WHO ủng hộ vaccine AstraZeneca
Trong cuộc họp báo vào 8/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết AstraZeneca vẫn là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến phòng chống Covid-19.
Tuyên bố đưa ra sau khi Nam Phi trì hoãn việc tiêm chủng do lo ngại về hiệu quả chống lại biến thể nCoV. Đứng trước những nghi ngờ về tác dụng của vaccine AstraZeneca, đặc biệt với người trên 65 tuổi, Richard Hatchett, người đứng đầu Liên minh Chuẩn bị và Phòng chống Dịch bệnh, khẳng định: “Còn quá sớm để loại bỏ vaccine này”.
Vaccine AstraZeneca là một phần quan trọng của Covax, sáng kiến đảm bảo phân phối vaccine công bằng trên toàn thế giới. Covax dự kiến phân phối 337,2 triệu liều đến 145 quốc gia trong nửa đầu năm nay, sau khi nhận được sự cho phép của WHO.
Tuy nhiên, một thử nghiệm tại Đại học Witwatersrand đã kết luận sản phẩm của AstraZeneca chỉ có khả năng bảo vệ “tối thiểu” chống lại các trường hợp nhiễm biến thể từ nhẹ đến trung bình. Đây là một tin xấu với nhiều quốc gia đang phát triển, nơi cơ hội tiêm vaccine của người dân phụ thuộc chủ yếu vào AstraZeneca.
Nam Phi, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, dự kiến bắt đầu tiêm phòng trong những ngày tới với một triệu liều vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, chính phủ đã quyết định dừng chiến dịch sau khi kết quả thử nghiệm được công bố.
Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize phát biểu ngày 7/2: “Đây là vấn đề tạm thời mà chúng tôi phải giải quyết với AstraZeneca cho đến khi tìm ra câu trả lời thỏa đáng”.
Video đang HOT
Người dân Chile được tiêm vacicne AstraZeneca tại một điểm tiêm chủng ở Santiago, ngày 8/2. Ảnh: EPA-EFE
1,5 triệu liều vaccine hãng phân phối cho Nam Phi sẽ hết hạn vào tháng 4.
AstraZeneca cũng lên tiếng bảo vệ sản phẩm của mình. Đại diện hãng cho biết: “Chúng tôi tin rằng vaccine vẫn có khả năng bảo vệ người dùng tốt với các trường hợp bệnh nghiêm trọng”.
Người phát ngôn của công ty cho biết các nhà nghiên cứu đang làm việc để nâng cấp vaccine nhằm đối phó với biến thể tại Nam Phi.
Đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của của hơn 2,3 triệu người trên tổng số hơn 106 triệu ca nhiễm toàn cầu.
Theo một nghiên cứu được công bố vào 7/2, biến thể nCoV ở Anh, với tên gọi là B.1.1.7, cũng rất nguy hiểm. Chúng có xu hướng lây lan nhanh trên toàn khu vực. Dù chưa được bình duyệt, công trình vẫn cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự gia tăng của biến thể.
Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch với hơn 463.000 trường hợp tử vong. Trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS, Tổng thống Joe Biden cho biết việc xử lý đại dịch của người tiền nhiệm Donald Trump “thậm chí còn thảm khốc hơn chúng ta nghĩ”.
Australia trấn an về vaccine AstraZeneca
Australia kêu gọi người dân bình tĩnh trước thông tin Nam Phi ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca vì kém hiệu quả bảo vệ với biến chủng nCoV.
"Hiện chưa có bằng chứng cho thấy vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong. Mà đây lại là nhiệm vụ cơ bản của vaccine", Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt nói hôm 7/2, trấn an người dân trước thông tin Nam Phi ngừng sử dụng vaccine Oxford/AstraZeneca.
Mẫu vaccine Oxford/AstraZeneca. Ảnh: Reuters
Dữ liệu nghiên cứu công bố hôm 7/2 cho thấy hai liều vaccine Oxford/AstraZeneca chỉ mang lại khả năng "bảo vệ tối thiểu" ở mức độ nhẹ và trung bình trước biến chủng nCoV được phát hiện tại Nam Phi.
Nghiên cứu này được tiến hành trên khoảng 2.000 tình nguyện viên có độ tuổi trung bình là 31, với khoảng một nửa số này đã tiêm vaccine Oxford/AstraZeneca và nửa còn lại tiêm giả dược, tức thuốc không có tác dụng.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong một thông cáo báo chí rằng khả năng trung hòa virus chống lại biến thể B.1.351 đã "giảm đáng kể" so với chủng nCoV trước đó. Hiệu quả của vaccine này với những ca Covid-19 nghiêm trọng, nhập viện và tử vong không được đánh giá.
Australia dự kiến phê chuẩn sử dụng vaccine AstraZeneca trong vài ngày tới. Nước này đã đặt hàng 53 triệu liều. Chính quyền hy vọng loại vaccine này sẽ đủ số lượng đảm bảo triển khai chiến dịch tiêm chủng toàn diện.
Tháng trước, chính quyền đã phê chuẩn vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech và sẽ triển khai tiêm chủng cuối tháng này. Australia chịu ít áp lực hơn các nước phương Tây khác trong việc triển khai tiêm chủng, bởi chỉ ghi nhận 28.800 ca nhiễm và 909 ca tử vong.
19 người nhiễm biến thể B.1.315 sau tiêm, Nam Phi ngừng sử dụng vắc xin AstraZeneca-Oxford vì cho rằng "rất ít tác dụng" Các nhà khoa học Nam Phi vừa cho biết nghiên cứu của họ cho thấy vắc xin Oxford-Astrazeneca không hiệu quả tốt chống lại biến thể COVID-19 xuất hiện tại nước này, tờ New York Times đưa tin. Thực tế là, vắc xin COVID-19 của Oxford-Astrazeneca đã được Anh phê duyệt để sử dụng vào tháng 12 năm 2020. Hàng triệu người Anh...