết thúc công tác tuyển sinh trong khi một số trường khác bắt đầu vào guồng.
N ơi khó, nơi dễ
Nhiều trường cho biết đã nhận được lượng hồ sơ cao hơn nhiều lần so với chỉ tiêu xét tuyển. Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận được hơn 1.000 hồ sơ xét tuyển trong khi chỉ có 150 chỉ tiêu xét tuyển bổ sung. Trường ĐH Mỏ – Địa chất nhận được hơn 4.000 hồ sơ.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) cũng nhận được hơn 800 đơn xét tuyển, trong khi chỉ tiêu còn lại của trường là hơn 100. Điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung vào trường này rất cao.
Tương tự, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) cũng có thừa hồ sơ và điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung cao hơn đáng kể so với điểm sàn xét tuyển vào trường, cá biệt như ngành sư phạm lịch sử và ngôn ngữ học (khối C) đều có điểm chuẩn cao hơn 3,5 điểm so với điểm sàn nhận hồ sơ.
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH dân lập Phương Đông. Ảnh: Khánh Nguyên
Những khối ngành, khối trường khó tuyển vẫn cần thời gian xét tuyển dài hơn. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vẫn còn 40 chỉ tiêu ĐH cho ngành sư phạm kỹ thuật công nghiệp (điểm từ 15) và 60 chỉ tiêu CĐ cho ngành công nghệ thiết bị trường học (khối A từ 10 và khối B từ 11 điểm).
Trường ĐH Lâm nghiệp tiếp tục xét tuyển 565 chỉ tiêu bổ sung đối với bậc ĐH với mức điểm gần như bằng điểm sàn. Trường ĐH Nguyễn Trãi xét tuyển bổ sung nguyện vọng đợt 2 với 500 chỉ tiêu hệ ĐH và 300 chỉ tiêu hệ CĐ các ngành như kiến trúc, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán.
Video đang HOT
Trường ĐH Thăng Long vốn có đầu vào khá cao trong số các trường ngoài công lập. Năm nay điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung đợt 1 khối A của trường khá cao, 18 điểm. Tuy nhiên trường vẫn phải tuyển thêm đợt tiếp theo cho tất cả các ngành.
Các ĐH vùng như ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Lạt… còn rất nhiều chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung cho đợt tiếp theo. ĐH Thái Nguyên có 7.000 chỉ tiêu cho xét tuyển bổ sung song đợt đầu mới nhận được khoảng 4.500 đơn xét tuyển. ĐH Đà Lạt đã công bố xét tuyển hàng trăm chỉ tiêu cho nguyện vọng tiếp theo với điểm xét tuyển nhiều ngành chỉ bằng điểm sàn ĐH.
Cẩn trọng với “cao đẳng thực hành”
Khi chỉ tiêu xét tuyển của các trường nhóm trên đã được thực hiện “hòm hòm” thì các trường khó tuyển bắt đầu vào giai đoạn gấp gáp. Trước nỗi lo thiếu thí sinh, có trường vẫn dùng “chiêu” gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho cả những thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường dù Bộ GD-ĐT đã có quy định cấm. Bên cạnh đó, nhiều trường “lách” bằng cách gửi thư mời hay tự giới thiệu về các ngành học đang khát thí sinh.
Việc này không vi phạm quy định của Bộ GD-ĐT song việc rò rỉ thông tin của thí sinh giữa các trường rõ ràng là điều cần phải đặt ra. Về phía thí sinh, do tâm lý muốn có thêm cơ hội trúng tuyển nên nhiều người đã nộp cả bản photocopy giấy chứng nhận kết quả cho các trường yêu cầu nộp bản chính. Trường ĐH Thương mại cho biết đã phải trả lại tới 180 hồ sơ không hợp lệ, trong đó nhiều hồ sơ có giấy chứng nhận kết quả như vậy.
Một trong những yêu cầu của Bộ GD-ĐT khi đổi mới công tác tuyển sinh từ hai năm nay là các trường phải cập nhật hằng ngày tình hình nộp hồ sơ xét tuyển của thí sinh. Tuy nhiên, việc này không được nhiều trường thực hiện nghiêm ngặt. Phần lớn các trường chỉ cập nhật một lần vào cuối đợt xét tuyển, mỗi trường làm một kiểu và không thuận tiện cho việc theo dõi của thí sinh.
Để thu hút thí sinh, một số trường đã nhập nhằng về tên gọi của hệ đào tạo, khiến thí sinh tưởng rằng mình nộp hồ sơ vào hình thức đào tạo chính quy. Hàng trăm thí sinh đã nhầm lẫn như vậy, hy vọng được liên thông lên ĐH sau khi hoàn thành một chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường ĐH Điện lực với Tập đoàn Vietcare để trở thành “Cử nhân thực hành”.
Trên thực tế, chương trình này chỉ thuộc hệ CĐ nghề, khi sinh viên tốt nghiệp sẽ lấy bằng CĐ nghề do Bộ LĐ-TB&XH cấp chứ không được đào tạo CĐ chính quy và liên thông lên ĐH.
Ngoài ra, hàng loạt trường khác như ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh, CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, ĐH Lạc Hồng, Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật miền Nam, Trường ĐH Nguyễn Trãi, Trường ĐH FPT… cũng đã tự đặt ra hệ “CĐ thực hành” để xét tuyển, thậm chí có trường còn cấp luôn giấy báo mời nhập học cho thí sinh.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Hệ CĐ thực hành là tên gọi không có trong danh mục giáo dục quốc gia. Do đó, các trường ĐH, CĐ tự ra thông báo xét tuyển hệ CĐ thực hành là sai. Bộ sẽ rà soát, kiểm tra và có công văn yêu cầu các trường chấn chỉnh.
