Xây dựng giàu có, tránh mọi nợ nần với 3 quy tắc ai cũng làm được
Những quy tắc tài chính này sẽ giúp bạn hướng tới sự ổn định về tài chính, xây dựng sự giàu có.
(*) Bài viết là chia sẻ của Tanza Loudenback, chuyên gia lập kế hoạch tài chính, phóng viên của Business Insider. Cô thường chia sẻ các bài viết về tài chính cá nhân, thuế, đầu tư, hưu trí, xây dựng tài sản và quản lý nợ.
Khi mới tốt nghiệp đại học, tôi nhớ mình đã rất bối rối, thậm chí là căng thẳng khi nghĩ đến việc cân bằng cuộc sống đơn giản của mình với sự náo nhiệt của cuộc sống ở Thành phố New York và bắt đầu công việc mới. Tôi muốn sống có trách nhiệm và tiết kiệm tiền cho tương lai, nhưng không thể phủ nhận tôi cũng muốn tận hưởng hiện tại.
Tôi quyết tâm tránh nợ bằng mọi cách nhưng tôi không biết phải bắt đầu từ đâu khi lập ngân sách. Về rồi sau một thời gian tìm hiểu qua sách báo, internet, tôi đã quyết định Sau khi chuyển sang sách và internet, tôi đã chọn ra được một vài quy tắc tài chính cá nhân để làm điểm khởi đầu.
Giờ đây, khi tôi đã đạt được những cột mốc đáng kể trên con đường xây dựng sự giàu có về tài chính, có 3 quy tắc cơ bản mà tôi luôn đảm bảo theo sát.
Quy tắc 1: Sử dụng nguyên tắc 50/30/20 cho ngân sách
Nguyên tắc 50/30/20 đã được Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, cựu giáo sư Harvard Elizabeth Warren và con gái bà, Amelia Warren Tyagi, giới thiệu lần đầu trong cuốn sách có tên “All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan” (tạm dịch: Tất cả giá trị của bạn: Kế hoạch kiếm tiền trọn đời). Cuốn sách như một kim chỉ nam cho người đọc, giúp bạn có thể trang trải tất cả các chi phí của mình mà vẫn đảm bảo sự linh hoạt trong cuộc sống.
Theo đó, nguyên tắc 50/30/20 được các tác giả đề xuất, cụ thể là chia thu nhập thành 3 phần: 50% thu nhập dành cho chi phí cố định, 30% thu nhập dành cho chi tiêu linh hoạt và 20% thu nhập được phân bổ cho tiết kiệm, trả nợ.
Tôi đã sử dụng nguyên tắc này như một khuôn khổ để chia nhỏ các khoản lương đầu tiên của mình và điều chỉnh cách chi tiêu của mình từ đó. Đó không phải là việc bạn phải tự làm khó bản thân, đặt ra những quy tắc hà khắc mà là khắc sâu vào đầu chìa khóa để tránh nợ nần và xây dựng sự giàu có chính là sống dưới mức thu nhập của mình.
Sau một thời gian tuân theo quy tắc này, tôi đã có thể trang trải hết các chi phí của mình mà vẫn đảm bảo cho nhu cầu giải trí. Tôi cũng bắt đầu tiết kiệm khoảng 5% thu nhập của mình cho những trường hợp khẩn cấp và dần gia tăng tỷ lệ tiết kiệm lên. Dù chưa thể đạt ngay con số tiết kiệm 20% tiết kiệm đề ra song trong tôi đã có sự tiến bộ theo từng ngày và nguyên tắc này cũng cho tôi một mục tiêu để hướng tới.
Quy tắc 2: Chi ít hơn 30% thu nhập cho chi phí nhà ở
Video đang HOT
“Quy tắc 30%” ban đầu xuất phát từ chính phủ Mỹ. Vào những năm 1930, chính phủ Mỹ đã thiết lập một thước đo phổ quát về khả năng chi trả nhà ở. Những năm 1980, các chuyên gia đánh giá rằng những người đang chi hơn 30% tổng thu nhập của mình cho nhà ở chính là đang tự tạo “gánh nặng”. Theo dữ liệu của Điều tra dân số Hoa Kỳ, năm 2018, gần một nửa người dân nước này đang phải chịu gánh nặng về chi phí nhà ở.
Từ căn hộ đầu tiên của tôi ở thành phố New York đến nơi ở hiện tại ở Los Angeles, tôi luôn cố gắng giữ cho chi phí thuê nhà và các tiện ích thấp hơn 30% thu nhập sau thuế của mình (tôi tính cả thuế vì tôi đảm bảo chắc chắn rằng mình đã không chi tiêu quá mức). Dù là sống ở thành phố nào, tôi luôn tìm những người bạn cùng phòng và chọn căn có giá hợp lý nhất để đảm bảo số tiền phải bỏ ra là nhỏ nhất.
