Xây dựng trường học hạnh phúc: Bắt đầu từ văn hóa học đường
Sự đổi mới mạnh mẽ của giáo dục đòi hỏi mỗi HS khi tới trường phải được giáo dục toàn diện, phát triển năng lực bản thân, và học tập trong môi trường thân thiện. Điều đó sẽ tạo nên trường học hạnh phúc.
Tại nhiều trường vùng cao, dù còn không ít khó khăn song ý thức đổi mới giáo dục, xây dựng trường học vì HS đã được thể hiện rõ nét trong từng hành động, việc làm.
Môi trường thân thiện góp phần giáo dục toàn diện HS.
Xây dựng môi trường thân thiện
Đến Trường PTDTBT Tiểu học Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ – Hà Giang khó có thể nghĩ rằng đây là một ngôi trường vùng cao thuộc xã nội địa vùng 3 khó khăn, điều kiện địa lý phức tạp, HS dân tộc Mông chiếm đa số.
Trước mắt chúng tôi là cơ sở hạ tầng, trường lớp khang trang. Từ phòng học, phòng ăn của HS bán trú, sân trường… đều sạch sẽ gọn gàng, thể hiện sự quan tâm, chăm lo tận tình của đội ngũ CB, GV, NV nhà trường.
Khi được hỏi kinh nghiệm để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, cô Phạm Hạnh – Phó Hiệu trưởng nhà trường hồ hởi chia sẻ: Có lẽ điều kiện khó khăn chính là động lực để trường phấn đấu và biến ước mong thành hiện thực.
Từ đầu năm học, nhà trường đã chú trọng triển khai định hướng các hoạt động liên quan đến sự phát triển của HS thông qua nhiều hoạt động khác trong nhà trường. Chỉ đạo các lớp, các bộ phận thực hiện nghiêm túc việc xây dựng cảnh quan sư phạm, trang trí lớp học, xây dựng và thành lập các câu lạc bộ, các loại hình thư viện phát triển văn hóa đọc cho HS. Cùng đó, tổ chức giáo dục kĩ năng sống, đưa văn hóa truyền thống các dân tộc vào giảng dạy. Công tác chăm sóc HS bán trú được duy trì nền nếp và có hiệu quả…
Cô Phạm Hạnh
Đặc biệt, để hỗ trợ cho hoạt động dạy và học, nhà trường đã phát huy nội lực của đội ngũ CB, GV xây dựng các mô hình, các cách làm hay để thu hút HS như: Xây dựng thư viện xanh ngoài trời phục vụ đọc sách, trang trí khuôn viên ghế đá, các vị trí thuận tiện dễ tìm, dễ đọc. GV cũng tích cực sưu tầm và trưng bày góc văn hóa truyền thống, xây dựng lò đốt rác để bảo vệ môi trường. Công tác nội vụ HS bán trú, các ngày nghỉ hoặc trống tiết sử dụng GV trang trí lớp, bồn hoa cây cảnh…
Có thể thấy, sự đổi mới mạnh mẽ trong các hoạt động quản lý, dạy học… đã và đang tạo nên một ngôi trường PTDTBT Tiểu học Lùng Tám thân thiện. Ở đó, HS được quan tâm, tạo điều kiện và trở thành trung tâm của sự đổi mới giáo dục.
Cũng thuộc diện trường vùng khó, Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận, xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ – Hà Giang với 100% HS thuộc thành phần dân tộc khác nhau (Nùng, Mông…), có nhiều hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất.
Tuy nhiên, bước vào từng lớp học sẽ nhận rõ sự chăm chút, tâm huyết của BGH và thầy cô giáo. Cô Đinh Loan Vân – Hiệu trưởng, chia sẻ: Việc đầu tiên cô làm khi nhận nhiệm vụ tại trường cách đây 3 năm đó là cùng đội ngũ GV thay đổi diện mạo cho trường. “Một ngôi trường không có cảnh quan xanh, sạch đẹp, lớp học không được trang trí, vệ sinh sạch sẽ… thì không thể thân thiện và kích thích học tập của HS, tâm huyết từ GV”, cô Vân nói.
