Xét nghiệm vân tay có thể xác định được người dùng cocaine
Phương pháp xét nghiệm bằng dấu vân tay mới có thể giúp phân biệt những người có sử dụng cocaine chỉ trong vài phút cho dù người đó đã rửa tay.
Phương pháp mới có thể giúp kiểm tra rất nhanh những người đã sử dụng cocaine.
Kỹ thuật đột phá này có thể dẫn đến việc sàng lọc nhanh đặc biệt là tại nơi làm việc ở những địa điểm công cộng.
Nó cũng có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý người phạm tội và nhân viên điều tra dựa trên hóa chất bài tiết qua mồ hôi.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Min Jang thuộc khoa hóa học tại Đại học Surrey, cho biết: “Dấu vân tay là một cách tuyệt vời để kiểm tra thuốc vì nó rất nhanh và hiệu quả để thu thập. Sử dụng phương pháp của chúng tôi, có thể phân tích trong vòng chưa đầy 2 phút”.
Benzoylecgonine chỉ có trong cơ thể sau khi sử dụng cocaine. Phân tử này không có trong các mẫu từ những người không sử dụng thuốc, ngay cả sau khi chạm vào cocaine đường phố và sau đó rửa tay.
Thành viên phòng thí nghiệm, tiến sĩ Catia Costa cho biết nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra người sử dụng heroin, cần sa hoặc amphetamines.
“Chúng tôi rất vui mừng về khả năng thử nghiệm thuốc bằng vân tay. Ngoài các loại thuốc bất hợp pháp, chúng tôi đã tìm thấy chúng tôi có thể phát hiện các dược phẩm khác trong dấu vân tay. Chúng tôi rất muốn xem liệu có thể sử dụng điều này để giúp bệnh nhân kiểm tra thuốc của họ đang được cung cấp với liều lượng phù hợp hay không”, tiến sĩ Catia Costa nhấn mạnh.
Trong một loạt các thí nghiệm được mô tả, thử nghiệm không gây đau đớn cho những người sử dụng cocaine bằng một mẫu duy nhất.
Video đang HOT
Những người tham gia thử nghiệm được yêu cầu rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trước khi đưa ra một dấu vân tay khác. Quá trình tương tự này đã được sử dụng để thu thập các mẫu từ một nhóm người không sử dụng ma túy đã chạm vào cocaine.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật quét gọi là quang phổ khối nhanh, độ phân giải cao để tham chiếu chéo thông tin từ cả hai nhóm.
Tiến sĩ Melanie Bailey, cũng tại Đại học Surrey, cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng nghiên cứu này thực sự có ý nghĩa vì xét nghiệm trong phòng thí nghiệm của chúng tôi sử dụng phép đo phổ khối có độ phân giải cao có thể cho thấy sự khác biệt giữa người đã chạm vào thuốc và người đã sử dụng thuốc chỉ bằng cách lấy dấu vân tay của họ. “
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Mirror
Phía sau sự hồi sinh
6 giờ căng thẳng chờ kết quả xét nghiệm, 13 ngày cách ly, 30 bác sĩ - điều dưỡng giỏi "trực chiến"... Đó chỉ là 3 trong vô vàn những con số mà các y bác sĩ Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy đã thực hiện suốt những ngày qua, để đem lại hy vọng cho bệnh nhân nhiễm nCoV.
Trong buổi tiếp xúc cùng báo giới, không ai nhìn thấy nụ cười sau chiếc khẩu trang của anh Li Zichao (28 tuổi), nhưng mọi người hoàn toàn có thể cảm nhận được niềm vui của anh khi bản thân khỏi bệnh và ông Li Ding (66 tuổi, cha anh) đã tự sinh hoạt, ăn uống bình thường.
Những phản ứng tức thời
Lúc bước chân vào Khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy, cha con anh Li Zichao chỉ mới là trường hợp nghi ngờ, chưa có chẩn đoán nhiễm nCoV. Lúc đó tại BV, các bác sĩ khi ghi nhận thông tin người cha đến từ Vũ Xương (TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), nơi đang là tâm điểm của vùng dịch của nCoV, đã đặt sự cẩn trọng lên hàng đầu. Cả hai bệnh nhân được đưa vào khu cách ly 2 lớp. Sự chủ động là do quy trình xét nhiễm khuẩn, chẩn đoán và điều trị đã được Bộ Y tế và BV tập huấn từ trước.
