Xây dựng Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết
Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ: Việt Nam với 54 dân tộc rất cần có luật về ngôn ngữ. Hiện nay, chúng ta đã có đủ lực lượng, đơn vị để làm việc này.
Chiều 14/1, tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia, 58 Quán sứ, Hà Nội Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có buổi làm việc về xây dựng Luật Ngôn ngữ (Tiếng Việt).
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình và Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ chủ trì buổi làm việc.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc giữa VOV và Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về xây dựng Luật Ngôn ngữ (Tiếng Việt).
Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc VOV cho rằng, việc VOV và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đặc biệt các cơ quan nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ tham gia soạn thảo, xây dựng Luật Ngôn ngữ là cần thiết.
Chỉ rõ thực trạng về sử dụng ngôn ngữ trên báo chí hiện nay, Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, thực tế việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt rất đa dạng và còn nhiều vấn đề phức tạp. Đất nước Việt Nam với 54 dân tộc rất cần có luật về ngôn ngữ.
Tổng Giám đốc VOV khẳng định, trong suốt quá trình 74 năm xây dựng và trưởng thành, hầu hết lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của VOV đều có ý thức sử dụng ngôn ngữ nói chung, trong đó có tiếng Việt.
Mục “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” đã tồn tại nhiều năm. Năm 2017, VOV đã phối hợp với Viện Ngôn ngữ học Việt Nam và các trường ĐH, học viện tổ chức hội thảo về ngôn ngữ và đã có tới 243 tham luận gửi đến bày tỏ sự quan tâm về vấn đề về ngôn ngữ, về Tiếng Việt.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc VOV (giữa): “Việt Nam với 54 dân tộc rất cần có luật về ngôn ngữ”.
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tổ chức các hội nghị về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đặc biệt, trong khi đất nước còn đang đối diện với những khó khăn thì vẫn có hội nghị toàn quốc bàn về vấn đề này.
Khẳng định việc xây dựng Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết, Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, hiện nay, chúng ta đã có đủ lực lượng, đơn vị để làm việc này nhưng cách thức làm như thế nào để đạt hiệu quả thì là vấn đề cần phải bàn bạc kỹ lưỡng.
Tại buổi làm việc, ông Phan Thanh Bình nêu ý kiến, liệu chúng ta có cần văn bản pháp luật để điều chỉnh lĩnh vực ngôn ngữ hay không và nếu có thì ở mức độ nào? Liệu văn bản đó là Pháp lệnh của Chủ tịch nước hay lên đến một Luật? Việc xây dựng Luật Ngôn ngữ (Tiếng việt) nên là một luật rộng hay hẹp?
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (giữa) phát biểu
“Nếu xây dựng luật một cách rộng thì là Luật Ngôn ngữ còn luật hẹp là Luật Tiếng Việt. Nếu xây dựng Luật Ngôn ngữ (Tiếng việt) thì phải có cơ quan, đơn vị đề xuất.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch chưa đặt ra vấn đề này. Vậy nơi nào sẽ đề xuất, đặt vấn đề xây dựng luật thì cũng cần nhận được ý kiến góp ý từ các đơn vị, chuyên gia…”, ông Phan Thanh Bình nêu quan điểm.
Cũng tại buổi làm việc, các chuyên gia, nhà ngôn ngữ đã bày tỏ sự cần thiết nên xây dựng Luật Ngôn ngữ (Tiếng Việt).
PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, việc xây dựng Luật Ngôn ngữ (Tiếng Việt) là rất cần thiết bởi luật cũng là sự khẳng định chủ quyền dân tộc và là căn cứ để chúng ta sử dụng cho nhiều công việc khác.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ (thứ 3 từ trái sang): Khi nghiên cứu để xây dựng Luật Ngôn ngữ (Tiếng Việt) thì phải đi đúng hướng
Còn GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cho rằng, cần thiết phải xây dựng Luật Ngôn ngữ (Tiếng Việt). Bởi thiếu Luật Ngôn ngữ có tính quốc gia thì sẽ nảy sinh những hệ lụy khiến xã hội hoang mang, lo lắng như đã từng xảy ra với đề án cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu để xây dựng Luật Ngôn ngữ (Tiếng Việt) thì phải đi đúng hướng. Từ chuyện dạy chữ viết nước ngoài phải chuẩn hóa, dạy đánh vần như thế nào cho chuẩn xác.
