Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Dành điều tốt nhất cho học sinh
Chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia không chỉ là nhiệm vụ của ngành Giáo dục, mà còn là của các cấp ủy Đảng, chính quyền và lực lượng xã hội.
Cô trò Trường Tiểu học Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong giờ học.
Vì thế, cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận của tầng lớp nhân dân cũng như sự nỗ lực của toàn ngành, nhiều năm qua, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tại Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục
Trường Tiểu học Bình Khê, xã Bình Khê, TX Đông Triều (Quảng Ninh) có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh, bóng mát đảm bảo không gian học tập an toàn cho học sinh. Để có được môi trường giáo dục tốt, theo cô Lê Thị Thu Hương, Hiệu trưởng nhà trường, đó là sự quan tâm đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất của chính quyền địa phương, phối hợp của phụ huynh học sinh và nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường.
Trường được công nhận chuẩn quốc gia mức độ 1 từ năm 2017. Năm học này, trường tiếp nhận thêm 2 dãy nhà 2 tầng mới với 10 phòng học, phòng bộ môn, 8 phòng hiệu bộ. Đồng thời, được thị xã ưu tiên cải tạo lại tường rào, nhà để xe, nhà vệ sinh, cấp mới 144 bộ bàn ghế cho học sinh.
Với cơ sở vật chất đã có, Trường Tiểu học Bình Khê có đủ phòng dạy học 2 buổi/ngày. Các phòng học có máy tính, máy chiếu hoặc tivi, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trường phấn đấu đạt chuẩn mức độ 2 vào năm 2022. Vì thế, nhà trường đã đề nghị phòng GD&ĐT, UBND thị xã quan tâm đầu tư sân thể chất; tiếp tục xây bổ sung 6 phòng học văn hóa, phòng học bộ môn cho nhà trường để phục vụ việc dạy và học trong giai đoạn tới.
Video đang HOT
Tại Trường THCS Lý Tự Trọng (quận Ngô Quyền, Hải Phòng), năm học 2021 – 2022, nhà trường có đủ 100% phòng học riêng cho các lớp, đáp ứng nhu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Đặc biệt, thực hiện Chương trình GDPT 2018, trường được đầu tư phòng chức năng, phòng học bộ môn với thiết bị hiện đại. Cô Đào Thị Minh Phương – Hiệu trưởng nhà trường – cho hay: Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, trường xây mới dãy phòng học 3 tầng với 9 phòng học, hoàn thành tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
Bà Trần Thị Hồng Hiệp – Trưởng phòng GD&ĐT quận Ngô Quyền – cho hay: Năm học 2020 – 2021, quận có thêm 2 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 20/33 trường. Với sự quan tâm, vào cuộc tích cực đồng bộ của các cấp chính quyền, quận Ngô Quyền phấn đấu có thêm 6 trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2020 – 2025.
Tiết dạy học môn Ngữ văn theo chương trình mới của cô Lê Thị Thúy – Trường THCS Bạch Đằng, quận Hồng Bàng.
Dồn lực đầu tư
Tính đến tháng 12/2020, Hải Phòng có 49,16% trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Riêng năm học 2019 – 2020, Hải Phòng có 46 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn lên 439 trường, vượt xa chỉ tiêu đặt ra là mỗi năm 20 – 25 trường đạt chuẩn.
Theo ông Bùi Văn Kiệm – Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng, dự kiến giai đoạn 2021 – 2025, Hải Phòng có 583/819 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (71,18%). Theo đó, năm 2021 phấn đấu 20 trường đạt chuẩn; năm 2022 dự kiến 41 trường; 2023 có 16 trường đạt chuẩn; 2024 dự kiến 21 trường và 2025 có 26 trường. Qua tính toán sơ bộ, nhu cầu quỹ đất cần bổ sung để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là 592.000 m2. Trong đó, mầm non cần 115.331 m2; tiểu học cần 241.748m2; THCS cần 132.116m2; THPT cần 102.709m2. Dự kiến nguồn ngân sách đầu tư khoảng 5.866 tỷ đồng.
Ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh xác định công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng được thực hiện xuyên suốt trong nhiều năm qua. Bà Nguyễn Thị Mây – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên – chia sẻ: Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn nhưng Tiên Yên có 33/35 trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến 2025, huyện có 100% các trường đạt chuẩn quốc gia và 7 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Theo bà Mây, phòng GD&ĐT đã lên lộ trình, báo cáo tham mưu với lãnh đạo huyện công tác công nhận chuẩn và kiểm định, rà soát công nhận lại với các trường đã đạt chuẩn. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được huyện quan tâm, đầu tư đi vào thực chất, bài bản. Ngành Giáo dục đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng các tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
Tính đến tháng 9/2021, Quảng Ninh có 555/632 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 87,82% (tăng 6,1% so với năm 2018). Trong đó, cấp mầm non có 190/226 trường, đạt 84,07%; cấp tiểu học có 153/160 trường, đạt 95,63%; cấp THCS có 170/188 trường, đạt 90,43%; cấp THPT có 42/58 trường, đạt 72,31%. Phấn đấu đến năm 2025, ngành Giáo dục Quảng Ninh có 90% trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Để có kết quả này, những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là về cơ sở vật chất. Cụ thể, trước thềm năm học 2021 – 2022, toàn tỉnh đã cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình phòng học không đảm bảo an toàn, xóa phòng học tạm… với tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng. Cán bộ giáo viên được tạo điều kiện để học tập, đảm bảo chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo.