Điều này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, nhưng nếu bạn có thể thực hiện theo, nó sẽ tạo ra tác động tích cực với túi tiền của bạn trong thời gian lâu dài. Đối với tôi, sự thay đổi này đã giúp thúc đẩy hiệu quả khoản tiết kiệm.
Quy tắc 3: Tiết kiệm từ 3 đến 6 tháng chi phí cho những trường hợp khẩn cấp
Giờ đây khi là một nhà lập kế hoạch tài chính, tôi càng hiểu lý do quỹ khẩn cấp cần có sự linh hoạt phụ thuộc vào bạn là ai, thuộc đối tượng nào. Nhìn chung:
Nếu bạn đã có gia đình và gia đình bạn chỉ có một thu nhập duy nhất, bạn cần tiết kiệm được tối thiểu 6 tháng chi phí sinh hoạt cho quỹ khẩn cấp.
Nếu bạn đã có gia đình và gia đình bạn có 2 thu nhập, bạn cần tiết kiệm được tối thiểu 3 tháng chi phí sinh hoạt cho quỹ khẩn cấp.
Nhìn chung, bạn càng có ít nguồn thu nhập, càng thiếu ổn định, nhiều người phụ thuộc thì bạn càng cần nhiều tiền hơn trong quỹ này. Quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn trang trải trong những trường hợp khẩn cấp y tế, hỏng xe, mất việc hoặc những biến cố khác. Đối với đại đa số mọi người, vấn đề không phải là điều gì sẽ xảy ra mà là khi nào .
Bản thân tôi đã mất ít nhất 2 năm để tiết kiệm được 6 tháng chi phí (bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi). Dù tôi đã sống với người bạn đời của mình được hơn 1 năm, nhưng chúng tôi luôn độc lập trong tiền bạc nên tôi luôn tuân theo nguyên tắc dành cho hộ gia đình chỉ có 1 thu nhập. Trong suốt những khoảng thời gian kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, quỹ khẩn cấp chính là thứ đem lại cho tôi cảm giác an toàn về tài chính.
Thay đổi 6 thói quen xấu này sẽ giúp bạn ngày càng giàu có
Dù bạn là ai, nếu bạn cẩn thận và bám sát ngân sách, bạn có thể xây dựng sự giàu có thực sự.
(*) Tác giả Miriam Caldwell là giảng viên trực tuyến tại Đại học Brigham Young-Idaho, được biết đến với nhiều bài viết chia sẻ kiến thức về ngân sách, tài chính cá nhân từ năm 2005.
Cách bạn xử lý tiền hàng ngày là một yếu tố quan trọng, quyết định mức độ thành công của bạn trong việc xây dựng sự giàu có. Dù bạn là ai, nếu bạn cẩn thận và bám sát ngân sách, bạn có thể xây dựng sự giàu có thực sự. Mặt khác, nếu bạn luôn gắn bó với những thói quen xấu về tiền bạc, bạn dù kiếm được nhiều cũng có thể rơi vào tình trạng không 1 xu dính túi, thậm chí là nợ nần và ngày càng xa so với mục tiêu tài chính của mình.
Dưới đây là 6 thói quen xấu về tiền bạc cần sớm loại bỏ.
Không bao giờ tuân theo ngân sách
Sự phá vỡ vĩnh viễn dường như không bao giờ làm chủ được nghệ thuật lập ngân sách đó. Ngân sách chính là công cụ mạnh nhất của bạn trong việc kiểm soát tài chính cá nhân. Nó giúp bạn xác định số tiền cần chi tiêu cho các khoản mục khác nhau. Thông qua ngân sách, bạn sẽ quản lý và chi tiêu những đồng tiền của mình tốt hơn, có động lực hơn để thực hiện tiết kiệm hoặc trả bớt nợ. Khi bạn không bao giờ tuân theo ngân sách đã đề ra, luôn có những lý do để phá vỡ chúng, bạn sẽ sớm rơi vào tình trạng tài chính khó khăn.
Nhiều người không thích lập ngân sách vì cho rằng không cần thiết hoặc đơn giản nghĩ rằng rồi mọi thứ sẽ đâu vào đấy, không cần mất công. Tuy nhiên sự thật là, tất cả chúng ta, bất kể bạn làm việc trong lĩnh vực gì và kiếm được bao nhiêu tiền, bạn đều nên có và tuân theo ngân sách. Nếu không có ngân sách hoặc luôn phá vỡ chúng, khả năng rất cao bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn những gì mình kiếm được.
Chi quá nhiều cho các giao dịch mua tùy ý
Mỗi người chúng ta đều nên có một chút tiền cho những phút vui vẻ nhưng nếu phần lớn tiền của bạn là chi tiêu vào việc mua sắm tùy ý, bạn sẽ sớm rơi vào tình trạng túng thiếu, thậm chí không thể chi trả hết cho các hóa đơn của mình.
