Xem đua xe đạp ở Triều Tiên
Khi Bernt Johansson vượt qua những thôn trang của Triều Tiên để tiến vào thành phố Rason, đám đông hò reo khiến tay đua xe đạp người Thụy Điển nhớ tới việc đã được chào đón như thế nào tại Olympic năm 1976 diễn ra tại Montreal.
“Đường chật kín người. Tôi vẫy tay. Họ reo hò. Và khi tôi vẫy cả hai tay, họ càng cổ vũ nhiệt tình hơn,” Johansson nói. “Thật là tuyệt vời.”
Khi khoảng 40 tay đua xe đạp tới từ 7 quốc gia vượt qua sông Tumen giữa Triều Tiên và Trung Quốc vào sáng thứ Hai (23/9), đó là lần đầu tiên một cuộc đua xe đạp thậm chí là một sự kiện thể thao – xuất phát tại Trung Quốc và kết thúc ở Triều Tiên, theo các nhà tổ chức sự kiện và các nhà chức trách địa phương.
Cách đây vài tháng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đe dọa tấn công cả Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời nói rằng các đại sứ quán nước ngoài ở Bình Nhưỡng đang xem xét việc sơ tán các nhân viên. Tuy nhiên, hiện tại Seoul và Bình Nhưỡng đang hướng tới việc giảm nhiệt những căng thẳng.
Tại một cuộc thi đấu vật vào đầu năm nay tại Triều Tiên, quốc ca Hàn Quốc đã lần đầu được vang lên kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt. Tuần trước, khu công nghiệp chung Kaesong, một biểu tượng của hợp tác liên Triều, đã được mở cửa trở lại sau 5 tháng ngừng hoạt động.
Sự kiện diễn ra hôm 23/9 là một chặng của cuộc đua xe đạp lớn hơn diễn ra tại tỉnh Cát Lâm, phía đông bắc Trung Quốc do công ty Nordic Ways của Thụy Điển tổ chức nhằm khuyến khích phong cách thể thao Bắc Âu tại Trung Quốc.
“Chúng tôi đã thương lượng với Trung Quốc và Triều Tiên trong hơn một năm,” Gavert Waang, chủ tịch Nordic Ways cho biết. “Bằng thể thao, chúng tôi xây dựng những những nhịp cầu và phá vỡ các biên giới. Hoạt động này mở ra một cánh cửa cho phương tây vào Triều Tiên.”
Sau khi rời lãnh thổ Trung Quốc vào hôm 23/9, các tay đua đã đi xe buýt tới bờ sông phía Triều Tiên, sau đó được hướng dẫn dắt xe đạp ra giữa cầu để khởi động lại. Trong khi các tay đua rất hài hước, trêu đùa các binh sĩ gác biên giới, các hướng dẫn viên và quan chức chính phủ chăm chú dõi theo nhất cử nhất động của họ trước khi cuộc đua bắt đầu.
Đường mòn Triều Tiên là một chặng đua đòi hỏi khắt khe nhưng cảnh quan lại cực kỳ hấp dẫn, nhiều tay đua cho biết. Những con đường quanh co đưa những tay đua lên các đỉnh núi cao và giúp họ có được cái nhìn toàn cảnh về những cánh đồng ngô bạt ngàn, những rừng gỗ thông cao vút và những ngôi làng xinh xắn của đất nước Triều Tiên. Những người nông dân và dân làng đứng hai bên đường cổ vũ. Một vài người vỗ tay trong khi bọn trẻ con tròn mắt quan sát. Cảnh sát chốt tại nhiều điểm trên đường đua thỉnh thoảng lại gật đầu dặt dè mỗi khi các tay đua đi qua.
Tuy nhiên, khi các tay đua tới thành phố Rason, không khí lễ hội mới thực sự náo nhiệt. Hàng ngàn người đứng trên phố reo hò, vẫy cờ và dùng điện thoại di động để chụp ảnh. Người dân trong các tòa nhà cũng ló đầu ra cửa sổ hoặc đứng trên ban công để nhìn rõ hơn.
“Tôi chưa bao giờ có trải nghiệm như thế này,” Mike Evans, 47 tuổi, tới từ London cho biết sau khi hoàn thành chặng đua. “Có lẽ tôi sẽ không bao giờ có lại cảm giác như vậy nữa.”
