Xã hội hóa biên soạn SGK: Huy động trí tuệ, tài chính toàn xã hội

Theo dõi VGT trên

Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: Xã hội hóa biên soạn, xuất bản sách giáo khoa là việc làm đúng đắn và cần thiết, có ích, đáng được hoan nghênh.

Xã hội hóa biên soạn SGK: Huy động trí tuệ, tài chính toàn xã hội - Hình 1
Giáo viên trao đổi về SGK mới. Ảnh minh họa/ INT

Hướng đi đúng của xã hội mở

Theo GS Phạm Minh Hạc: Ngày 28/11/2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Một trong những đổi mới cơ bản của Nghị quyết này là thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoatrên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

“Thực hiện Nghị quyết 88, tôi được biết có 3 nhà xuất bản gửi 5 bộ sách giáo khoa gồm 49 đầu sách của đầy đủ các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1 về Bộ GD&ĐT đề nghị thẩm định. Kết quả, có 46 đầu sách giáo khoa được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đán.h giá “Đạt”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt cho phép sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Rõ ràng, các tổ chức, cá nhân đã tích cực tham gia vào chủ trương này.

Cá nhân tôi cho rằng, xã hội hóa biên soạn, xuất bản sách giáo khoa là việc làm đúng đắn và cần thiết, có ích, đáng được hoan nghênh. Nhà nước không thể “ôm” mọi việc mà nên để các lực lượng xã hội cùng tham gia đầu tư cả về trí tuệ và tài chính – đó là con đường phát triển đúng đắn của một xã hội mở như ngày nay” – GS Phạm Minh Hạc nhận định.

Xã hội hóa biên soạn SGK: Huy động trí tuệ, tài chính toàn xã hội - Hình 2

Ảnh minh họa/ INT

Video đang HOT

Chất lượng từ cạnh tranh công bằng

Thực hiện xã hội hóa trong biên soạn, xuất bản sách giáo khoa, một mặt động viên được nhiều nguồn trí tuệ khác nhau cùng tham gia viết sách; một mặt tạo sự cạnh tranh, từ đó kéo theo chất lượng các bộ sách được nâng lên. Ngân sách Nhà nước cũng không phải “gánh” trọn như lúc chỉ có một bộ sách giáo khoa. Bên cạnh đó, khi có các bộ sách đa dạng, phong phú, địa phương, nhà trường, thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh học sinh ở các khu vực, tỉnh thành khác nhau có nhiều lựa chọn phù hợp với thực tế dạy học. Rõ ràng, cách làm này hiệu quả, tốt hơn về mọi mặt so với việc độc quyền biên soạn, xuất bản sách giáo khoa.

Đưa ra quan điểm trên, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho rằng: Nghị quyết 88 đã đi vào cuộc sống, bước đầu có kết quả với việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và 5 bộ sách giáo khoa được phê duyệt. Theo dõi trên phương tiện thông tin đại chúng, các bộ sách bước đầu được giáo viên, học sinh, phụ huynh đán.h giá khá tốt. Như vậy, không cần phải làm thêm bộ sách giáo khoa dùng đến ngân sách Nhà nước là chủ trương nên ủng hộ. Bởi làm một bộ sách tốn rất nhiều công sức, tiề.n của. Chúng ta đã có những bộ sách đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, vì vậy, việc tốn thêm ngân sách Nhà nước, công sức cho một bộ sách nữa là không cần thiết.

Số kinh phí đó, theo GS Phạm Minh Hạc nên để sử dụng cho việc xây dựng trường lớp ở những nơi còn thiếu trường, thiếu lớp, hoặc trường lớp tranh tre nứa lá để học sinh, giáo viên có điều kiện dạy và học tốt hơn.

Tôi đã đi khắp 5 châu, thấy rằng trên thế giới nhiều nước không đạt được trình độ phát triển giáo dục như ở nước ta. Có được điều này là công sức của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có những nhà lãnh đạo như Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà lãnh đạo từ các thế hệ trước, trong và sau chiến tranh đều chú ý phát triển giáo dục. – GS.VS Phạm Minh Hạc

Xã hội hóa biên soạn SGK: Không để giá sách tăng phi mã

Tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tuần qua, nhiều đại biểu hoan nghênh chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK); việc biên soạn SGK không cần dùng ngân sách nhà nước mà vẫn có nhiều bộ sách chất lượng.

Dẫu thế, băn khoăn lớn nhất đang đặt ra lúc này là xã hội hóa nhưng giá SGK không tăng cao quá, làm sao cho phù hợp với điều kiện của đại đa số gia đình học sinh.

Xã hội hóa biên soạn SGK: Không để giá sách tăng phi mã - Hình 1

Ảnh: Phạm Quang Vinh.