Điều này có thể bao gồm chi tiêu quá nhiều cho quần áo, phụ kiện, trò chơi điện tử hoặc ăn uống bên ngoài. Việc thực hiện các bước nhỏ để cắt giảm khoản chi tiêu không cần thiết này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong tài khoản tiết kiệm của bạn. Chỉ đơn giản với việc đặt mục tiêu ngừng ăn ngoài hoặc giới hạn số tiền bạn có thể chi tiêu mỗi tháng cho quần áo, bạn sẽ nhanh chóng có thể thay đổi tình hình của mình.
Không lập kế hoạch cho các trường hợp khẩn cấp
Nếu bạn không chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp về tài chính không thể tránh khỏi trong cuộc sống, chúng có khả năng sẽ gây ra cho bạn những lỗ hổng nghiêm trọng về tài chính. Đó là lý do tại sao bạn cần một quỹ khẩn cấp.
Quỹ khẩn cấp chính là khoản tiết kiệm có giá trị 3, 6, 9 tháng hay 1 năm sinh hoạt phí tuỳ vào điều kiện và mức độ ổn định của bạn. Quỹ này nhằm trang trải cho bạn trong các trường hợp như mất việc đột xuất, xe hỏng hoặc gặp vấn đề y tế. Có một quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn không bị nợ nần thêm, phải vay nợ để trang trải cho trường hợp khẩn cấp bất ngờ.
Thiếu kế hoạch tài chính rõ ràng
Những người luôn trong tình trạng túng thiếu hiếm khi có một kế hoạch tài chính rõ ràng. Điều này cũng giống như việc bạn đi bộ đường dài mà không có bản đồ hoặc lộ trình rõ ràng để đi theo. Cuối cùng bạn có thể nhìn thấy một số thứ đẹp đẽ nhưng bạn cũng có khả năng bị lạc và không bao giờ đến được đích.
Có thể cuối cùng bạn chưa tuân theo hoàn toàn kế hoạch tài chính của mình nhưng việc có một kế hoạch rõ ràng vẫn có thể giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu của mình. Nó giống như một bản đồ cho tình hình tài chính của bạn và có thể giúp bạn xác định hướng bạn cần đi cho bước tiếp theo trong kế hoạch.
Không đặt mục tiêu tài chính
Lập ngân sách và tiết kiệm tiền có thể đều trở nên vô nghĩa nếu bạn không có mục tiêu rõ ràng, không biết bản thân đang hướng đến điều gì. Nhớ rằng, mục tiêu tài chính và lập kế hoạch tài chính là hai việc luôn đi đôi với nhau. Những người dường như luôn trong cảnh túng thiếu thường không đặt ra mục tiêu tài chính cho mình hoặc đặt ra rồi không quan tâm đến việc biến chúng thành hiện thực.
Nếu bạn muốn thay đổi tình trạng tiền bạc của mình, hãy đặt ra những mục tiêu hợp lý với một mốc thời gian rõ ràng, cụ thể. Đó có thể là trong 2 năm tiết kiệm đủ số tiền đặt cọc mua nhà hay 6 tháng cho chuyến du lịch cùng gia đình hay 1 năm để trả hết các khoản nợ nần.
Tiêu tiền ngay khi nhận được
Bạn có phải là người sẽ chạy ngay đến cửa hàng mua sắm mỗi khi nhận được tiền lương, thưởng hay được ai đó trả nợ? Rất nhiều người trắng tay có thói quen tiêu phần lớn số tiền ngay sau khi họ nhận được nó. Ngay cả khi kiếm được không ít thì thói quen này cũng khiến họ nhanh chóng "nướng" hết những gì mình kiếm được.
Hãy rèn luyện bản thân để tiết kiệm tiền mỗi lần nhận lương hay bất kỳ khoản thu nhập nào khác và cân đối chi tiêu bổ sung thay vì nghĩ ngay đến việc sẽ tiêu gì khi có tiền. Chìa khóa để làm điều này chính là tạo lập ngân sách và kiểm soát chi tiêu của bạn. Hãy cho bản thân thời gian chờ trước khi chi tiêu, ít nhất là 24 giờ để đủ bình tĩnh nhận ra đó là nhu cầu của bạn, hàng thiết yếu hay chỉ là mong muốn.
2 mẹo tiết kiệm tiền hiệu quả mà nhiều người vẫn bỏ qua Tiết kiệm tiền một cách nhất quán là chìa khóa để bạn đạt được bất kỳ kế hoạch tài chính nào với mục tiêu dài hạn. Khi biết rõ tiền của mình đang đi đâu, bạn sẽ điều chỉnh chi tiêu tốt hơn và lập ngân sách cho những hoạt động yêu thích sẽ giúp bạn hạn chế mua sắm bốc đồng. Có...