Lớp học trang trí thân thiện góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Ngay lập tức, những góc văn hóa, thư viện ngoài trời; vườn hoa cây cảnh, nhà xe… được chính đội ngũ GV nhà trường thiết kế, bố trí lại. Kinh phí dành cho sửa chữa eo hẹp thì bằng chính công sức, đôi bàn tay, sự sáng tạo của thầy cô cùng xây dựng, trang trí, cải tạo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, khuôn viên học đường sáng đẹp hiện ra trong nỗ lực của cả tập thể. HS mừng vui vì có thư viện ngoài trời sạch đẹp để đọc sách, truyện giờ giải lao; Góc văn hóa được khai thác hiệu quả cho những tiết học thực tế; vườn hoa cây cảnh không chỉ tạo cảnh quan đẹp cho trường mà HS còn được thầy cô dạy thêm các kiến thức về cây hoa, cây cảnh, cây thuốc…
Video đang HOT
Đặc biệt, tại Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận, khâu giữ gìn vệ sinh chung được quan tâm sâu sắc. Là trường học vùng cao nhưng phòng học cơ bản không có dấu hiệu của bùn đất bám trên sàn lớp và bờ tường. Khâu vệ sinh được khắc phục tối đa bằng giải pháp đơn giản khi tới trường vào lớp HS đều phải thay dép sạch để tại trường.
Cô Vân cho biết: Từ khi thực hiện giải pháp này thì hành lang, lớp học, sân trường sáng đẹp sạch sẽ. Việc cải tạo môi trường học đường đã thực sự giúp chất lượng dạy và học nâng lên; học sinh yêu trường lớp, tình trạng bỏ học cơ bản được loại bỏ.
Xây dựng văn hóa học đường
Xây dựng trường học hạnh phúc không chỉ bằng việc đổi mới hoạt động dạy và học. Văn hóa trường học tưởng như vấn đề đơn giản, song đây lại là vấn đề được Trường THPT số 1 Lào Cai, thành phố Lào Cai xác định là quan trọng. Bởi trên thực tế, tình trạng HS văng tục chửi bậy tại trường; tình trạng bạo lực học đường xảy ra; HS ứng xử thiếu văn hóa, chuẩn mực với bạn bè, thầy cô… khiến môi trường học đường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trường THPT số 1 Lào Cai đã triển khai đồng loạt nhiều giải pháp. Kết quả thu được từ nhà trường cho thấy một cách làm hiệu quả mà các trường học có thể tham khảo nhân rộng.
Thư viện ngoài trời của Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận (Hà Giang)
Trước tiên, trường tiến hành đầu tư cơ sở vật chất để tạo môi trường văn hóa về chất. Từ đó tăng cường giáo dục HS biết tự hào, trân trọng, có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc học tập của chính HS.
Bên cạnh đó, những nội dung xây dựng văn hóa học đường được cụ thể hóa trong các nội quy, quy định của nhà trường. Từ đó nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của GV, HS trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện lối sống lành mạnh, trang phục ngôn ngữ giao tiếp ứng xử văn hóa…
Đặc biệt, ngoài sự gương mẫu của CB, GV nhà trường trong xây dựng văn hóa trường học, trở thành tấm gương để HS noi theo thì GV chủ nhiệm chú trọng phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, giúp PHHS nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa học đường để phối hợp với nhà trường nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục HS.
Với giáo viên bộ môn sẽ tích hợp nội dung xây dựng văn hóa học đường cho HS trong quá trình giảng dạy tùy theo đặc trưng của từng môn học (tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật…).
