Xây trụ sở để… ngắm!
Nguyên cớ làm sao vậy Tư Hồng Lĩnh?
Trạm kiểm dịch động vật nội địa Hà Tĩnh thuê nhà dân để hoạt động.
- Vì không có… đường vào
- Chuyện khó tin này ở đâu vậy?
- Trụ sở mới của Trạm Kiểm dịch động vật nội địa Hà Tĩnh (đóng tại P. Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
- Căn nguyên thế nào nói Bề Tui nghe với.
Video đang HOT
- Chuyện là thế này, công trình trụ sở làm việc Trạm Kiểm dịch động vật nội địa Hà Tĩnh được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt năm 2015 trên diện tích 2.500m2, tổng kinh phí gần 8 tỷ đồng. Mục tiêu dự án là nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, đáp ứng điều kiện làm việc và hoạt động nghiệp vụ đặc thù của cán bộ nhân viên Trạm Kiểm dịch động vật nội địa, trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh. Tháng 9-2021, công trình hoàn thành, Sở Xây dựng đánh giá trạm kiểm dịch hoàn thành theo đúng hồ sơ thiết kế, chấp thuận nghiệm thu và bàn giao, ban hành văn bản cho phép đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, phía đơn vị thụ hưởng chưa tiếp nhận vì trụ sở chưa có lối vào, phải sử dụng chung đường với một doanh nghiệp bên cạnh.
- Quan điểm của đơn vị thụ hưởng?
- Muốn công trình phải hoàn thiện đầy đủ để khi tiếp nhận có đủ điều kiện để hoạt động đúng mục tiêu. Phương tiện, xe cộ phải vào được để tác nghiệp chuyên môn kiểm dịch động vật. Bởi nếu chưa có đường vào, Chi cục Chăn nuôi và Thú y có tiếp nhận thì cũng khó trong hoạt động nghiệp vụ. Do chưa tiếp nhận trụ sở mới nên lâu nay cán bộ nhân viên Trạm Kiểm dịch động vật nội địa Hà Tĩnh vẫn đang hoạt động tại một căn nhà cấp bốn tạm bợ thuê của người dân nằm cách trụ sở mới tầm vài trăm mét.
- Chờ đến bao giờ có đường?
- Ban Quản lý dự án đầu tư công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh cho hay, theo quy hoạch phân khu phường Đậu Liêu được phê duyệt từ năm 2014, vị trí xây trạm kiểm dịch không có đường gom, nằm trong thửa đất dự kiến xây khu dịch vụ thương mại, điểm gần nhất được thiết kế đấu nối cách trạm khoảng 150m. Tuy nhiên, để làm đường gom thì trước mắt phải hình thành được khu thương mại, nhưng đến nay chưa có quy hoạch đầu tư cụ thể, nên chưa có cơ sở làm đường.
- Bề Tui thiết nghĩ, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần chỉ đạo ngành chức năng khẩn trương vào cuộc để trụ sở Trạm Kiểm dịch động vật nội địa Hà Tĩnh được đi vào hoạt động.
Nhiều nhà bè nổi ở Hòn Khô bất chấp 'lệnh cấm'
Mặc dù UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu chấm dứt các hoạt động kinh doanh nhà bè nổi tự phát tại điểm du lịch Hòn Khô (xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, Bình Định), nhưng đến nay nhiều nhà bè nổi vẫn ngang nhiên tồn tại, hoạt động bất chấp 'lệnh cấm'...
Hòn Khô, xã Nhơn Hải là địa điểm du lịch nổi tiếng ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bởi phong cảnh đẹp và các hoạt động ngắm biển. Mỗi năm, địa điểm này thu hút một lượng lớn du khách đến tắm biển, lặn ngắm san hô. Đây cũng là nơi có hệ sinh thái san hô đa dạng đang được tỉnh Bình Định giao cho Tổ cộng đồng xã Nhơn Hải bảo vệ nghiêm ngặt.
Một chiếc bè nổi ở Hòn Khô có quá nhiều khách và không mặc áo phao.
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường biển, tháng 4/2019, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản chỉ đạo chính quyền và các ngành chức năng TP Quy Nhơn chấm dứt các hoạt động kinh doanh của nhà bè nổi tự phát tại điểm du lịch Hòn Khô. Nhưng bất chấp "lệnh cấm" của tỉnh Bình Định, đến nay tại khu vực Hòn Khô vẫn còn rất nhiều nhà bè nổi tự phát hoạt động như Biển Chiều, A Tư Hòn Khô, 5 Tùng, Cát Trắng,...
Qua ghi nhận, các nhà bè nổi tự phát này có diện tích gần trăm mét vuông, được làm từ ván gỗ và phao nổi, mái lợp tôn để phục vụ các dịch vụ ăn uống hải sản cho người dân và du khách. Đáng nói, một số nhà bè còn có cả cầu phao nối vào bờ Hòn Khô. Nước thải từ hoạt động của một số nhà hàng đổ ra môi trường biển. Nhiều đoàn khách du lịch di chuyển ra các nhà bè nổi này cũng không tuân thủ việc mặc áo phao theo quy định, gây mất an toàn.
Chưa kể, ngay sát bên nhà bè nổi tự phát Biển Chiều, trong sáng ngày 22/7 chúng tôi còn phát hiện người dân tự ý dùng máy bơm hút cát từ dưới biển lên bờ Hòn Khô. Khi thấy phóng viên đến, một người đàn ông nhanh chóng ra tắt máy bơm. Tại đây, một lượng lớn cát đã được bơm từ dưới biển lên bờ hòn khô, khu vực biển này đã hình thành một hỏm cát sâu sụt lún.
