Xác nhận mới nhất từ Hàn Quốc về tình hình Chủ tịch Kim Jong-un sau đồn đoán phẫu thuật tim
Hôm thứ 3 (21/4), chính phủ Hàn Quốc cho hay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn đang điều hành đất nước bình thường. Trước đó từng xuất hiện tin đồn, tình trạng sức khỏe của ông Kim trở nên nghiêm trọng sau một cuộc phẫu thuật tim.
AP đăng tải, theo Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, không phát hiện được hoạt động bất thường tại Triều Tiên và họ không có bất kỳ thông tin nào về tin đồn liên quan tới sức khỏe ông Kim. Tin đồn bắt đầu bùng phát sau khi Chủ tịch Triều Tiên vắng mặt trong một buổi lễ quan trọng kỷ niệm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Il-sung vào ngày 15/4 vừa qua.
Tuy nhiên, hôm 11/4, chính ông Kim từng chủ trì một cuộc họp về COVID-19 và bầu em gái ông vào bộ chính trị đảng Lao động Triều Tiên. Sau đó, truyền thông Triều Tiên cũng đưa tin, ông Kim gửi điện mừng tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Chủ tịch Cuba Migue Diaz-canel và tham gia một số hoạt động khác.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (ảnh: AP)
Video đang HOT
Nhà Xanh Hàn Quốc cho rằng, ông Kim đang ở tại một địa điểm không xác định bên ngoài Bình Nhưỡng với một số người thân cận. Ông vẫn chỉ đạo sự vụ của đất nước và không có các động thái bất thường hoặc phản ứng khẩn cấp từ phía đảng cầm quyền, quân đội hay nội các chính phủ Triều Tiên.
Nghị sỹ Yoon Sang-hyun, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thống nhất Quốc hội Hàn Quốc nói, một số nguồn tin phi chính phủ tiết lộ với ông, Chủ tịch Kim mới phẫu thuật liên quan tới tim mạch. Còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim In-chul khẳng định, Seoul và Washington vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ; tuy nhiên ông Kim In-chul lại từ chối trả lời khi được hỏi liệu Mỹ và Hàn Quốc có trao đổi thông tin tình báo có giá trị về sức khỏe Chủ tịch Kim Jong-un hay không.
Một quan chức Mỹ chia sẻ, ngay từ trước khi tin đồn về cuộc phẫu thuật của Chủ tịch Kim xuất hiện vào cuối hôm thứ hai (20/4), Nhà Trắng đã nhận thức được, sức khỏe ông Kim có thể gặp vấn đề. Tuy nhiên, Washinton không có bằng chứng gì để xác nhận nhà lãnh đạo Triều Tiên vừa trải qua phẫu thuật.
Nhà phân tích Cheong Seoung-chang từ Viện Sejong tại Hàn Quốc nhận định, ngay cả khi ông Kim Jong-un có vấn đề về sức khỏe, tình hình chính trị Triều Tiên cũng sẽ không có nhiều biến động. Em gái của ông Kim, bà Kim Yo-jong đã có một ảnh hưởng đáng kể trong chính phủ và phần lớn các thành viên trong giới lãnh đạo Bình Nhường đều có chung lợi ích với gia đình ông Kim nếu duy trì hệ thống chính trị hiện tại của Triều Tiên.
Sự vắng mặt của Chủ tịch Kim Jong-un thường làm dấy lên nhiều đồn đoán. Năm 2014, ông bất ngờ không xuất hiện trước công chúng trong 6 tháng và sau đó “tái xuất” cùng với một cây gậy chống. Tình báo Hàn Quốc giải thích, ông Kim đã phải trải qua phẫu thuật lấy bỏ khối u ở mắt cá chân.
Minh Đức
Phản ứng của Hàn Quốc, Trung Quốc về việc Thủ tướng Nhật Bản gửi đồ lễ đến đền Yasukuni
Chính phủ Hàn Quốc ngày 21/4 bày tỏ "lấy làm tiếc" về việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gửi đồ lễ tới đền Yasukuni - vốn bị xem là một biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong quá khứ.
Đồ lễ do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gửi tới đền Yasukuni ở Tokyo, Nhật Bản ngày 21/4/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc bày tỏ sự thất vọng vì các nhà lãnh đạo Chính phủ Nhật Bản một lần nữa gửi đồ lễ đến đền Yasukuni. Seoul kêu gọi các quan chức Nhật Bản thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ song phương Hàn - Nhật thông qua việc "chân thành suy ngẫm về lịch sử quá khứ".
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố cho rằng việc các quan chức Nhật Bản gửi đồ lễ tới đền Yasukuni thể hiện "thái độ sai lầm đối với lịch sử", đồng thời kêu gọi Tokyo "tôn trọng các cam kết".
Trước đó, cùng ngày, nhân lễ hội mùa Xuân, Thủ tướng Abe đã gửi đồ lễ đến đền Yasukuni, bị coi là nguồn gốc tranh cãi ngoại giao giữa Nhật Bản và các nước láng giềng liên quan đến quá khứ. Hai thành viên Nội các trong chính quyền của Thủ tướng Abe là Bộ trưởng Y tế Katsunobu Kato và Bộ trưởng Nội vụ Sanae Takaichi cũng đã gửi đồ lễ đến đền.
Đồ lễ mà Thủ tướng Abe gửi tới đền Yasukuni là một chậu cây và theo giới phân tích, điều này cho thấy nhiều khả năng Thủ tướng Abe sẽ không đến thăm ngôi đền nhằm tránh gây ra sự phản đối từ các nước láng giềng. Hằng năm, Thủ tướng Abe thường gửi đồ lễ tới đền Yasukuni vào hai dịp lễ hội mùa Xuân và mùa Thu, đồng thời cũng gửi đồ lễ tới ngôi đền này với tư cách Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do trong ngày kỷ niệm kết thúc chiến tranh 15/8 hằng năm.
Trong động thái liên quan, nhóm "Hội nghị sĩ viếng đền Yasukuni" của Nhật Bản cũng đã quyết định không đến viếng đền Yasukuni trong thời điểm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Những năm trước đây, hội này thường tổ chức viếng đền với sự tham gia của rất nghiều nghị sĩ đương nhiệm bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng.
Đền Yasukuni là nơi thờ hơn 2,5 triệu người Nhật Bản thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, trong đó có thành phần bị xem là tội phạm chiến tranh hạng A. Hàn Quốc và Trung Quốc coi đền Yasukuni là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật thế kỷ 20 và cho rằng việc các quan chức hay nghị sĩ Nhật Bản viếng đền là nhằm "đánh bóng" lịch sử thời chiến của nước này, do đó các chuyến thăm viếng đền này đều vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh và Seoul.
Ngọc Hà
Các Thượng nghị sỹ Mỹ bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và 3 Thượng nghị sỹ khác đã chỉ trích hành động của Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Tàu thuyền của ngư dân Việt Nam. (Ảnh minh họa: Hồ Cầu/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 11/4,...