Xây dựng giáo dục thông minh ở quận trung tâm Hà Nội
Ngành GD-ĐT Hoàn Kiếm vừa tổ chức thành công ngày hội CNTT năm 2021. Sáng tạo và đổi mới, các cơ sở giáo dục ở quận trung tâm thành phố đã khẳng định rõ nét tâm thế chuyển đổi số- xây dựng giáo dục thông minh.
Đại biểu tham quan các gian trưng bày tại ngày hội.
Sân chơi công nghệ
Ngày hội CNTT quận Hoàn Kiếm thu hút 38 trường học ở các cấp học tham gia với 74 thí sinh, 162 bài giảng điện tử elearning, 29 sản phẩm công nghệ là phần mềm giáo dục và kho học liệu điện tử.
Các sản phẩm trưng bày tại ngày hội gồm các thiết bị tự cải tiến, chế tạo, phần mềm ứng dụng, phần mềm dạy học, phần mềm quản lý, thiết bị thông minh; mô hình giải pháp ứng dụng hướng tới trường học điện tử, lớp học thông minh… Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm của các đơn vị thể hiện tính giáo dục và sáng tạo mang phong cách riêng của từng cấp học.
Bên cạnh đó, các gian trải nghiệm công nghệ cũng là tâm điểm của ngày hội thu hút sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Qua các trò chơi ứng dụng CNTT sôi động, các em có cơ hội thể hiện niềm đam mê đối với công nghệ; sự nhanh nhạy, thông minh, năng động, sẵn sàng trở thành những chủ nhân công nghệ trong tương lai…
Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm Vương Hương Giang nhấn mạnh: Ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học đã trở thành phong trào sâu rộng trong ngành GD quận. Ngày hội CNTT là cầu nối để các nhà trường giới thiệu sản phẩm, giải pháp tiêu biểu đã ứng dụng thành công trong giáo dục, đào tạo; thúc đẩy phong trào thi đua ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục…
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Đinh Hồng Phong (thứ 2 từ phải sang) và Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm Vương Hương Giang (thứ 2 từ trái sang) tham quan các gian trưng bày.
Các sản phẩm tham gia ngày hội đã đạt các tiêu chí về nội dung, chủ đề và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và xu thế của giáo dục hiện đại.
Phát biểu tại ngày hội, Phó Chủ tịch thường trực UBND quận Đinh Hồng Phong đã ghi nhận và biểu dương thành tích các nhà trường, thầy cô giáo đạt được tại ngày hội CNTT ngành GD-ĐT quận Hoàn Kiếm lần thứ V với chủ đề ” Chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo – xây dựng trường học thông minh”.
Phó Chủ tịch Đinh Hồng Phong động viên đội ngũ CBGV-NV tiếp tục phát huy khả năng lao động sáng tạo, chủ động, tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học và các hoạt động nhà trường. Đồng chí nhấn mạnh: Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong nhà trường sẽ góp phần xây dựng nền tảng CNTT vững chắc cho các em học sinh quận Hoàn Kiếm – những công dân của thế kỉ XXI, những công dân toàn cầu và những chủ nhân tương lai của đất nước.
Kho tri thức từ một cú “nhấp chuột”
Hưởng ứng ngày hội CNTT của quận, Trường Mầm non 1-6 đã phát động phong trào thi đua đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả CNTT trong các hoạt động quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường; xây dựng sản phẩm ứng dụng CNTT là kho học liệu điện tử với mục đích tạo ra nguồn dữ liệu phục vụ cho đội ngũ giáo viên tích lũy, trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau để cùng tiếp cận và sử dụng CNTT trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng đổi mới, tiên tiến và đạt chất lượng, hiệu quả.
Ngày hội trưng bày nhiều thiết bị, phần mềm ứng dụng mới trong dạy học.
