Xem lại hình ảnh những ngày đầu dùng Internet ở Việt Nam, bồi hồi, xao xuyến quá!
Hơn 20 năm trước, Việt Nam lần đầu tiên tiếp cận Internet cùng thế giới, xem lại biết bao thăng trầm vui buồn ngày xưa được tái hiện qua những hình ảnh thân thuộc này.
Tính đến năm 2021, Việt Nam đã bước sang năm thứ 24 từ khi chính thức hoà mạng Internet với thế giới. Có mặt ở Việt Nam từ những tháng cuối năm 1997, tuy nhiên đến những năm 2000, Internet mới dần trở nên phổ biến ở nước ta.
Thêm 1 năm nữa trôi qua, những thế hệ đầu 8x, đầu 9x vẫn đang ngày ngày đón nhận những thay đổi mới của khoa học, hiện đại, nhưng tin chắc rằng khó ai có thể quên những ngày đầu dùng Internet thế này. Xem lại thấy bồi hồi, xao xuyến quá!
Thời hoàng kim của Yahoo Messenger, đây chắc chắn là phần mềm bạn phải mở ngay khi yên vị tại quán net
Chụp hình bằng webcam trên máy tính tiệm net nữa chứ hả
Các bạn trẻ sau này liệu còn biết các kí tự =)), :3, :
Đi đôi với ngôi vương của Yahoo! Messenger, đó chính là Blog360. Blog360 ngày xưa còn được xem như là trang web riêng của bạn, khi bạn có thể thiết kế giao diện theo ý mình. Đây cũng là nơi những “mầm non đất nước” lúc đó sau này trở thành nhà văn đấy nhé!
Thứ duy nhất không thay đổi giao diện chính là diễn đàn Gamevn.com. Tồn tại hơn 20 năm với giao diện cũ thế này khiến nhiều người bật cười
Mỗi lần nhận được tiếng “BUZZ” này có thể khiến nhiều người phải giật mình. Đây là cách để người khác phải chú ý đến bạn trên Yahoo Messenger thay vì spam tin nhắn
Video đang HOT
Những phần mềm, những bộ phim Hàn Quốc được sao chép vào đĩa, thiên đường của tất cả 8x, 9x ngày đó
Khác số phận của Yahoo, nhiều dịch vụ của Google vẫn “sống” suốt những năm tháng dùng Internet của người Việt. Trình tìm kiếm Google Search, dịch vụ email Gmail đến nay vẫn được sử dụng và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với người dùng
Giao diện chat Yahoo quen thuộc, với hàng trăm nickname viết kiểu Teencode đến bây giờ vẫn còn bật cười khi nhắc lại
Những chiếc máy tính đời đầu, nặng trịch và cồng kềnh nhưng là tuổi thơ của rất nhiều người chúng ta
“Võ lâm truyền kỳ”, một trong những game trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam từng gây sốt trong cộng đồng game thủ
Xưa và nay, nhưng hiện nay các quán net đã không còn ăn nên làm ra như ngày trước khi hiện tại ai cũng đã có máy tính cá nhân, laptop của mình
Có thể bạn chưa biết: tại Việt Nam, có một thương hiệu mạng xã hội nổi danh và lấn át tất cả cái tên khác kể cả Facebook hay Instagram thời điểm đó, chính là Zing Me – niềm tự hào 1 thời của VNG
Những tựa game nông trại từng làm điên đảo giới trẻ
Giao diện Zing Me ngày đó
Những ngày rủ nhau cùng bắn GunBao
Chúng tôi đã dùng Facebook từ thời giao diện nó còn thế này…
Những lời nhắc nhở bổ ích quen thuộc mà chắc chắn bạn không bao giờ quên
Tiếng gõ phím cách “cạch cạch” những lần chiến Audition bạn còn nhớ không?
Công bố chương trình hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 cho cơ quan nhà nước đến năm 2025
Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Bộ TT&TT công bố. Trọng tâm của công tác thúc đẩy triển khai IPv6 trong 5 năm tới là các cơ quan nhà nước.
Việt Nam xếp thứ 10 thế giới về tỷ lệ sử dụng IPv6
Chiều ngày 15/1, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết công tác triển khai IPv6 và công bố Chương trình hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước (CQNN) "IPv6 For Gov" giai đoạn 2021- 2025.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: Chuyển đổi sang IPv6 đồng nghĩa với việc không gian phát triển của mạng Internet Việt Nam sẽ rộng lớn hơn nhiều.
Với trọng tâm chuyển đổi IPv6 cho cộng đồng, trong hơn 10 năm qua, kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã có 34 triệu người dùng IPv6 với tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam đạt 46%, gấp tới 1,7 lần trung bình toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 4 Châu Á và thứ 10 toàn cầu, khẳng định vị thế trong khu vực và quốc tế. Mạng lưới, dịch vụ IPv6 của doanh nghiệp hoạt động tốt với 11 triệu thuê bao FTTH và hơn 34 triệu thuê bao di động IPv6.
Với khối CQNN, hiện đã có 33 địa phương và 4 bộ, ngành ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6; 13 Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoạt động tốt với IPv6; 20 địa phương và 11 bộ, ngành đã đăng ký sử dụng địa chỉ IP độc lập (IPv4, IPv6), sẵn sàng tài nguyên số phục vụ quy hoạch, hiện đại hóa mạng lưới, dịch vụ, phát triển hạ tầng số.