Trở ngại đầu tiên xuất hiện, người cha không hợp tác, người con chỉ đưa cha đi khám, không nghĩ mình cũng mắc bệnh nên không đồng ý cách ly. Các bác sĩ kiên trì thuyết phục.
"Chúng tôi đặt mình vào vị trí của họ - người nước ngoài, đang ở một đất nước xa lạ, bất ngờ phải nhập viện, nghi nhiễm dịch trong thời điểm cận tết và phải sống trong khu vực cách ly nên tâm lý rất hoang mang. Muốn họ an tâm, chúng tôi phải vững tâm lý, từ bác sĩ tiếp nhận ca bệnh, đến điều dưỡng, rồi cả đội ngũ chuẩn bị khu vực cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn. Có lẽ nhờ vậy, họ bớt lo sợ", bác sĩ CK1 Nguyễn Ngọc Sang, người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trong phòng cách ly đặc biệt ở BV Chợ Rẫy, chia sẻ về những ngày đầu tiên tiếp nhận cha con anh Li Zichao.
Bệnh nhân Li Zichao rời phòng cách ly đặc biệt sau khi được điều trị thành công
BV Chợ Rẫy phối hợp ngay với Viện Pasteur TPHCM để kiểm tra ca nghi nhiễm và 6 giờ sau đã có kết quả: Cả 2 đều dương tính với nCoV. "Ngay lập tức, 30 bác sĩ và điều dưỡng giỏi chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm từ các đợt chống dịch trước đó của BV đã được tập trung "trực chiến". Mọi người gần như làm việc xuyên tết, luân phiên nhau để điều trị, chăm sóc kỹ lưỡng 2 ca bệnh đầu tiền tại Việt Nam", TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới BV Chợ Rẫy, cho hay.
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy, nói thêm: "Với trường hợp người cha có nhiều bệnh nền, không thể tự sinh hoạt, phải thở oxy liều cao, chúng tôi nhanh chóng tổ chức hội chẩn gồm chuyên khoa nội tiết, tim mạch, hô hấp...".
Khen ngợi sự phản ứng nhanh của BV Chợ Rẫy khi thời điểm đó chưa ai biết rằng nCoV đã vào Việt Nam, PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, nói: "Khi thông tin dịch còn ở đâu đó thì BV Chợ Rẫy, đặc biệt là kíp trực hôm ấy, đã có những nghi ngờ rất nghiệp vụ.
Về mặt lâm sàng, người con chưa nhất thiết phải nhập viện, nhưng khi nhận thấy các yếu tố nguy cơ, các bác sĩ lập tức vận động anh ở lại BV điều trị. Ngay trong đêm, BV kết nối với Viện Pasteur làm xét nghiệm, nhanh chóng cho ra kết quả dương tính. Đây là bài học kinh nghiệm rất lớn trong chăm sóc sức khỏe, gồm dịch tễ, xét nghiệm lâm sàng, tư vấn".
"Chúng tôi cũng sợ!"
Khi thông tin dịch nCoV xuất hiện tại Việt Nam, hầu hết mọi người đều hoang mang, sợ hãi. Đó là điều tất nhiên và nhiều người tránh thật xa người nhiễm hoặc nghi nhiễm đang có các triệu chứng ho sốt. "Chúng tôi là người bình thường, cũng sợ bị bệnh và sợ chết chứ, chẳng qua mình có kiến thức hơn. Nhưng đây là nhiệm vụ của người bác sĩ nên chúng tôi tận tâm chữa trị, TS-BS Lê Quốc Hùng cho biết.