Ông Đỗ Văn Lợi – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng – thông tin: Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia luôn được các cấp chính quyền và nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn thành phố. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành Giáo dục đã tập trung mọi nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia hướng tới mục tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Người thầy tâm huyết xây dựng trường chuẩn quốc gia
Hơn 20 năm liên tục gắn bó với Trường Tiểu học Lam Vỹ (Định Hóa), thầy giáo Nguyễn Công Liệu, Hiệu trưởng Nhà trường luôn trăn trở tìm cách để xây dựng cho trẻ em nơi đây có môi trường học tập tốt.
Mọi nguồn lực đã được Nhà trường, phụ huynh và địa phương tập trung để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Thầy giáo Nguyễn Công Liệu hướng dẫn học sinh học môn Tin học.
Những năm 2000 về trước, các lớp học của Trường Tiểu học Lam Vỹ chủ yếu là nhà tạm, mái lá, vách phên, nền đất. Đã từng trải qua công việc của một giáo viên trực tiếp đứng lớp, giờ đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng Nhà trường, thầy giáo Nguyễn Công Liệu luôn nỗ lực tìm cách huy động nguồn lực đầu tư giúp học trò của mình có điều kiện học tập tốt hơn.
Nhiều ngày Hè, khi học trò nghỉ học, thầy Liệu cùng tập thể giáo viên, Ban đại diện cha mẹ học sinh đến Trường đầm nền, gia cố lớp học sau mưa, bão. Những chiếc xe đạp, xe máy "biến" thành xe thồ gạch, cát, xi măng chuyển từ thị trấn Chợ Chu vượt gần hai chục cây số lên Trường và các điểm trường lẻ nằm sâu trong các thôn, bản.
Thầy Liệu tâm sự: "Xã nghèo nên trường lớp cũng khó. Đã nghèo thì như thể mặc chiếc áo cũ, vá chỗ này lại rách chỗ khác. Điều đó ai cũng hiểu nhưng làm thế nào để có nguồn lực đầu tư đồng bộ? Ban đầu, chúng tôi đề nghị xã và Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ để đầu từ xây dựng từng hạng mục theo phương châm "làm đâu chắc đó". Tuy nhiên, mong ước về một mái trường đạt chuẩn quốc gia mà chỉ đầu tư nhỏ lẻ thì không biết đến bao giờ mới thành hiện thực. Tôi đã nêu những trăn trở với các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương và nhận được sự đồng tình, ủng hộ, tạo điệu kiện để xây dựng trường chuẩn".
Chia sẻ về cách thức huy động nguồn lực, thầy Liệu cho biết: Nhà trường cùng trao đổi, thảo luận với Ban đại diện cha mẹ học sinh, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và có ích các nguồn lực được hỗ trợ, như từ các dự án Plan, kiên cố hóa trường học, chương trình Xây dựng nông thôn mới... Bên cạnh đó còn có sự ủng hộ, đồng hành, chung sức các gia đình học sinh. Họ đóng góp nguyên vật liệu, trực tiếp làm thêm các công trình phụ trợ như tường rào, sân khấu vòm, sân trường, nhà xe, công trình nước sạch... cho Nhà trường. Đặc biệt, có hộ còn hiến hàng trăm mét vuông đất để mở rộng điểm trường.
Với sự nỗ lực của thầy giáo Nguyễn Công Liệu cùng tập thể cán bộ, giáo viên, năm 2002, Nhà trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, được công nhận lại lần hai vào năm 2014; năm 2017 đạt Chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3...
Ngoài ra, Thầy Liệu còn tham mưu cho lãnh đạo địa phương đầu tư nâng cấp phòng học Tin với 36 máy tính và 1 máy chiếu. Các em học sinh sớm được thao tác với máy, không chỉ nắm chắc những kỹ năng cơ bản mà còn được thầy, cô giáo hướng dẫn để bước đầu tương tác với các phần mềm học tập phù hợp.
Với ý tưởng, cách làm mạnh dạn và sáng tạo, thầy Liệu còn nhờ các thầy, cô giáo ở các trường lân cận đến dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 1, lớp 2; mời sinh viên người nước ngoài tại một số trường đại học ở T.P Thái Nguyên đến dạy tiếng Anh....
Nhờ đó, chất lượng giáo dục của Nhà trường không ngừng được nâng lên. Năm học 2018 - 2019, Trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì 2 năm liền đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm học. Từ chỗ là đơn vị có chất lượng giáo dục thấp so với mặt bằng chung của huyện, đến nay, Trường đã vươn lên tốp đầu Khối tiểu học toàn huyện Định Hoá.
Với quá trình hơn 20 năm đóng góp cho công tác giáo dục của Nhà trường, thầy giáo Nguyễn Công Liệu đã vinh dự được nhận nhiều Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2021, thầy Liệu vinh dự được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Giữ chuẩn cho trường chuẩn: Làm gì cho xứng tầm? Xây dựng trường chuẩn quốc gia là chủ trương đúng đắn nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ trong chất lượng giáo dục. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp để dạy học hiệu quả tại Trường PTDTBT Tiểu học & THCS Hầu Thào (Thị xã Sa Pa - Lào Cai). Ảnh: NTCC Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, trường chuẩn...