WHO: Số người hút thuốc lá trên toàn thế giới có xu hướng giảm
Số người hút thuốc lá trên toàn thế giới đã giảm đều đặn trong những năm gần đây.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết như vậy trong báo cáo công bố ngày 16/11, đồng thời kêu gọi các quốc gia đẩy mạnh triển khai các biện pháp kiểm soát để loại bỏ tình trạng nghiện thuốc lá.
Người dân hút thuốc lá tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, trong năm 2020, trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, giảm so với 1,32 tỷ người trong năm 2018. Con số này dự kiến giảm xuống 1,27 tỷ người vào năm 2025, tương đương mức giảm khoảng 50 triệu người trong giai đoạn 7 năm, ngay cả khi dân số toàn cầu gia tăng. Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên trên thế giới dự kiến giảm xuống còn 20% vào năm 2025, so với mức hơn 30% ghi nhận vào năm 2000.
Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định xu hướng giảm này là rất “đáng khích lệ”. Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để kiểm soát thuốc lá.
Số liệu của WHO cho thấy mỗi năm trên thế giới có hơn 8 triệu người tử vong vì thuốc lá, trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.
Video đang HOT
Trong báo cáo mới công bố, WHO cảnh báo số người tử vong do thuốc lá mỗi năm sẽ tiếp tục gia tăng ngay cả khi tình trạng sử dụng thuốc lá có xu hướng giảm dần. WHO đồng thời hoan nghênh việc 60 quốc gia trên thế giới đang trên tiến trình hướng tới mục tiêu 30% số người hút thuốc lá từ năm 2010 đến năm 2025. Khi tổ chức này công bố số liệu cách đây hai năm, con số này chỉ là 32 quốc gia.
WHO kêu gọi các quốc gia mở rộng quy mô triển khai các biện pháp đã được công nhận là có thể giảm tình trạng sử dụng thuốc lá, như thực thi lệnh cấm quảng cáo, dán nhãn cảnh báo về sức khỏe trên bao bì thuốc lá, tăng thuế thuốc lá và cung cấp hỗ trợ cho những người muốn bỏ thuốc lá.
Tổng giám đốc WHO nhận định thời điểm kết thúc đại dịch
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra nhận định về thời điểm kết thúc đại dịch Covid-19 khi có gần 50.000 người chết mỗi tuần.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Getty).
"Một trong những câu hỏi tôi được hỏi thường xuyên nhất là: khi nào đại dịch sẽ kết thúc? Câu trả lời của tôi là đại dịch sẽ kết thúc khi thế giới quyết định kết thúc nó. Điều đó nằm trong tay chúng ta", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức hôm 24/10.
Theo ông Tedros, "chúng ta có tất cả công cụ cần thiết, bao gồm các công cụ y tế hiệu quả, nhưng thế giới vẫn chưa sử dụng tốt những công cụ đó".
"Với gần 50.000 ca tử vong mỗi tuần, đại dịch còn lâu mới kết thúc - và đó mới chỉ là những trường hợp tử vong được báo cáo", người đứng đầu WHO nói thêm.
Tính đến nay, thế giới ghi nhận hơn 244 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 4,9 triệu ca tử vong. Mỹ vẫn là nước dẫn đầu với hơn 46 triệu ca nhiễm và hơn 756.000 ca tử vong.
Tiến sĩ Bruce Aylward, lãnh đạo cấp cao của WHO, ngày 20/10 cho biết đại dịch Covid-19 có thể sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 do các nước nghèo không nhận được số vaccine cần thiết. Ông Aylward kêu gọi các nước giàu nhường cơ hội mua vaccine để các công ty dược phẩm có thể ưu tiên phân phối vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp.
Ông Tedros cho biết WHO đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số thế giới vào cuối năm nay. Ông cho rằng mục tiêu này có thể đạt được, nhưng với điều kiện các quốc gia và các công ty kiểm soát nguồn cung vaccine phải thực hiện đúng cam kết của họ.
"Rào cản không phải là sản xuất vaccine, mà là chính trị và lợi nhuận", ông Tedros nhận định.
Theo ông Tedros, các quốc gia đã đạt được mục tiêu tiêm chủng 40% dân số, trong đó có các nước thành viên của Nhóm G20, nên nhường suất của mình trong danh sách phân phối vaccine cho sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX và quỹ mua lại vaccine châu Phi (AVAT). Ngoài ra, các nước G20 phải thực hiện các cam kết chia sẻ vaccine ngay lập tức.
Tổng giám đốc WHO kêu gọi các nhà sản xuất vaccine ưu tiên và hoàn tất các hợp đồng của họ với COVAX và AVAT như một vấn đề cấp bách, và phải minh bạch hơn về những gì đang diễn ra. Ngoài ra, họ nên chia sẻ bí quyết, công nghệ và giấy phép, đồng thời từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ về vaccine.
Hiện chưa đầy 5% dân số châu Phi được tiêm vaccine, trong khi tỷ lệ này ở các châu lục khác là từ 40% trở lên. COVAX đã đặt mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine trước cuối năm nay, nhưng cho đến nay sáng kiến này mới chỉ phân phối 371 triệu liều.
Peoples Vaccine, một liên minh các tổ chức từ thiện, đã công bố số liệu mới cho thấy, chỉ 1/7 lượng vaccine mà các công ty dược phẩm và các nước giàu hứa hẹn được chuyển đến các nước nghèo hơn.
Tiến sĩ Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cho rằng thế giới có thể bắt đầu kiểm soát được đại dịch Covid-19 vào mùa xuân tới, trong khi giám đốc điều hành của hãng dược Moderna và Pfizer nhận định đại dịch có thể kết thúc sau một năm nữa.
WHO đề xuất 26 chuyên gia điều tra mầm mống đại dịch WHO sắp thành lập nhóm tham vấn về điều tra các mầm bệnh mới có nguy cơ cao lây từ động vật sang người và có thể gây ra đại dịch. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết WHO rất hài lòng với nhóm chuyên gia theo đề xuất. Ảnh REUTERS Hãng Reuters ngày 13.10 đưa tin Tổ chức Y tế...