Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học: Cân bằng hơn giữa dạy “chữ” và dạy “người”
Trước một số vụ việc đáng tiếc liên quan đến văn hóa ứng xử xảy ra trong trường học, Bộ GD&ĐT đã quyết định xây dựng khung bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong toàn ngành để các địa phương, Sở GD&ĐT, các trường thực hiện.
Hiệu quả chưa như mong muốn
Xây dựng môi trường văn hóa trong trường học là nội dung luôn được Bộ GD&ĐT quan tâm sát sao, thể hiện từ việc ban hành các văn bản chỉ đạo, đến phối hợp tổ chức hội thảo, tập huấn; tổ chức khảo sát, rà soát, kiểm tra, giám sát thường xuyên hàng năm.
Sở GD&ĐT, nhà trường đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, môi trường văn hóa trong một số trường học đã có chuyển biến tốt. Nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức có nền nếp trong các cơ sở giáo dục. Việc lồng ghép giáo dục ứng xử văn hóa trong các hoạt động giáo dục,rèn luyệnkỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh, sinh viên (HSSV) được chú trọng hơn.
Theo báo cáo 63 Sở GD&ĐT về thực hiện nền nếp trường học, tính đến tháng 3/2018, có 68,7% các trường học ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa; 54,6% các trường thực hiện nghiêm túc, có chế tài xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong các nhà trường chưa được hoàn thiện. Nhiều bộ quy tắc sử dụng tại các trường học nội dung còn chung chung, mang tính khuyến khích, hô hào, chưa có chế tài xử lý… Công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong các nhà trường chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến về kiến thức văn hóa ứng xử vẫn mang nặng tính hành chính, hình thức, thiếu sự chủ động tham gia của nhà giáo, người học.
Đặc biệt, nội dung chương trình môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, giáo dục lý luận chính trị hiện nay còn nặng về lý thuyết, phương pháp và hình thức giáo dục chậm đổi mới, ít hấp dẫn. Việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho HSSV chưa phù hợp, ít chú trọng đến những giá trị nhân văn, truyền thống. Một bộ phận nhà giáo chưa quan tâm đến giáo dục văn hóa ứng xử cho HSSV trong buổi sinh hoạt lớp, tiết học chính khóa; chủ yếu chú trọng về chuyên môn và nội dung môn học chính khóa.
Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệt là đối với các tổ chức đoàn thể trong trường học thiếu chặt chẽ, chưa có cơ chế để phát huy vai trò của Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Giáo dục văn hóa ứng xử trong gia đình chưa được quan tâm đúng mức, cá biệt có những phụ huynh thiếu gương mẫu, thiếu kiến thức và kỹ năng trong việc giáo dục nên đã có những hành vi thiếu văn hóa trong gia đình, thiếu tôn trọng nhà giáo gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức, hành vi của HSSV…
Video đang HOT
Công tác quản lý, đặc biệt là khâu giám sát, kiểm tra, đánh giá về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử của các cấp quản lý giáo dục chưa tốt, các văn bản về công tác này chưa thực sự đi vào thực tiễn.
Trong chương trình đào tạo và quá trình đào tạo giáo viên hiện nay còn để “trống” mảng đào tạo về chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp, kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm; giáo viên không được bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp sư phạm, năng lực chuyên môn dẫn tới một số thầy cô giáo chưa đáp ứng được năng lực và theo kịp sự biến động về tâm lý của học sinh, cá biệt có những biểu hiện thiếu trách nhiệm, cứng nhắc, không chia sẻ với học sinh…
100% trường học phải thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa
Một trong những giải pháp Bộ GD&ĐT đưa ra là xây dựng Thông tư ban hành khung bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong toàn ngành để các địa phương, Sở GD&ĐT, các trường thực hiện. 100% Sở GD&ĐT, trường học phải hoàn thiện và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT với yêu cầu cụ thể, chi tiết, phù hợp với từng địa phương, từng trường, có chế tài xử phạt và khen thưởng để học sinh, giáo viên, phụ huynh thực hiện.
Giải pháp lâu dài, Bộ GD&ĐT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; tất cả các đơn vị triển khai Đề án này theo kế hoạch hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, rà soát lại hệ thống văn bản, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong công tác chỉ đạo thực hiện nội dung về xây dựng môi trường văn hóa, Quy tắc văn hóa ứng xử trong nhà trường để bãi bỏ những văn bản không phù hợp, chung chung và thay thế văn bản khác phù hợp, chất lượng, hiệu quả.
Bộ GD&ĐT cũng đồng thời điều chỉnh, bổ sung Chương trình sách giáo khoa phổ thông mới theo hướng giảm tải kiến thức để đảm bảo cân bằng hơn giữa dạy “chữ” và dạy “người”. Điều chỉnh, bổ sung chương trình các môn học về đạo đức, giáo dục công dân trong trường học theo hướng đổi mới phương pháp, tăng thời lượng, chất lượng các môn học. Xác định lại vị thế các môn học Giáo dục công dân và Đạo đức trong các nhà trường để đảm bảo chất lượng, thời lượng tương xứng như các môn học khác…
Với các Sở GD&ĐT, trường học cần tăng cường giáo dục thực hiện nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong trường học; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong quản lý HSSV. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong việc giáo dục kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm cho HSSV. Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu các cơ sở giáo dục khi để xảy ra các vụ việc về bạo lực học đường, gây mất an ninh, an toàn trường học.