Nhà trường đã thành lập nhóm giáo viên tâm huyết, sáng tạo, có khả năng ứng dụng CNTT tốt; định hướng cho nhóm suy nghĩ, tìm tòi, khám phá để xây dựng kho học liệu điện tử ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Khi kho học liệu điện tử được xây dựng xong, các giáo viên trong trường tích cực chia sẻ, áp dụng tại lớp học và đã nhận được những kết quả và sự phản hồi tích cực. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột”, giáo viên đã có được những giáo án chất lượng, bài giảng điện tử hay, trò chơi thú vị, những tư liệu hình ảnh, video sống động, phong phú hiện ra với hiệu ứng của âm thanh sống động.
Cô Tô Thị Thu Hà-giáo viên nhà trường chia sẻ: Điều này đã giúp cho giáo viên dễ dàng thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh. Đây có thể coi là một phương pháp đổi mới ưu việt rât phù hợp và hiệu quả, đặc biệt là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, với quan điểm dạy học “Lấy tre làm trung tâm”. Các em thật sự hứng thú, bị cuốn hút bởi các nội dung phong phú của các video clip, các trò chơi, vẻ đẹp sinh động, hấp dẫn của hình ảnh mà giáo viên khai thác sử dụng ngay trong kho học liệu điện tử của nhà trường.
“Đặc biệt, với kho học liệu điện tử, chúng tôi đã tiến thêm một bước mới là tạo sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ không chỉ ở trường mà ngay tại nhà với sự tham gia của cha mẹ. Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, hay chỉ bằng cách click chuột vào đường link cha mẹ học sinh có thể sử dụng phần nội dung trong kho như một công cụ để tiếp nối những công việc dạy học mà chúng tôi đang thực hiện ở nhà trường”- cô Hà cho biết thêm.
Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm Vương Hương Giang trao thưởng cho các giáo viên đạt thành tích tại ngày hội.
Cũng như vậy, cô Ngô Nguyệt Anh- Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản nhận định: “Vạn sự khởi đầu nan”, ứng dụng CNTT vào giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với giáo viên, nhưng qua một thời gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi công nghệ và các phần mềm ứng dụng mang lại cho cả thầy và trò không gian mới, nhiều hứng thú không chỉ trong lớp học.
Ngành GD-ĐT quận Hoàn Kiếm đã lựa chọn 12 giáo viên, nhân viên dự thi kỹ năng CNTT, 60 bài giảng Elearning, 3 báo cáo tham luận điển hình để tham dự ngày hội CNTT cấp thành phố.
Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.
Tuy nhiên, theo cô Nguyệt Anh, nhà trường luôn xác định với giáo viên: ứng dụng CNTT không đồng nhất với đổi mới phương pháp dạy học, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp dạy học tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học. Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của học sinh thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng.
Ôn tập trực tuyến, giáo viên buộc phải thay đổi
Trải qua giai đoạn làm quen dạy học trực tuyến với nhiều bỡ ngỡ, giờ đây thầy trò Trường THPT Nghĩa Dũng 3 (Bắc Giang) đã thành thạo sử dụng phần mềm dạy học, chủ yếu để ôn tập, củng cố kiến thức.
Cô Ngô Thị Như Quỳnh tại một buổi dạy tiếng Anh trực tuyến. ảnh: Nguyễn Hà
Một buổi chiều đầu tháng 3, dãy phòng học lớp 11, Trường THPT Nghĩa Dũng 3 đèn điện vẫn sáng, văng vẳng tiếng thầy cô giáo giảng bài, gọi tên học sinh. Có lớp thầy giáo đang dạy Vật lý, lớp kế bên thầy dạy Toán, lớp nữa cô giáo dạy Ngữ văn, Lịch sử... Tuy nhiên, lớp học không có bóng dáng học sinh. Trong lớp chỉ có giáo viên giảng bài say sưa và hệ thống màn hình máy chiếu, tivi hoạt động hết công suất.
Lớp 11A4, sôi động hơn khi cô Lương Thị Hải tổ chức cho học sinh ôn tập kiến thức Địa lý thông qua trò chơi trên phần mềm. Màn hình biểu thị lớp có 39 học sinh, vắng 1. Hệ thống đưa ra câu hỏi và 3-4 đáp án cho mỗi câu. Sau 10 giây, hệ thống hiển thị đáp án và kết quả lựa chọn của tất cả học sinh trong lớp.
