Xe lội nước đặc chủng của Bộ đội Công binh Việt Nam
Để chở người, binh khí kỹ thuật và phương tiện cơ giới nhẹ vượt chướng ngại nước, Bộ đội Công binh Việt Nam đã được trang bị dòng xe xích lội nước PTS-M do Liên Xô/Nga sản xuất.
Nhiệm vụ
PTS-M là loại xe xích chuyên dụng đặc chủng hạng trung, được thiết kế để chở người, xe máy, súng pháo, khí tài và hàng hóa có trọng lượng dưới 10 tấn vượt các chướng ngại nước như sông, suối, hồ nước lớn.
Trong một số điều kiện, PTS-M còn có khả năng bơi biển, do vậy nó còn được trang bị cho một số đơn vị công binh hải quân hoặc đơn vị bảo vệ đảo.
PTS-M trong biên chế Vùng 4 Hải quân
Bên cạnh việc có dự trữ sức nổi lớn (tới 60% khi mang tải 10 tấn), do được trang bị động cơ mạnh mẽ nên khả năng việt dã của PTS-M khá tốt, cơ động được trên nhiều loại địa hình phức tạp, bám sát các cánh quân để đảm bảo vượt sông khi có yêu cầu.
Với 2 vệt cầu được đóng, mở bằng cơ cấu quay tay, các phương tiện cơ giới có thể lên xuống sàn xe một cách dễ dàng.
Video đang HOT
Trang bị tiêu chuẩn trên xe PTS-M gồm đèn hồng ngoại để tác chiến ban đêm trong điều kiện ánh sáng yếu, la bàn (đặc biệt hữu dụng khi bơi biển), thiết bị thông tin liên lạc, máy đo phóng xạ, thiết bị chắn sóng.
Ngoài ra, xe còn được lắp hệ thống bơm để sử dụng trong trường hợp bị vào nước, đảm bảo cho xe hoạt động bình thường.
PTS-M thực hành chở quân trên cạn trước khi đến bến vượt
PTS-M làm nhiệm vụ cứu thương
Đặc điểm kỹ thuật
Tải trọng: Trên bộ: 5 tấn; Dưới nước (quãng đường hành quân dưới 3 km): 10 tấn.
Sức chở: Tới 70 người kèm đầy đủ vũ khí trang bị cá nhân hoặc tới 12 cáng thương binh (lắp trên xe khi làm nhiệm vụ quân y, cứu hộ, cứu nạn); Kíp vận hành: 2 người gồm 1 chỉ huy và 1 lái xe.
Kích thước sàn xe (dài x rộng): 7,9 x 2,6 m; Động cơ: công suất 350 mã lực, sử dụng nhiên liệu diesel; Lực kéo của xe trên 2 chân vịt: 1.950 kg.
Lưu tốc nước có thể vượt được: đến 2,5 m/s; Khả năng vượt sóng biển: tới cấp 4; Khả năng chịu gió: tới 18 m/s; Khả năng vượt hào: tới 2,5 m; Khả năng vượt tường cao: tới 0,65 m; Góc vượt lên xuống bến lớn nhất (với tải tối đa): 10o.
Tốc độ hành quân tối đa: Trên đường nhựa: tới 40 km/h; Dưới nước với tải 10 tấn: 11 km/h.
Dự trữ hành trình theo nhiên liệu khi hành quân trên cạn (với tải trọng 5 tấn): tới 500 km; Dự trữ hành trình theo nhiên liệu khi hoạt động dưới nước (với tải trọng 10 tấn): 15 giờ.
Theo Tri Thức Trẻ
Việt Nam năm 2014 chiếm 7% đơn đặt hàng quân sự của Nga
Có khoảng 60% đến từ châu Á, trên 30% đến từ châu Phi, 5% đến từ Mỹ Latinh, trong đó Ấn Độ chiếm 28%, tiếp theo là Iraq 11%, Việt Nam 7%, Venezuela 6%
Tàu ngầm thông thường Hà Nội lớp Kilo, Hải quân Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa)
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 31 tháng 3 đưa tin, ngày 27 tháng 3 năm 2015, tại Duma Quốc gia Nga, Cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga (FSMTC) cho biết, năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga phải sửa thành con số cao hơn.
Số liệu mới nhất chứng minh, năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga trên 15,5 tỷ USD; trong đó, ngành hàng không chiếm phần chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 44%. Hiện nay, đơn đặt hàng công nghiệp quốc phòng nước ngoài của Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga đã đạt 48 tỷ USD.
Năm 2014, các công ty Nga có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn gồm: Công ty máy bay MiG, Công ty đóng tàu Thống nhất, Công ty Almaz-Antey, Nhà máy cơ giới quang học Ural, Công ty tên lửa chiến thuật và Nhà máy đóng tàu Admiralty Shipyards.
Trong các đơn đặt hàng công nghiệp quốc phòng nhận được của Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang, có khoảng 60% đến từ khu vực châu Á, trên 30% đến từ khu vực châu Phi, 5% đến từ khu vực Mỹ Latinh (trong tương lai rất có thể sẽ tăng lên). Trong đó, Ấn Độ là nước mua sắm quân sự lớn nhất của Nga (chiếm 28%), tiếp theo lần lượt là Iraq (11%), Việt Nam (7%) và Venezuela (6%).
Người đứng đầu cơ quan này còn cho biết, sau khi chưa nhận được bất cứ đơn đặt hàng nào lâu dài, Nga đã nhận được hợp đồng mua sắm quân sự của Nigeria, Namibia và Rwanda. Ông còn hy vọng khôi phục hợp tác công nghiệp quốc phòng với các nước phương Tây và chỉ ra, trừng phạt của Mỹ chưa ảnh hưởng tới việc Nga bàn giao máy bay trực thăng Mi-17 cho Afghanistan, đồng thời tiếp tục huấn luyện nhân viên hậu cần mặt đất của máy bay trực thăng Afghanistan ở nhà máy sửa chữa máy bay Novosibirsk.
Theo Giáo Dục
Biển Đông như vạc dầu sôi, chống bành trướng tốt nhất là du kích dưới nước Người Việt biết rằng không thể dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra, đó là lý do tại sao Việt Nam mua tàu ngầm. Tàu ngầm Kilo thứ 3 được vận chuyển về Việt Nam, ảnh: WSJ. Ngày 31/3, tác giả Andrew Browne bình luận trên tờ The Wall Street Journal, để đánh bại...