Xét tuyển học bạ không còn ‘mặn mà’
Khoảng 3 năm gần đây, xét tuyển vào ĐH bằng hình thức học bạ được nhiều trường ĐH sử dụng để sàng lọc thí sinh.
Thí sinh cũng rất hào hứng với phương thức này bởi lý do đơn giản là không cần qua bất kỳ cuộc thi tuyển nào cũng có thể vào được ĐH.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, đợt tuyển sinh năm 2021 dù mới chỉ bắt đầu khoảng một tháng nhưng số lượng thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển học bạ có chiều hướng giảm nhiều. Theo chia sẻ của đại diện Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TPHCM, trường này bắt đầu nhận hồ sơ xét học bạ từ ngày 1/3, nhưng đến nay mới nhận được hơn một ngàn hồ sơ, giảm rất nhiều so với các năm trước.
Trước kia xét tuyển học bạ chủ yếu được các trường dân lập, tư thục sử dụng với mục đích “vét” các thí sinh có điểm thi thấp, không đủ điểm xét tuyển thì dần dần xét tuyển học bạ được cả các trường công lập sử dụng. Kỳ tuyển sinh năm 2019 và năm 2020, xét tuyển học bạ được hàng trăm trường ĐH sử dụng, chiếm tỷ lệ lơn trong xét tuyển đầu vào.
Video đang HOT
Thậm chí nhiều trường dành tới 50% chỉ tiêu để dành cho phương thức xét tuyển này. Với ưu thế không phải tổ chức thi cử, không phải chấm cũng như sàng lọc gắt gao, thí sinh dễ dàng sử dụng kết quả học tập các năm học ở các năm học THPT để dự tuyển.
Ngoài ra, xét tuyển học bạ cũng đa dạng bằng cách trường thay đổi môn, lớp hoặc tổ hợp các môn học để phù hợp với các ngành nghề khác nhau khiến cho việc tuyển sinh đơn giản hơn.
Hiện nay số lượng các trường sử dụng phương thức xét tuyển học bạ để chọn lựa thí sinh cũng vẫn rất lớn, thậm chí là gần như toàn bộ các trường ĐH đều có chỉ tiểu tuyển sinh bằng phương thức này. Dù thời gian nhận hồ sơ học bạ vẫn còn nhiều nhưng số lượng đã giảm so với trước.
Ngoài nguyên nhân thời gian vẫn còn cho thí sinh thì nhiều thí sinh cho biết xét tuyển học bạ ngày càng khó khăn, không dễ dàng như trước. Nhiều trường sử dụng điểm trung bình của tổ hợp 3 môn học, như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ của cả 3 năm THPT hay 2 năm lớp 11 và 12, hoặc tổ hợp 5 hoặc 6 môn học của lớp 12.
Thậm chí nhiều trường còn quy định về điểm của từng học kỳ trong năm học khiến cho điểm học bạ cũng bị áp lực rất lớn. Đặc biệt, nhiều thí sinh cũng cho biết do cách chấm điểm học bạ của thí sinh có sự thay đổi giữa khối trường công lập và dân lập, tư thục nên việc xét tuyển học bạ không quá “công bằng”.
Dù vẫn là phương thức tuyển sinh được thí sinh, phụ huynh và các trường ĐH,CĐ chọn lựa nhưng xét tuyển học không còn thu hút đông đảo thí sinh, nhất là ở các ngành nghề có sự cạnh tranh. Với xu thế này, nhiều trường chắc chắn sẽ phải điều chỉnh tỷ lệ xét tuyển hay phương thức coi điểm học bạ chỉ là một phần trong số chỉ tiêu xét tuyển mà thôi.
Đại học An ninh Nhân dân tuyển sinh năm 2021 với 3 phương thức
Năm 2021, trường Đại học An ninh Nhân dân tuyển 350 chỉ tiêu theo 3 phương thức.
Trường Đại học An ninh Nhân dân và thông tin về tuyển sinh đại học chính quy tuyển mới năm 2021 của trường. Theo đó, năm nay trường tuyển sinh các thí sinh từ Đà Nẵng trở vào. Thời gian tuyển sinh theo lịch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C03, D01. Khối ngành tuyển sinh: Nghiệp vụ an ninh. Chỉ tiêu tuyển sinh: 350 chỉ tiêu.
Phương thức tuyển sinh, gồm: Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT. Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế (chứng chỉ IELTS Academic đạt từ 7.5 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 110 trở lên hoặc chứng chỉ HSK cấp 5 trở lên) với kết quả học tập THPT. Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp (A00, A01, C03, D01) kết hợp với kết quả học tập THPT.
Mỗi thí sinh được tham gia xét tuyển nhiều phương thức khác nhau. Ngoài đảm bảo các điều kiện dự tuyển chung, thí sinh đăng ký dự tuyển theo từng phương thức (1, 2, 3) phải đáp ứng các điều kiện riêng mà phương thức xét tuyển ấy đặt ra.
Năm 2021, ĐH An ninh Nhân dân tuyển sinh 350 chỉ tiêu theo 3 phương thức. Ảnh minh họa: Q.A
Đối tượng dự tuyển bao gồm: Cán bộ Công an trong biên chế; Chiến sĩ nghĩa vụ Công an có thời gian công tác từ 15 tháng trở lên (tính đến tháng thi tốt nghiệp THPT); công dân hoàn thành nghĩa vụ Công an hoặc hoàn thành nghĩa vụ quân sự được dự tuyển thêm 01 lần trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày có quyết định xuất ngũ đến tháng sơ tuyển; Học sinh Trường Văn hóa CAND; Công dân thường trú theo quy định hiện hành tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển.
Điều kiện dự tuyển, người dự tuyển ngoài đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, phải đáp ứng các điều kiện sau: Trong những năm học THPT hoặc tương đương đạt học lực từ trung bình trở lên (theo kết luận học bạ); Tính đến năm dự tuyển, cán bộ Công an trong biên chế, chiến sĩ nghĩa vụ Công an, công dân hoàn thành nghĩa vụ Công an hoặc hoàn thành nghĩa vụ quân sự không quá 30 tuổi; học sinh Trường Văn hóa CAND, công dân thường trú theo quy định hiện hành tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển không quá 22 tuổi; người dân tộc thiểu số không quá 25 tuổi;
Cán bộ Công an trong biên chế, chiến sĩ nghĩa vụ Công an phân loại cán bộ ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên trong năm liền trước với năm dự tuyển; Công dân hoàn thành nghĩa vụ Công an hoặc hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời gian tại ngũ, hàng năm đều đạt mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
Học sinh Trường Văn hóa CAND, công dân thường trú theo quy định hiện hành tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển trong những năm học THPT và tương đương đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên, chưa kết hôn, chưa có con đẻ; Đảm bảo tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Công an.
Tiêu chuẩn sức khỏe, chỉ tuyển thí sinh đạt tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2 và đáp ứng các chỉ số đặc biệt theo quy định tại Thông tư số 45/2019/TT-BCA ngày 02/10/2019 của BCA quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe công dân tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND.
"Kịch bản" xét tuyển học bạ vào đại học 2021 Năm 2021, xét tuyển học bạ THPT vẫn là "mắt xích" quan trọng trong bức tranh xét tuyển đại học của thí sinh và định hướng tuyển sinh của các trường. Với phương thức xét học bạ, thí sinh chủ động về thời gian xét tuyển, có thể tham gia xét tuyển sớm để tăng cơ hội trúng tuyển đại học. Nhiều trường...