Brit Helen Simmenes, 37 tuổi tới từ Na Uy cho biết sự kiện này là một ngày đáng nhớ trong sự nghiệp của cô.
Video đang HOT
Đó cũng là một ngày trọng đại đối với những người dân Triều Tiên. Trong suốt lễ đón chào và trao giải, các chính trị gia cấp cao đã ca ngợi tình hữu nghị quốc tế và hợp tác phát triển với Triều Tiên và Đặc khu kinh tế Rason.
“Các bạn đã tham dự lễ hội du lịch đua xe quốc tế được tổ chức tại thành phố Rasong vì tình hữu nghị và phát triển hợp tác kinh tế, (và các bạn) sẽ có thể thưởng thức những cảnh đẹp của thành phố Rasong,” Chon Dong Chol, người đứng đầu cơ quan du lịch Rasong cho biết sau khi chặng đua kết thúc.
“Các bạn nên tự hào về chính mình rằng các bạn là những vị khách nước ngoài đầu tiên được tới thăm bờ biển phía bắc Triều tiên, miền đất của buổi sáng bình yên, bằng xe đạp.”
Theo VNN
Thế giới ngầm của dân đua xe đường phố Hồng Kông
Khi màn đêm buông xuống, 40 chiếc ô tô công suất lớn tập kết tại một con đường vắng ở ngoại ô Hồng Kông, Trung Quốc
Thiết kế bên trong xe của một tay đua đường phố Hồng Kông làm gợi nhớ đến các chiếc xe được độ để đua trong loạt phim bom tấn Too Fast Too Furious của Mỹ
Và trong khi cả thành phố đang yên giấc, không khí tại đây huyên náo bởi tiếng động cơ gầm rú... Trong lúc đang tụ tập bàn tính về lộ trình đường đua, một tay lái chợt nhìn thấy ánh đèn xanh đỏ của xe cảnh sát. Thế là cả "hội" chạy tứ tán, rồi cùng tụ lại ở một địa điểm khác cách đó vài cây số để tiếp tục cuộc đua.
Một chiếc xe "độ" chuẩn bị xuất phát trên một con phố ở Hồng Kông
Ban ngày, Eva là một y tá dịu dàng. Nhưng cứ vào một đêm nào đó mỗi tuần, cô lại trở thành một tay đua đường phố trái phép. Eva là một trong hàng trăm người Hồng Kông bị nghiện tốc độ.
Chạy chiếc Mitsubishi Lancer Evolution VII màu đen, "độ" động cơ, cô y tá 25 tuổi này là một trong hai phụ nữ duy nhất của một hội đua xe hơi ngầm mà thành viên gồm các giáo viên, doanh nghiệp, luật sư và thậm chí là cả người tu hành, theo một phóng sự điều tra của AFP đăng tải ngày 9.5.
Khó có thể nhận ra họ là dân nghiện tốc độ, khi vào ban ngày, gần như không ai trong số những người này... vượt đèn đỏ, theo AFP.
Nhưng tất cả mọi quy định, mọi luật lệ đều bị xếp sang một bên trong thế giới của dân đua xe đường phố Hồng Kông.
Dàn xe thể thao chuẩn bị vào một cuộc đua trái phép tại một con đường ở Hồng Kông
Khi đang phóng xe bạt mạng với vận tốc lên đến 200 km/giờ, Eva tự hào khoe rằng bố mẹ cô không hề hay biết cô là một tay đua đường phố trái phép liều mạng.
"Họ không đời nào hình dung được tôi là một "tay đua xe" vì tôi là con gái và trong mắt họ tôi chỉ là cô con gái bé bỏng ... Vì vậy tôi sẽ không bao giờ nói cho ba mẹ tôi biết. Tôi không muốn họ lo lắng",AFP dẫn lời Eva.
Đua xe trái phép là một vấn nạn trên toàn cầu, lan rộng từ Los Angeles (Mỹ) đến Sydney (Úc), Kuala Lumpur (Malaysia)... Riêng tại Hồng Kông, các "tay đua" xem mỗi cuộc đua như một trận đấu trên đường phố.
Chạy hết ga trên một con đường vắng mà thường ngày đông nghẹt xe cộ sẽ cởi bỏ căng thẳng từ cuộc sống ngột ngạt, Alex, người gia nhập thế giới đua xe đường phố trái phép tại Hồng Kông đã được bốn năm, nói với AFP.
