WHO kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn về thông tin Covid-19
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm nay (15/7) nói, Trung Quốc nên cung cấp dữ liệu chưa xử lý để hỗ trợ cuộc điều tra về nguồn gốc Covid-19.
Tổng giám đốc WHO
Người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, các cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc đang gặp trở ngại do thiếu các dữ liệu chưa xử lý về những ngày đầu dịch lây lan tại nước này, và kêu gọi nước này phải minh bạch hơn.
Video đang HOT
“Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc minh bạch, cởi mở và hợp tác. Chúng tôi nợ hàng triệu người bị nhiễm Covid-19 và hàng triệu người đã chết mà không biết điều gì đã xảy ra”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố tại một cuộc họp báo.
Hồi tháng 1, nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu đã dành 4 tuần ở trong và xung quanh thành phố Vũ Hán cùng với các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Trong một báo cáo chung mà họ đưa ra vào tháng 3 viết, virus corona có lẽ đã được dơi truyền sang người thông qua một loài động vật khác.
Báo cáo cũng cho hay, sự lây lan của virus thông qua một sự cố ở phòng thí nghiệm cực khó xảy ra. Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Mỹ và nhiều nhà khoa học không thoả mãn với báo cáo này.
Trong khi đó, Trung Quốc gọi giả thuyết virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là vô lý và liên tục cho rằng việc chính trị hoá vấn đề sẽ cản trở điều tra.
WTO, WIPO, WHO công bố nền tảng chung giúp thu hẹp khoảng cách về tiếp cận vaccine
Ngày 24/6, những người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thông báo về một nền tảng chung nhằm giúp các nước thu hẹp khoảng cách trong việc tiếp cận vaccine, phương pháp điều trị và công nghệ liên quan tới bệnh COVID-19.
WTO, WIPO, WHO công bố nền tảng chung giúp thu hẹp khoảng cách về tiếp cận vaccine. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố chung, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WIPO Daren Tang và Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nêu rõ: "Chúng tôi sẽ triển khai một nền tảng chung về hỗ trợ công nghệ ba bên cho các nước liên quan tới nhu cầu của họ đối với công nghệ y khoa liên quan tới COVID-19".
Tuyên bố nêu rõ nền tảng này sẽ hỗ trợ các quốc gia trong việc tiếp cận và ưu tiên hóa những nhu cầu chưa được đáp ứng đối với vaccine ngừa COVID-19, thuốc điều trị và các công nghệ có liên quan khác. Nền tảng này cũng sẽ giúp các nước tận dụng mọi sự lựa chọn sẵn có để tiếp cận những công cụ như vậy, trong đó thông qua hợp tác với các nước cũng đang đối mặt với những thách thức tương tự.
Các nhà lãnh đạo WHO, WIPO và WTO cũng thông báo tổ chức một loạt cuộc hội thảo chia sẻ thông tin nhằm thúc đẩy việc tiếp cận công bằng với công nghệ liên quan tới COVID-19.
WHO đang kêu gọi tạm thời từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất vaccine trên toàn thế giới, từ đó giúp các nước nghèo trên thế giới có thể tiếp cận được vaccine.
Theo số liệu của hãng tin AFP, gần 2,8 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng ở ít nhất 216 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở những nước có thu nhập cao nhất theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB), cứ 100 dân thì có 76 liều vaccine được sử dụng. Trong khi đó, ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất, tỉ lệ này là 1 liều/100 dân.
WHO: Covid-19 gây đau thương hơn Thế chiến II WHO cho biết đại dịch Covid-19 tác động tới cuộc sống và chấn thương tâm lý lớn hơn Thế giới II, với ảnh hưởng kéo dài "trong nhiều năm tới". "Sau Thế chiến II, thế giới trải qua nhiều đau thương, vì cuộc chiến đó ảnh hưởng đến rất nhiều sinh mạng. Còn bây giờ, đại dịch Covid-19 có cường độ thậm chí...