Về phía nhà trường, thông qua các hoạt động ngoại khóa sẽ thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội trong HS. Các tổ chức đoàn thể đặc biệt là Đoàn thanh niên thường xuyên phát động và tổ chức các cuộc vận động và phong trào thi đua với nội dung xây dựng văn hóa học đường. Tạo sân chơi văn hóa lành mạnh cho HS tham gia bằng việc xây dựng các câu lạc bộ văn học, nghệ thuật, văn nghệ, thể thao, ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học…
Đức Trí
Theo GDTĐ
Trường tiểu học Quang Trung - lá cờ đầu của ngành giáo dục Bà Rịa - Vũng Tàu
Trường tiểu học Quang Trung (thành phố Vũng Tàu) đã nỗ lực phấn đấu rất nhiều để trở thành lá cờ đầu của ngành giáo dục Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngày 19/3/1991, Trường tiểu học Quang Trung được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
Trường nằm trên địa bàn Phường 9 - một trong những phường trọng điểm của thành phố Vũng Tàu; đời sống dân cư ổn định, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 98 người ; giáo viên đạt chuẩn 52/52 (100% ); trên chuẩn: 51/52 (98,1%).
Tập thể sư phạm Trường Tiểu học Quang Trung - Lãnh đạo Thành phố đến trao Cờ thi đua Chính phủ
Cảnh quan sư phạm được quan tâm xây dựng theo tiêu chí "Xanh - Sạch - Đẹp và Thân thiện", có nhiều trang thiết bị phục vụ học sinh học tập, vui chơi thuận lợi: vườn cỏ, hệ thống cây cảnh, hệ thống xích đu, "Thư viện mở", "Thư viện xanh", sân bóng mini,...
Những công trình này là thành quả của công tác "xã hội hóa" giáo dục tạo nên.
Một góc cảnh quan xanh - sạch - đẹp - thân thiện của nhà trường
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện, động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên học tập, giao lưu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; qua việc cập nhật, tìm hiểu các văn bản của ngành nhằm giúp tập thể sư phạm luôn vững vàng về kiến thức sư phạm và tri thức cuộc sống.
Đội ngũ giáo viên nắm vững qui chế chuyên môn, phương pháp giảng dạy, đảm bảo đủ hồ sơ giáo án với chất lượng tốt khi lên lớp, chú ý đến sự phát triển phẩm chất, năng lực, nâng cao tính chủ động trong học tập; tạo cho học sinh hứng thú, tích cực học tập.
Mỗi giáo viên luôn ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển tư duy và theo sát các đối tượng học sinh; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; động viên, đôn đốc giáo viên thực hiện tiết dạy tốt, giáo án tốt, khai thác hiệu quả đồ dùng dạy học hiện có và đồ dùng tự làm.
Các hoạt động thực hành thí nghiệm không chỉ diễn ra tại phòng khoa học của trường; không bó buộc trong phạm vi lớp học mà luôn được khuyến khích tạo ra những môi trường, không gian học tập mở, ngoài trời,... với những phương pháp dạy học tích cực, dễ hiểu và hiệu quả nhất.
Giáo viên tổ Tiếng Anh luôn đổi mới phương pháp dạy học, trang bị và tận dụng tối đa các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để tạo ra những tiết học Tiếng Anh trên lớp, ngoài trời hiệu quả.
Sinh hoạt chuyên môn có nề nếp đi sâu vào chất lượng. Duy trì và nâng cao chất lượng học tập của học sinh qua công tác phụ đạo và bồi dưỡng; tổ chức các phong trào thi đua học tập hiệu quả thiết thực.
Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quan tâm, chịu trách nhiệm rèn luyện học sinh theo tiêu chuẩn thi đua.
Xây dựng và phát triển nề nếp học tập tích cực, khoa học phù hợp với tâm lí trẻ thông qua những qui định, hướng dẫn và rèn luyện tâm thế học tập cho học sinh.
Hướng các em phong cách chủ động: tự học - tự tìm hiểu - tự chiếm lĩnh và chia sẻ kiến thức trong các giờ học.