Cần thiết xã hội hóa

Theo quan điểm của GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT mới), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đến thời điểm này có thể nói chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK đã chứng tỏ được tính đúng đắn, và Bộ GDĐT không nên chi gần 400 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước để biên soạn thêm một bộ SGK.

Theo phân tích của ông, hiện đã có 5 bộ SGK lớp 1 của các môn học bắt buộc và 7 quyển SGK "Làm quen với tiếng Anh" lớp 1 (môn học tự chọn) được phê duyệt. Thời điểm xây dựng, ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, có thể Quốc hội chưa thật yên tâm về khả năng thành công của chủ trương xã hội hóa SGK.

Vì đây là một chủ trương mới, nên trong khi quy định thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, Nghị quyết đồng thời cũng có thêm nội dung: Để chủ động triển khai chương trình GDPT mới, Bộ GDĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Việc thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK, thay vì nhà nước bỏ tiề.n ra làm SGK như trước kia, nay chúng ta huy động được các tổ chức và đông đảo chuyên gia tham gia biên soạn SGK. Sự cạnh tranh giữa các bộ sách cũng sẽ tạo một cuộc đua giữa các nhóm tác giả, các nhà xuất bản (NXB), và đó là yếu tố quan trọng để mỗi tổ chức, cá nhân biên soạn SGK dồn nhiều tâm huyết hơn để nâng cao chất lượng bộ sách của mình.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan- nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng dùng ngân sách để làm thêm 1 bộ GSK riêng là không cần thiết, nên rút lại ngân sách để đầu tư cho các hoạt động khác. Cá nhân bà cho rằng, cả 5 bộ SGK được Bộ GDĐT thẩm định đều đạt yêu cầu.

Tất nhiên, không có gì hoàn hảo ngay từ đầu, các thành viên tham gia đã cố gắng tối đa, còn chất lượng, hiệu quả, tác động đến đâu, thực tiễn sẽ trả lời. Theo bà, sau này, khi thử thách vào thực tiễn, chúng ta phải đợi và không ai cấm Bộ GDĐT chỉnh sửa, bổ sung nếu thấy chưa hợp lý. Cái chính là không đặt SGK là quan trọng nhất, nên giáo viên, nhà trường hoàn toàn có quyền chọn cái gì tốt, phù hợp nhất để đưa vào giảng dạy.

Bù giá hay không?

Thời gian qua, vấn đề giá SGK mới cao hơn gấp nhiều lần so với SGK hiện hành đang là mối quan tâm của dư luận. Giá 5 bộ SGK lớp 1 mới được kê khai đều tăng. Cụ thể, mức giá 4 bộ SGK mới của NXB Giáo dục Việt Nam dao động từ 179.000 đến 194.000 đồng/bộ. Bộ "Cánh diều" của NXB ĐH Sư phạm có giá kê khai là 199.000 đồng/bộ.

So sánh với SGK lớp 1 đang được sử dụng trong năm học 2019-2020 (54.000 đồng/bộ) của NXB Giáo dục Việt Nam, rõ ràng, giá sách mới cao gấp 3-4 lần. Cùng với đó, các NXB cũng kê khai giá SGK tiếng Anh (môn học tự chọn) theo chương trình GDPT mới từ 45.000 đến 99.000 đồng/cuốn. Nếu trường nào chọn môn học này để giảng dạy ở lớp 1 thì trung bình một bộ SGK lớp 1 mới có giá từ 250.000 đến 300.000 đồng.

Theo phân tich của GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng Thư ký, kiêm Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, vấn đề trước mắt với bộ SGK mới đang thực hiện, cần phải có cơ chế tính lại giá, không thể chạy theo những lý do mà các NXB đưa ra để đồng ý ngay được.

Cần phải căn cứ cụ thể mức giá đó được các NXB tính toán như thế nào, mức giá họ đưa ra bằng bao nhiêu % chi phí họ biên soạn, xuất bản ra ngoài thị trường. Thậm chí, cần phải tiến hành đấu giá để phù hợp với chủ trương, tránh việc các NXB lợi dụng chính sách xã hội hóa SGK mà tăng giá vô tội vạ, ảnh hưởng tới người tiêu dùng, đi ngược với chủ trương khuyến học của Việt Nam.

Tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu trên, liên quan đến việc Bộ GDĐT biên soạn một bộ SGK, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu ý kiến, thực tế cho thấy đối với xã hội hóa thì phần chi phí trả cho tác giả biên soạn SGK sẽ cao hơn nhà nước chi trả.