Theo Hà Nội mới
"Cửa" vào trường ĐH công lập quá "hẹp"
Các trường đại học (ĐH) vừa chốt đợt đầu tiên xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Căn cứ lượng hồ sơ nộp vào cho thấy thí sinh (TS) đang đổ dồn vào các trường ĐH công lập, điều này đồng nghĩa với việc "cửa" trường công sẽ hẹp hơn, nhiều TS phải tìm kiếm cơ hội ở các trường ngoài công lập.
Các trường ĐH công lập dành không nhiều chỉ tiêu để xét tuyển nguyện vọng bổ sung, trong khi nhu cầu được vào trường công lập để có mức học phí rẻ của người học lại rất lớn.
ThS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho biết: Trường tuyển khoảng 2.000 chỉ tiêu, đến thời điểm này đã nhận hơn 6.500 hồ sơ xét tuyển. Đặc biệt, nhóm ngành kinh tế - kế toán, quản lý đất đai đã "quá tải".
Nhiều TS có điểm thi có thể xét tuyển vào bậc ĐH ở các ngành khác nhưng vẫn "chen" vào ngành quản lý đất đai, kế toán, quản trị kinh doanh... ở bậc cao đẳng (CĐ). Chỉ tính riêng bậc CĐ của hai ngành quản lý đất đai và kế toán đã có hơn 2.000 TS dự tuyển nên dự kiến điểm chuẩn các ngành này sẽ tăng 2-3 điểm so với năm trước.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Trong khi đó, rất nhiều ngành có tên gọi không "kêu" như cơ khí công nghệ, lâm nghiệp, bản đồ học (hệ thống thông tin địa lý, thông tin môi trường) còn chỉ tiêu, nhu cầu xã hội cao nhưng rất ít TS để mắt đến.
Thống kê lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào Trường ĐH Tài chính Marketing TP.HCM cho thấy, bậc ĐH chỉ tuyển 280 chỉ tiêu nhưng có đến hơn 2.200 hồ sơ xét tuyển.
Cụ thể, ngành kinh doanh bất động sản tuyển 70 chỉ tiêu nhưng có khoảng 600 hồ sơ, ngành hệ thống thông tin quản lý có 400 hồ sơ cạnh tranh 50 "vé" vào giảng đường, ngành tài chính công tuyển 80 chỉ tiêu nhưng có hơn 700 hồ sơ đăng ký... Đặc biệt, bậc CĐ Tiếng Anh kinh doanh có gần 1.200 TS cạnh tranh 40 chỉ tiêu. Đúng như dự đoán, điểm chuẩn được công bố cao hơn 2-3 điểm so với điểm sàn xét tuyển.
Mùa tuyển sinh năm nay, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là một trong những trường thu hút nhiều TS dự thi, xét tuyển. ThS Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo nhà trường cho biết: Trường xét tuyển 1.300 chỉ tiêu cho bậc ĐH nhưng có khoảng 7.000 TS đăng ký xét tuyển, tính đến chiều 6/9.
Cơ hội xét tuyển vào các trường công lập là rất ít
Đặc biệt, nhóm ngành kinh tế như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán có lượng hồ sơ áp đảo nên điểm chuẩn cao hơn điểm sàn xét tuyển 0,5-2 điểm.
TS Võ Văn Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang cho biết, dù chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung chỉ gọi 900 chỉ tiêu nhưng đến nay trường đã nhận được khoảng 3.000 hồ sơ. Đây là con số kỷ lục về hồ sơ xét tuyển nguyện vọng của trường trong nhiều năm nay nên dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng cao.
Mới đây, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đưa ra điểm chuẩn dự kiến tăng từ 1-3 điểm. Cụ thể, các ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, công nghệ chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật ô tô dự kiến điểm chuẩn sẽ lấy 17 điểm (khối A) và 16,5 điểm (khối A1), cao hơn điểm sàn xét tuyển từ 1-3 điểm. Ở bậc CĐ, nhiều ngành có điểm chuẩn tăng từ 0,5-3,5 điểm vì lượng TS xét tuyển khá nhiều.
Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Văn phòng Bộ GD-ĐT tại TP.HCM đưa ra lời khuyên: Những TS không trúng tuyển ở đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung lần thứ nhất phải bình tĩnh và cân nhắc kỹ khi đăng ký hồ sơ xét tuyển cho đợt kế tiếp. Đối với những trường ĐH địa phương và trường ngoài công lập, cơ hội trúng tuyển luôn rộng mở. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ vào những trường ngoài công lập, TS cần tham khảo và tìm hiểu kỹ mức học phí, cơ sở học tập có thuận tiện không.
Những trường ĐH còn dành chỉ tiêu xét tuyển nguyên vọng bổ sung đợt II: Trường ĐH Kinh tế Tài chính UEF còn 350 chỉ tiêu các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, marketing, kế toán dành cho TS đạt điểm thi khối A, A1, D1-6. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển 700 chỉ tiêu hệ ĐH và 2.000 chỉ tiêu hệ CĐ cho tất cả các khối A, A1, B, C, D1, V, H. Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM còn 2.500 chỉ tiêu ĐH-CĐ. Tương tự, những TS đạt từ điểm sàn ĐH-CĐ có thể tham khảo các trường ĐH CNTT Gia Định, ĐH quốc tế Hồng Bàng...
Theo PNO
Xét tuyển nguyện vọng: Rối với 'nộp vào rút ra' Sau khi trượt nguyện vọng bổ sung, hàng ngàn thí sinh xin rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để tìm cơ hội vào trường khác. Có trường đồng ý cho rút, có trường không. Sự việc chưa có tiền lệ này đã gây khó cho cả thí sinh lẫn các trường. Thí sinh và phụ huynh đến Trường ĐH Sài Gòn xin...