23 tập thể và 59 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 được trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, hành trình chuyển đổi Internet Việt Nam sang thế hệ mới hoạt động với địa chỉ IPv6 đã được bắt đầu từ những quyết định mạnh dạn, đúng đắn, kiên trì và hiệu quả; thể hiện rõ nhất bằng việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 - đóng vai trò kim chỉ nam xuyên suốt một thập kỷ vừa qua.
Theo Thứ trưởng, kết quả triển khai IPv6 những năm qua là niềm tự hào của Việt Nam. "Nếu nói về các bảng xếp hạng thế giới, rất ít có những xếp hạng mà Việt Nam lọt vào Top 10 quốc gia làm tốt nhất. Chúng ta đã làm được điều này với việc thúc đẩy chuyển đổi sang IPv6", Thứ trưởng nói.
100% cơ quan nhà nước chuyển đổi sang IPv6 vào năm 2025
Để định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ khối cơ quan nhà nước chuyển đổi IPv6 thành công, ngày 14/1/2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Quyết định 38 phê duyệt Chương trình "IPv6 For Gov" giai đoạn 2021-2025.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Chương trình "IPv6 For Gov" giai đoạn 2021 - 2025.
Theo ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), cơ quan được giao chủ trì triển khai Chương trình, trong 5 nam tơi, Bộ TT&TT xác định thuc đây hô trơ chuyên đôi IPv6 Viẹt Nam sẽ tạp trung vao khôi CQNN.
Bộ TT&TT sẽ tiên phong và đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của CQNN; xúc tiến, hỗ trợ và đảm bảo cho việc thực hiện thành công toàn bộ quá trình chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của CQNN.
Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình "IPv6 For Gov" trong 5 năm có thể khái quát theo hai giai đoạn lớn gồm: giai đoạn 2021 - 2022 với mục tiêu 50% bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công hoạt động tốt với IPv6; giai đoạn 2023 - 2025 với mục tiêu 100% mạng lưới, dịch vụ của CQNN chuyển đổi sang IPv6 và sẵn sàng hoạt động thuần IPv6.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng về chuyển đổi số: "Việt Nam đi cùng nhịp với các nước trên thế giới trong ứng dụng công nghệ", chúng ta đặt mục tiêu đi cùng nhịp với Mỹ, Trung Quốc và những nước tiên phong khác trong triển khai IPv6.
Khẳng định Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi IPv6, Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành, Sở TT&TT và các đơn vị chuyên trách về CNTT làm tốt vai trò hạt nhân, đơn vị tham mưu xây dựng, triển khai thành công kế hoạch chuyển đổi IPv6 của các bộ, ngành, địa phương; chủ động triển khai và đáp ứng tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí của Chương trình.
Bộ TT&TT sẽ hoàn tất việc chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của Bộ trước để làm hình mẫu tham khảo. Các CQNN thực hiện nhanh hơn quá trình xây dựng kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công. Phấn đấu ngay trong năm 2021, 100% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi IPv6 thành công cho Cổng thông tin điện tử.
Các doanh nghiệp viễn thông, Internet, doanh nghiệp CNTT cần chủ động tư vấn, cung ứng dịch vụ có hỗ trợ tính năng IPv6 cho các CQNN; chủ động rà soát, đầu tư nâng cấp hạ tầng, dịch vụ, phần cứng, phần mềm hỗ trợ IPv6 và phát triển các nền tảng hỗ trợ IPv6 như nền tảng của kinh tế số, định danh số, thanh toán điện tử... tiếp tục tham gia tiến trình chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng IPv6, hướng tới chỉ tiêu 100% người sử dụng truy cập Internet qua IPv6.
Các doanh nghiệp viễn thông, Internet đẩy nhanh cung cấp dịch vụ IPv6 tới người dùng trên diện rộng; hướng tới mục tiêu 100% người sử dụng IPv6 vào năm 2023. Các doanh nghiệp nội dung, các trung tâm dữ liệu, nền tảng điện toán đám mây lớn chuyển đổi cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định ngay trong quý I/2021. Trạm trung chuyển lưu lượng quốc gia VNIX là nơi lý tưởng để kết nối, trao đổi lưu lượng Internet, IPv6.
Trung tâm VNNIC và các đơn vị thuộc Bộ TT&TT thực hiện tốt vai trò chủ trì, điều phối, tư vấn, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương trong chuyển đổi IPv6; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, ICT chuyển đổi IPv6 đồng bộ; tham mưu cho Bộ TT&TT các chính sách, kế hoạch và có biện pháp thúc đẩy cụ thể.
Là cơ quan thường trực, VNNIC cũng cần thực hiện tốt hơn vai trò trung tâm tổng hợp, theo dõi, giám sát thông tin để tương trợ hỗ trợ các đơn vị bám sát và hoàn tất các chỉ tiêu của chương trình.
"Các cơ quan, tổ chức, đơn vị hãy xác định tinh thần đi cùng nhau, làm cùng nhau và hoàn thành xuất sắc các mục tiêu trong Chương trình IPv6 cho CQNN như đã thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6", Thứ trưởng đề nghị.
Lượng máy ảnh bán ra trong 2020 đã giảm tới 40%, webcam tăng mạnh gần 360% Những tháng cuối năm (như tháng 12), lượng máy ảnh bán ra vẫn có chiều hướng đi xuống mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng mùa mua sắm sẽ khiến nhiều người sẵn sàng 'mở hầu bao'. Toàn bộ thị trường hình ảnh nói chung có số lượng bán ra đạt 100.4% so với 2019 nhờ có sự khởi sắc của webcam. Thị...