Cô Hải cho biết, học sinh được trở lại trường sau dịch bệnh nhưng chỉ học chính khóa trên lớp, phần ôn tập củng cố kiến thức được chuyển sang học trực tuyến để học sinh vừa bớt được phần đi lại vừa đảm bảo tránh tập trung nhiều người. Riêng giáo viên, nếu đường truyền mạng tốt, có thể dạy ở nhà; nếu không lên lớp dạy, trường sẽ đảm bảo hệ thống đường truyền, màn hình máy chiếu lớn giúp cô dễ quan sát học sinh hơn.
Cô Ngô Thị Như Quỳnh, Tổ trưởng bộ môn Tiếng Anh, nói: "Cô phải chuẩn bị giáo án kỹ lưỡng, lường hết các tình huống, đưa ra nhiều câu hỏi để hỏi càng nhiều học sinh càng tốt. Câu hỏi thường trực nhất trong những giờ dạy trực tuyến là: các em đã hiểu hết chưa?. Ngoài ra, giáo viên cũng phải lựa những bài phù hợp để dạy trực tuyến, những bài khó, đòi hỏi tương tác nhiều thường được để dành dạy trên lớp".
Giáo viên buộc phải thay đổi
Năm 2020, cô Quỳnh tham gia lớp học toàn cầu do Microsoft Việt Nam kết nối. Cô là người tổ chức lớp học được kết nối với một lớp học ở Malaysia. Hai lớp học cùng tương tác với nhau bằng cách cùng tham gia một trò chơi trực tuyến mà kiến thức thuộc chương trình phổ thông Việt Nam và Malaysia. Qua giờ học này, cô Quỳnh nhận thấy học sinh rất tự tin, hào hứng và đặc biệt có động lực để học môn tiếng Anh.
Thầy Trần Đình Nam, Hiệu trưởng Trường THPT Nghĩa Dũng 3, khẳng định, nhà trường sẽ duy trì hệ thống dạy trực tuyến để hỗ trợ dạy trên lớp. Trường mua phần mềm để họp, lưu trữ hồ sơ, giáo án điện tử, quản lý sổ điểm điện tử, các nhóm trao đổi chuyên môn. Để giám sát các lớp học, thầy hiệu trưởng đổi hình ảnh đại diện liên tục để có thể vào bất ngờ "dự giờ" các lớp mà giáo viên, học sinh không hay. Nếu có gì chưa hợp lý, thầy sẽ góp ý để giáo viên tổ chức giờ học tốt hơn. Để hỗ trợ dạy học trực tuyến, Sở GD&ĐT Bắc Giang đầu tư mỗi trường THPT 3 phòng học thông minh, trong đó bảng được trang bị hệ thống cảm ứng, loa tích hợp kết nối một số phần mềm hỗ trợ kiểm tra.
"Ban đầu, giáo viên kêu vì dạy trực tuyến phải làm thêm rất nhiều việc. Nếu dạy trực tiếp, giáo viên đôi khi chỉ cần soạn giáo án, nay phải thiết kế câu hỏi trắc nghiệm, video trình chiếu... Những người không có tiếng Anh, giáo viên có tuổi sẽ vất vả vì thời gian soạn bài mất gấp 2-3 lần nhưng nhà trường động viên họ phải thay đổi", thầy Nam nói.
Bộ GD&ĐT sẽ quy định 3 mức độ áp dụng hình thức dạy học trực tuyến, gồm dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp; dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp.
Chương trình SGK lớp 2 và lớp 6 mới: Nhà trường chủ động nhập cuộc Với mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, toàn diện theo hướng phát triển cả phẩm chất và năng lực HS, nhiều trường học tại Hải Phòng đã dành mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện Chương trình GDPT mới. Cô Lương Thị Lâm An - GV Trường THCS Trần Phú trong tiết dạy Toán bằng tiếng Anh. Đội ngũ vững vàng...