Ở phòng cách ly đặc biệt, mỗi ngày, các bác sĩ, điều dưỡng vào thăm khám bệnh nhân 6 lần; kèm theo đó là những lần đem thuốc, chuyển đồ ăn. Bác sĩ Ngọc Sang cho biết, hàng ngày, bước vào khu vực cách ly, anh và các đồng nghiệp mặc đồ bảo hộ nặng gần 2kg gồm: khẩu trang N95, nón trùm đầu, áo choàng, găng tay, bao giày, kính che mặt... Anh chia sẻ: "Các bác sĩ tại khoa đã có nhiều kinh nghiệm về các vụ chống dịch trước đây như dịch SARS, H5N1, H1N1; một số trường hợp theo dõi dịch Zika, Ebola... Về quy trình, chúng tôi thuần thục rồi. Tuy nhiên, dịch nCoV rất mới trên phạm vi toàn thế giới nên khi tiếp xúc bệnh nhân lần đầu, cảm giác lo sợ là có".
Điều dưỡng Nguyễn Minh Tâm mỗi ngày vào khu vực cách ly 3 lần, mỗi lần khoảng 2,5 giờ để chăm sóc, dọn dẹp vệ sinh cho 2 bệnh nhân.
"Tôi đã được huấn luyện thường xuyên từ trước, cộng thêm những kinh nghiệm trong các đợt chữa trị một số dịch bệnh nguy hiểm khác nên những công việc này không quá khó khăn. Tuy nhiên, khi về nhà, vì là người kỹ tính, mình vẫn chưa ôm con lần nào, dù rất muốn và thương con".
"Chúng ta chưa có nhiều thông tin về dịch bệnh rất mới này, cả thế giới cũng vậy. Cho nên, BV dựa vào kinh nghiệm phòng chống các dịch bệnh trước đó. Quan trọng là phải đặt ra cách theo dõi, phác đồ chữa trị như thế nào cho phù hợp. Phác đồ của Bộ Y tế đã đưa ra rồi, mình chọn lựa phác đồ phù hợp với cơ địa từng bệnh nhân, mà trong nghề gọi là "cá thể hóa bệnh nhân". Chúng tôi còn phải nghĩ đến việc làm sao để tránh lây lan dịch bệnh, ngay từ các nhân viên y tế trực tiếp điều trị cho bệnh nhân...", TS-BS Lê Quốc Hùng cho hay.
" Thay mặt Lãnh sự quán Trung Quốc, thay mặt công dân Trung Quốc được chữa khỏi bệnh, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là các y bác sĩ BV Chợ Rẫy đã cố gắng chăm sóc, điều trị cho công dân Trung Quốc. Với sự điều trị thành công này, cộng với sự giải thích của các chuyên gia y tế, chúng tôi được tăng thêm niềm tin vào cuộc chiến chống dịch bệnh. Qua sự hợp tác quốc tế, trong đó có Việt Nam, hy vọng chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh."
Ông Hoàng Hy Bình, đại diện Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM
Trong ngày xuất viện, anh Li Zichao cảm kích: "Tôi rất hạnh phúc khi được các bác sĩ Việt Nam điều trị khỏi bệnh. Trân trọng gửi lời cảm ơn tập thể đội ngũ bác sĩ BV trong những ngày qua đã chăm sóc cho tôi và cha tôi. Chúng tôi không chỉ được chăm sóc về mặt thể chất mà còn được chăm lo về tinh thần".
Anh Li Zichao bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục ở lại BV để chăm sóc cha mình. BV đã thiết kế phòng riêng để mỗi ngày anh có thể theo dõi, nắm thông tin của cha anh; được quan sát sinh hoạt của ông qua màn hình camera kết nối với điện thoại. BV còn bố trí cho 2 cha con mỗi người một chiếc điện thoại để trao đổi.
Phía sau sự hồi phục của 2 cha con anh Li Zichao, là hành trình nỗ lực chữa trị, chăm sóc tận tâm của các y bác sĩ, điều dưỡng BV Chợ Rẫy, khi từng giây, từng phút, phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Trên hết, đó là tình người và tài năng của những lương y nơi đây,
TIỂU TÂN
Theo sggp
Bác sĩ Trung Quốc cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus corona qua đường tiêu hóa Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã tìm thấy dấu vết của virus corona trong chất thải của bệnh nhân, dấy lên lo ngại về con đường truyền nhiễm bệnh mới. Theo báo cáo trước đó của cơ quan y tế, virus corona có khả năng lây lan thông qua tiếp xúc với các giọt dịch tiết hô hấp, bao gồm việc...