Cách khu vực các nhà bè nổi tự phát này không xa là khu vực bảo vệ rạn san hô được tỉnh Bình Định giao cho Tổ cộng đồng xã Nhơn Hải bảo vệ. Nơi đây đã được khoanh vùng bằng hệ thống phao neo kết hợp trang bị 1 bè để làm nơi bảo vệ và trực canh cho Tổ cộng đồng bảo vệ san hô kết hợp hướng dẫn khách du lịch tham quan, lặn ngắm tại khu vực khoanh vùng.
Tuy nhiên, tại khu vực này lại xuất hiện 3 bè nổi hoạt động. Trong đó, có 1 bè nổi đã lấn cả vào trong hệ thống phao neo bảo vệ rạn san hô mà không có ai kiểm tra, nhắc nhở. Trên một chiếc bè có diện tích khoảng 30m2 còn chứa một lượng khách quá lớn, gần 200 khách khiến cho nhiều người lo lắng chiếc bè có thể lật xuống lúc nào. Du khách trên chiếc bè này cũng không được trang bị áo phao.
"Tôi được bạn bè giới thiệu để ra đây nghỉ dưỡng. Phong cảnh ở đây rất đẹp, con người thân thiện, nhiệt tình, tôi rất thích. Tuy nhiên, chiếc bè chúng tôi được đưa đến chờ để lặn ngắm san hô thì lại quá đông, quá nguy hiểm khiến chúng tôi lo sợ chiếc bè sẽ bị lật", anh T. một du khách đến từ TP Đà Lạt chia sẻ.
Trao đổi về sự việc trên, ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết, năm 2019, sau khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - ông Nguyễn Tuấn Thanh yêu cầu chấm dứt các hoạt động kinh doanh của nhà bè nổi tự phát tại điểm du lịch Hòn Khô, UBND xã Nhơn Hải đã thông báo cho nhân dân trong xã, cấm những hộ kinh doanh phát sinh bè mới để hoạt động du lịch; nếu như những hộ nào để phát sinh xây dựng bè mới thì sẽ xử lý. Còn đối với những hộ đã hoạt động trước đó, địa phương cũng đã cho cam kết, đây là hoạt động tự phát, địa phương không cho; nếu xảy việc gì thì người dân tự chịu trách nhiệm.
Đồng thời, UBND xã cũng vận động người dân bảo vệ môi trường, thu gom rác thải, yêu cầu vận chuyển khách phải có áo phao, trên bè phải có áo phao phòng hộ. Hiện tại khu vực Hòn Khô có 8 bè đang hoạt động phục vụ ăn uống và tắm biển, các hộ đã cam kết và nay đã đảm bảo. Tuy nhiên, khi được chúng tôi cung cấp về những hình ảnh hút cát, vận chuyển khách không áo phao, chở số người quá nhiều trên bè nổi, vi phạm hành lang bảo vệ rạn san hô, ông Nam rất... bất ngờ.
Ông Nam nói rằng, những bè cho khách ngồi chờ ngắm san hô đều tự phát, chỉ có 1 bè của hợp tác xã là có phép. Khi nhận được thông tin chở quá số người gây mất an toàn, ông Nam nói, sẽ cho chấn chỉnh tình trạng này. Còn về việc bè nổi xâm phạm hành lang bảo vệ rạn san hô, xã sẽ tiến hành làm việc với tổ bảo vệ cộng đồng, kéo bè nổi ra khỏi khu vực vi phạm; đồng thời thời gian tới sẽ cho tạm dừng hoạt động lặn ngắm san hô, tính toán lại phương tiện như thúng đáy kính cho du khách ngắm san hô.
Đối với việc hút cát ở khu vực biển, ông Nam khẳng định, UBND xã không cho phép hút cát, điều này là sai. Chính quyền xã sẽ mời những người vi phạm lên làm việc, xử lý. "Những bè này đều là tự phát và chắc chắn có ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, nếu như địa phương không có những bè nổi đó thì khách sẽ không tới Nhơn Hải, không tới Hòn Khô mà chỉ ở trong TP Quy Nhơn, nếu cấm thì không phát triển được du lịch được. Vì vậy địa phương không cho nhưng cũng không quyết liệt, không cấm.
Cấm rất là khó, vì đây là sinh kế của bà con. Người dân bỏ một số tiền rất lớn ra để làm những bè này, nay chưa có điều kiện để chuyển đổi sinh kế, họ tồn tại trước khi có chỉ đạo cấm. Thứ hai nữa là họ cũng đã cam kết tự chịu trách nhiệm", ông Nam nói. Trong khi đó, ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết, đã nhận được thông tin và sẽ cho lực lượng đi kiểm tra...
Thời gian qua, cũng đã có những vụ lật bè nổi trên biển gây hậu quả nghiêm trọng, bên cạnh đó việc phát triển du lịch cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến bảo tồn phát triển hệ sinh thái rạn san hô. Thiết nghĩ, chính quyền và cơ quan liên quan của tỉnh Bình Định và TP Quy Nhơn, cũng như xã Nhơn Hải cần có biện pháp quyết liệt hơn nữa, tính toán phương án hợp lý vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, vừa bảo vệ hệ sinh thái, môi trường biển Hòn Khô...
Xây trạm kiểm dịch động vật không có lối ra vào Sau gần 6 năm thi công, tháng 9/2021, dự án Trụ sở làm việc Trạm kiểm dịch động vật nội địa được Sở Xây dựng Hà Tĩnh chấp nhận nghiệm thu, bàn giao để đưa vào sử dụng với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng. Trạm kiểm dịch động vật nội địa được xây dựng khang trang nhưng không có lối ra,...