Động viên khuyến khích và bồi dưỡng kịp thời năng khiếu cũng như thái độ tích cực học tập để tạo động lực phấn đấu cho học sinh.
Chú trọng bồi dưỡng phong cách "sống đẹp" và truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cho học sinh.
Nhân ngày 22/12, nhà trường tổ chức cho học sinh đến với 5 "địa chỉ đỏ": viếng đền Liệt sĩ, thăm và tặng quà trại điều dưỡng thương binh Long Hải, chúc mừng Hội cựu chiến binh Phường 9, đơn vị bộ đội E261, Công ty Trực thăng Miền Nam; tổ chức Về Nguồn và trải nghiệm cuộc sống: Khối 4 - thăm Bến Nhà Rồng, khu vui chơi Kitty; Khối 5: tìm hiểu di tích và trải nghiệm khu Nhà Lớn Long Sơn.
Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, biết ơn bộ đội Cụ Hồ qua hoạt động kỷ niệm 22/12
Cải tiến tiết Chào cờ đầu tuần với những hoạt động phong phú hữu ích qua "Câu chuyện dưới Cờ" - góp phần giáo dục đạo đức học sinh; tổ chức thực hiện chương trình "Chào ngày mới" vào các buổi sáng trong tuần từ 7h đến 7h20 phút với các hoạt động: dân vũ, múa hát tập thể, đồng diễn, thi ứng xử kĩ năng giao tiếp,...
Hoạt động "Chào ngày mới" đã góp phần rất lớn cho thành công của Hội thi "Hát múa sân trường" đạt mức Xuất sắc cấp Tỉnh.
Mừng ngày 20/11/2019, đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ năm học 2018-2019
Trong hai năm liên tiếp, tập thể sư phạm nhà trường được công nhận Tập thể Lao động Tiên tiến, Tập thể lao động Xuất sắc cấp Tỉnh; Đơn vị Thi đua Xuất sắc của Tỉnh (Lá Cờ đầu trong thi đua).
Đặc biệt, năm học 2018-2019, nhà trường được vinh dự nhận danh hiệu Cờ Thi đua của Chính phủ.
Cô Vũ Thị Việt Hoa, Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung, người được tôn vinh tại "Vinh Quang Việt Nam 2019"
Nói về thành tích của nhà trường, cô Vũ Thị Việt Hoa, Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng, tâm sự "Hiệu trưởng chỉ là người truyền cảm hứng, khích lệ động viên đội ngũ; còn thành quả đạt được là từ trí - lực, từ tinh thần đoàn kết, phấn đấu của cả tập thể giáo viên, nhân viên.
Là người lãnh đạo, tôi trân trọng những cống hiến của từng thành viên trong nhà trường.
Có thể ghi nhận sự sát cánh của Công đoàn Cơ sở do cô Phan Thị Bằng làm Chủ tịch; sự cộng lực của cô Phạm Thị Kim Nhung - một Phó hiệu trưởng năng động, trách nhiệm.
Đặc biệt là sáng tạo, tâm huyết trong lao động của những nhà giáo tiêu biểu: cô Bùi Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thị Ái Hiền, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thị Xuân, Trịnh Thị Sơn Hải, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thị Thanh Huyền v.v...
Tôi trân trọng, biết ơn những đóng góp của giáo viên, nhân viên; các nhà mạnh thường quân giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".
Xây đã khó, giữ được thành tích càng khó hơn; chúc tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, phát huy hơn nữa thành tích đã đạt được, giữ vững vị trí lá cờ đầu của giáo dục Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bài và ảnh: Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
"Khi lúc nào cũng bức xúc chuyện trường lớp, đầu tôi bạc đi rất nhanh" Đó là điều khiến hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa nghĩ rằng không thể tiếp tục kéo dài mà cần phải thay đổi hướng tới một môi trường giáo dục hạnh phúc. Với kinh nghiệm hơn 22 năm làm hiệu trưởng, thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội đã có những chia...