Do đó, bộ sách Bộ GDĐT tổ chức biên soạn sẽ không hấp dẫn được tác giả. Đây là vấn đề thực tế khách quan. Nghị quyết ban đầu muốn có bộ sách chuẩn, sau đó sẽ xã hội hóa biên soạn SGK. Nhưng giờ chúng ta làm xã hội hóa trước, rất tích cực, rất đáng hoan nghênh và đáng khen, khi không dùng ngân sách nhà nước mà vẫn có nhiều SGK chất lượng cho chương trình GDPT mới.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, điều cần quan tâm hiện nay là, kiểm soát để giá SGK không cao quá, phải đảm bảo theo mặt bằng thu nhập của người dân. Đồng thời, cần hỗ trợ đối với học sinh vùng cao, các em có hoàn cảnh khó khăn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5
06:38:12 06/10/2024
1 Chị Đẹp chưa thi đã bị đàn chị từ chối chung đội, vừa cất giọng liền hứng "gáo nước lạnh"
06:47:13 06/10/2024
Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra
06:26:33 06/10/2024
Quang Lê 'làm khó', yêu cầu thí sinh 'Solo cùng bolero' hát l.ô t.ô
06:27:22 06/10/2024
Cải thiện gan nhiễm mỡ hiệu quả tại nhà
06:45:41 06/10/2024
Lục Tiểu Linh Đồng được giải oan
06:25:14 06/10/2024
Lady Gaga bỏ lối diễn phô trương để đóng 'Joker: Folie à Deux'
06:25:39 06/10/2024
WHO bổ sung vaccine HPV thứ tư ngừa ung thư cổ tử cung
06:52:20 06/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nghe tiếng ú ớ của chồng cùng người bạn thân trong phòng ngủ, tôi ghé mắt qua nhìn rồi choáng váng đán.h rơi cả ví tiề.n đang cầm trên tay

Góc tâm tình

08:15:48 06/10/2024
Tôi vô cùng suy sụp khi phát hiện ra sự việc, chính mắt tôi nhìn thấy chính tai tôi nghe được thì làm sao có thể là giả đây?

5 thói quen buổi sáng giúp giải độc gan và thận

Sức khỏe

08:12:28 06/10/2024
Bắt đầu ngày mới với một ly nước ép rau tươi có thể cung cấp cho cơ thể bạn lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa đậm đặc hỗ trợ giải độc.

Miss Cosmo 2024: Indonesia đăng quang không bàn cãi, Việt Nam băng băng top 5

Sao châu á

08:09:01 06/10/2024
Miss Cosmo 2024 chính thức khép lại với danh hiệu cao nhất thuộc về Indonesia. Vương miện đã tìm được chủ nhân sau hành trình dài tìm kiếm một cô gái ưu tú, luôn sẵn sàng hành động để nâng tầm ảnh hưởng trong kỷ nguyên mới. Á hậu thuộc ...

Một loại trà có tác dụng tăng cường collagen giúp da Lý Gia Hân căng mọng ở tuổ.i U60

Làm đẹp

08:07:35 06/10/2024
Người đẹp rất chuộng các món soup, trà chứa vi cá, tổ yến có tác dụng tăng cường collagen, nhờ đó làn da cũng thêm căng mọng, săn chắc. Người đẹp còn hay làm món trà long nhãn, táo đỏ giúp an thần, ngủ ngon, bồi bổ khí huyết.

Love Next Door tập 15: Đôi trẻ bị chia cắt vì "đại chiến sui gia", Jung Hae In bất chấp tất cả để ở bên người yêu

Phim châu á

06:41:20 06/10/2024
Trong khi mối quan hệ của đôi trẻ ngày càng trở nên mặn nồng thì hai bên gia đình lại căng như dây đàn vì mâu thuẫn.

Nếu thấy loại rau này, hái ngay về làm 2 món ăn giòn ngon, lạ miệng lại giúp tăng miễn dịch, đào thải độc tố, thanh nhiệt...

Ẩm thực

06:30:13 06/10/2024
Ngoài việc chế biến thành món rau xào, nấu canh xương, bạn có thể khám phá hương vị độc đáo của rau bồ công anh thông qua các công thức dưới đây.

Anne Hathaway hợp tác với người đứng sau 'Crazy rich Asians'

Hậu trường phim

06:24:20 06/10/2024
Tin tức Anne Hathaway sẽ trở lại trong phần 3 của loạt phim Nhật ký công chúa từng gây tiếng vang đã khiến giới mộ điệu điệu điện ảnh vô cùng háo hức.

Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc

Thế giới

05:53:42 06/10/2024
Từ kinh nghiệm đau thương đó, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản, đầu tư vào các nhà sản xuất và chế biến thay thế, tăng cường tích trữ và thúc đẩy các giải pháp công nghệ thay thế.

Em gái Trấn Thành đã chia tay

Sao việt

23:56:38 05/10/2024
Thánh soi phát hiện loạt hint Uyển Ân và bạn trai không còn tương tác hay xuất hiện cùng nhau trong thời gian gần đây.