Luật Ngôn ngữ (Tiếng Việt) cũng phải phân bổ chức năng của các tiếng dân tộc thiểu số, điều khoản về ngoại ngữ phải rõ ràng./.
Theo vov
20 doanh nghiệp đoạt giải vô "Vô lăng vàng" 2018
Giải thưởng này năm nay được trao cho 20 tập thể doanh nghiệp và 43 cá nhân có những hành động đẹp, mang tính nhân văn và trách nhiệm xã hội cao.
Tối 26/12, tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia, 58 Quán Sứ, Hà Nội đã diễn ra buổi lễ trao giải thưởng "Vô lăng vàng". Đây là hoạt động do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Báo Giao thông, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC phối hợp tổ chức, nhằm tôn vinh những doanh nghiệp vận tải và tài xế có những hành động đẹp, ý thức và nhân văn trong quá trình làm việc, sát thực với tiêu chí trách nhiệm xã hội và nhân ái.
Các tài xế được vinh danh giải thưởng Vô Lăng Vàng năm 2018. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Giải thưởng vô lăng vàng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền, xây dựng văn hóa giao thông. Giải thưởng này năm nay được trao cho 20 tập thể doanh nghiệp và 43 cá nhân có những hành động đẹp, mang tính nhân văn và trách nhiệm xã hội cao. Đó là sự hỗ trợ miễn phí của nhà xe Hải Hà cho những bệnh nhân đi từ Thanh Hóa ra Hà Nội chạy thận, hay những tài xế không quản gian nan giúp đỡ những người bị tai nạn giao thông vượt qua cơn hiểm nguy.
Ông Trương Văn Sử ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Rất cảm ơn nhà xe Hải Hà đã giúp đỡ những nạn nhân kéo dài sự sống, bởi trong khi đi lại, rất tốn kinh phí".
Hành động của hội lái xe tỉnh Thái Bình cũng rất đáng trân trọng. Với mục đích giúp đỡ những người gặp sự cố khi đi qua địa bàn tỉnh, sơ cứu khẩn cấp những nạn nhân bị tai nạn giao thông, những thành viên trong hội bỗng trở thành thợ sửa chữa xe tại chỗ. Có khi còn là y tá băng bó vết thương cho nạn nhân bị tai nạn giao thông ngay tại hiện trường.
Chị Nguyễn Xuân Hồng, Quản trị viên hội lái xe tỉnh Thái Bình cho biết: "Chúng tôi đều thấy rất vui vì mình có thể giúp được cho người khác. Mong muốn của chúng tôi là mình có thể cứu được nhiều người và phương tiện, nhất là các thành viên của mình ở địa phương mình và những địa bàn khác nữa".
Và còn nhiều câu chuyện cảm động khác đang diễn ra xung quanh chúng ta trên mỗi nẻo đường. Những người lái xe đang từng ngày miệt mài làm việc, góp phần đảm bảo an toàn giao thông. Phía sau mỗi tay lái là tính mạng của bao hành khách trên khắp mọi miền đất nước. An toàn giao thông, không chỉ là hành phúc của người ngồi sau vô lăng, mà còn là niềm vui của những người lái xe sau khi buông chân ga, chân phanh. Họ là những người cần được tôn vinh bởi những hành động đẹp và trách nhiệm xã hội của mình.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công nhấn mạnh: "Chúng ta trân trọng và tôn vinh những đơn vị vận tải đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông trong những năm qua, những tấm gương đảm bảo an toàn trên hàng vạn cây số. Sau tay lái luôn sẵn sàng đưa người già, trẻ nhỏ bị lạc về với gia đình, trả lại tiền, tư trang cho hành khách bỏ quên, không quản ngày đêm đưa bệnh nhân đi cấp cứu mà sinh mạng của họ được tính từng giờ, từng phút"./.
Thành Trung/VOV1
Theo VOV
Đại diện 54 dân tộc sẽ tham dự Đại hội của nông dân Chia sẻ tại buổi họp báo Đại hội Đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết, nét mới trong kỳ đại hội lần này là có tới 180 đại biểu là người dân tộc thiểu số và lần đầu tiên có đủ...