Đồng thời, rà soát lại hệ thống văn bản, hướng dẫn trong công tác chỉ đạo thực hiện nội dung về xây dựng môi trường văn hóa, Quy tắc văn hóa ứng xử trong nhà trường để bãi bỏ những văn bản không phù hợp, chung chung và thay thế văn bản khác phù hợp, chất lượng, hiệu quả. Có biện pháp hiệu quả để tăng cường trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc phối hợp quản lý, giáo dục học sinh.
Mỗi cấp quản lý, mỗi cơ sở giáo dục cần chủ động, tích cực cụ thể hóa giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử học đường một cách hiệu quả, phù hợp với cấp học, địa phương trong chương trình đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT của toàn ngành.
Nhóm PV (thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Nhìn thẳng vào những chuyển động của GD&ĐT Chuẩn bị Kỳ thi THPT quốc gia gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả
Tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia; triển khai Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Đó là 3 nội dung quan trọng hiện nay của ngành GD-ĐT, đang được triển khai thực hiện ở tất cả các cấp học, cùng với sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội.
Chuyển động của GD-ĐT được đánh giá một cách khách quan bằng những hiệu quả rõ rệt trên mọi mặt
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tiếp tục phát huy những thành công đã đạt được trong ba năm qua với một số điều chỉnh về kỹ thuật, đảm bảo ngày càng gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả để có thể được áp dụng ổn định đến năm 2020.
Chuẩn bị sẵn sàng trước kỳ thi
Ngay sau khi ban hành Phương án tổ chức thi và tuyển sinh năm 2018, Bộ GD&ĐT đã gấp rút tổ chức rà soát, bổ sung, điều chỉnh để kịp thời ban hành các văn bản pháp quy chỉ đạo thi và tuyển sinh. Đã gửi Công văn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố quán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp chỉ đạo Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp; công văn chỉ đạo các Giám đốc Sở GD&ĐT, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục trưởng Cục Đào tạo (Bộ Công an), Giám đốc các ĐH, học viện, Hiệu trưởng các trường ĐH, Hiệu trưởng các trường CĐ, TC có nhóm ngành đào tạo giáo viên quán triệt nhiệm vụ tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp hệ chính quy năm 2018.
Công tác truyền thông về kỳ thi được tăng cường. Theo đó, Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các đơn vị của Bộ trực tiếp trao đổi trên truyền hình, trên các báo điện tử về Kỳ thi THPT quốc gia, công tác tuyển sinh năm 2018; đồng thời, cử cán bộ tham gia cùng các báo, đài tư vấn, giải đáp băn khoăn thắc mắc, giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội nắm được thông tin và đồng thuận với chủ trương tổ chức thi và tuyển sinh.
Hiện nay, phần mềm quản lý thi và tuyển sinh đang được Bộ GD&ĐT xúc tiến bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện cho phù hợp với phương án tổ chức năm 2018. Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được hoàn thiện đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng. Bộ đề thi tham khảo đã được công bố vào tháng 2/2018, làm cơ sở để giáo viên, học sinh vận dụng trong dạy học và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.
Trong các ngày 23 và 24/3/2018, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn về quy chế, nghiệp vụ tổ chức thi và sử dụng phần mềm quản lý thi, tuyển sinh năm 2018 với sự tham gia của lãnh đạo phụ trách thi, tuyển sinh 63 Sở GD&ĐT, 275 trường ĐH, CĐ trong toàn quốc, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Đào tạo (Bộ Công an) và cán bộ, chuyên viên làm công tác thi, tuyển sinh, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các đơn vị đã tham gia tập huấn. Các đơn vị triển khai tập huấn cho cán bộ, giáo viên, giảng viên trước ngày 31/3/2018. Công tác tổ chức thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia, xét tuyển ĐH hệ chính quy, tuyển sinh CĐ, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy đã được địa phương triển khai từ ngày 1/4/2018.
Kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia tại địa phương
Căn cứ vào số liệu sơ bộ của kỳ thi, trên cơ sở khảo sát các điều kiện nhân lực, vật lực của các Sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ, Bộ GD&ĐT xây dựng phương án điều động cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ về địa phương phối hợp tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2018, đảm bảo thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi an toàn, nghiêm túc.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai xây dựng, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi. Hoàn thiện phần mềm quản lý thi và tuyển sinh, nâng cấp kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi và tuyển sinh. Ban hành công văn giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức thi cho các Sở GD&ĐT và phối hợp tổ chức thi cho các trường ĐH, CĐ.
Bộ GD&ĐT cũng đồng thời chỉ đạo tổ chức và kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại các Sở GD&ĐT, công tác chuẩn bị tuyển sinh tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp. Thành lập các đoàn kiểm tra thi và tuyển sinh của Ban Chỉ đạo và triển khai hoạt động kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại các địa phương, đơn vị. Giải đáp các băn khoăn thắc mắc về thi và tuyển sinh; hướng dẫn xử lý các khó khăn vướng mắc trong quá trình chuẩn bị tổ chức thi và tuyển sinh.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ được tổ chức từ 24/6 - 27/6/2018 tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; mỗi tỉnh có một cụm thi do Sở GD&ĐT địa phương chủ trì, phối hợp với các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ do Bộ GD&ĐT điều động. Sau khi có kết quả của kỳ thi, các trường ĐH và trường CĐ, trung cấp có nhóm ngành đào tạo giáo viên thực hiện công tác tuyển sinh đến hết tháng 12/2018.
PV
Theo giaoducthoidai.vn
Quan điểm, ứng xử của không ít phụ huynh về thầy cô đang lệch lạc Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quý Đức, những cú "dội" từ xã hội, từ nền kinh tế thị trường đang khiến văn hóa ứng xử giữa phụ huynh và giáo viên lệch chuẩn. Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển thở dài khi nói về câu chuyện buồn của giáo...