"Khi bạn đang lái với tốc độ 250 km/giờ thì tất cả những chiếc xe khác có mặt trên đường đều là chướng ngại vật", anh chàng kinh doanh nữ trang 27 tuổi này cho AFP hay.
"Tất cả những chiếc xe khác đều là những bức tường. Tôi là người có thể vượt qua các chướng ngại vật đó để giành chiến thắng... Tôi là vua đường đua", AFP dẫn lời Alex.
Hành vi nguy hiểm và ích kỷ
"Khi chạy với tốc độ cao, tôi cảm thấy mình với chiếc xe hòa thành một. Chiếc xe trở thành một phần cơ thể của tôi và tôi có thể làm chủ được nó", một tay lái nữ 36 tuổi tâm sự với AFP.
Một tay đua đứng kế chiếc xe với thiết kế hầm hố sau khi vừa kết thúc một trận so tài trái phép vào rạng sáng tại Hồng Kông
Cảnh sát Hồng Kông cho hay hiện không có số liệu thống kê về số tai nạn do đua xe trái phép gây ra và cũng không có ca tử vong nào được báo cáo trong vài năm gần đây.
"Đua xe trái phép trên đường phố là một hành vi nguy hiểm và ích kỷ vì nó gây nguy hiểm cho những người khác... Chúng tôi đang cố duy trì sự an toàn trên đường phố", thanh tra viên Ngai Chun-yip, người đứng đầu tổ chống đua xe trái phép ở vùng phía bắc của đặc khu Hồng Kông, cho biết.
Ông Ngai nhấn mạnh dù chỉ một tai nạn gây chết người vì đua xe trái phép cũng là quá nhiều.
Ông Ngai hiện đang cho tăng cường tìm kiếm các đoạn video khoe chiến tích được đăng tải lên internet của dân đua để lần ra những người vi phạm pháp luật.
Hiện đua xe trái phép tại Hồng Kông diễn ra hằng tuần tại nhiều khu vực khác nhau, với rất nhiều kiểu đua, chẳng hạn như cuộc đua giữa các tay đua tình cờ nhận ra đối thủ sẵn lòng muốn "chiến đấu" trên đường đi hoặc có thể chỉ đơn thuần là một cuộc đua một mình trên xa lộ, theo AFP.
Ngoài mục đích hình thành một cộng đồng đua xe đường phố, nơi các "tay đua" có thể gặp gỡ và kết bạn, việc gia nhập giới đua xe còn mang một ý nghĩa khác, đó là để khoe của.
"Có rất nhiều đại gia siêu giàu tại Hồng Kông. Tất cả bạn bè trong giới đua xe của tôi đều sở hữu xe thể thao đắt tiền và chúng được dùng để khoe mẽ", Nick, tay đua sở hữu một chiếc Porsche và một chiếc Ford Focus RS500, cho hay.
Các "tay đua" đường phố ở Hồng Kông còn coi đua xe là dịp để "khoe" độ sành điệu và giàu có của mình
Với chi phí mua xe và độ xe lên đến hàng trăm ngàn USD, đua xe thật sự là một cách thức khoe khoang tốn kém và nguy hiểm, AFP nhận định.
Nhiều "tay đua" nghiệp dư đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Hồng Kông nên thiết lập một đường đua hợp pháp và cho rằng điều này sẽ giúp xóa nạn đua xe trái phép trên đường phố.
Trong khi đó, một số dân ghiền tốc độ khác lại sang đại lục (tức chỉ nội địa Trung Quốc, một cách nói của người Hồng Kông - PV) để tham gia các cuộc đua hai vòng vào cuối tuần với chi phí tham gia lên đến 10.000 USD.
Có điều, một số "tay đua" cho rằng đường đua hợp pháp sẽ không bao giờ có thể đem lại cảm giác phấn khích như đua trái phép.
Theo xahoi
Lời nói dối lặp lại nhiều lần của Armstrong Lance Armstrong - huyền thoại đua xe đạp nhưng cũng được coi là VĐV dùng doping tinh vi, chuyên nghiệp và thành công nhất trong lịch sử thể thao. Cuộc phỏng vấn giữa cựu huyền thoại đua xe 7 lần giành áo vàng Lance Armstrong và Nữ hoàng truyền thông Mỹ Oprah Winfrey là cuộc phỏng vấn được dư luận cả thế giới...