WHO quan ngại diễn biến dịch COVID-19 tại châu Âu
Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 gia tăng tại châu Âu trong 2 tuần qua trong khi tỷ lệ tiêm vaccine thấp tại một số nước ở châu lục này là điều “rất đáng lo ngại”.
Đây là nhận định do Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, đưa ra trong cuộc họp báo ngày 30/8.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga ngày 18/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Kluge cho biết có tới 33 quốc gia châu Âu ghi nhận số ca mắc mới tăng hơn 10% trong 14 ngày qua và đây là mức cao rất đáng lo ngại. Theo ông, yếu tố dẫn tới số ca mắc và tử vong tăng cao là do nhiều nước nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch và hoạt động đi lại của người dân gia tăng. Tình hình dịch bệnh phức tạp hơn đã khiến hệ thống y tế của một số quốc gia châu Âu bắt đầu quá tải, dẫn đến số ca tử vong tăng. Trong khi đó, tiến độ tiêm chủng tại châu Âu có phần chững lại trong 6 tuần qua. Giám đốc WHO khu vực châu Âu nhấn mạnh ưu tiên hiện nay là đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, đồng thời đảm bảo công bằng trong tiêm chủng.
Video đang HOT
Liên quan việc tiêm mũi vaccine tăng cường, ông Kluge nhấn mạnh mũi tiêm này là để giúp những đối tượng dễ bị tổn thương nhất an toàn trước dịch COVID-19, chứ không phải là mũi tiêm “xa xỉ” lấy của những người vẫn đang chờ mũi tiêm đầu tiên.
Ông cũng lưu ý cần thận trọng khi thực hiện tiêm mũi tăng cường vì tới nay chưa có đủ bằng chứng về hiệu quả của mũi tiêm này. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng mũi tiêm tăng cường sẽ giúp đảm bảo an toàn cho những người dễ bị tổn thương nhất và đã có nhiều nước triển khai chính sách này.
Quan chức WHO này đồng thời kêu gọi các quốc gia châu Âu đang thừa vaccine chia sẻ chế phẩm này cho các quốc gia khác, trong đó có một số nước Đông Âu và châu Phi.
WHO khuyến nghị ưu tiên tiêm chủng cho giáo viên
WHO và Unicef cho rằng giáo viên, nhân viên trường học nên được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 để trường học ở châu Âu, Trung Á có thể mở cửa.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) hôm nay ra tuyên bố chung rằng các biện pháp để đảm bảo trường học có thể mở cửa trong suốt đại dịch bao gồm tiêm vaccine cho giáo viên và nhân viên trường học, coi họ là nhóm dân số mục tiêu trong kế hoạch tiêm chủng quốc gia.
Tuyên bố cho biết khuyến nghị, từng được một nhóm chuyên gia WHO đưa ra tháng 11/2020 trước khi các nước triển khai tiêm chủng, nên được thực hiện "trong lúc đảm bảo tiêm chủng cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương".
Valerie Kelly (phải), giáo viên tiểu học ở thành phố Vincennes, bang Indiana, Mỹ, tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer tháng 12/2020. Ảnh: Valerie Kelly
Các cơ quan Liên Hợp Quốc cho rằng khi trường học mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ hè, điều quan trọng là việc học trên lớp tiếp tục không bị gián đoạn, bất chấp biến chủng Delta lây lan.
"Đây là điều tối quan trọng đối với giáo dục trẻ em, sức khỏe tâm thần và kỹ năng xã hội để trường học giúp trang bị cho trẻ em của chúng ta trở thành những người vui vẻ và có ích trong xã hội", giám đốc khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge cho hay. "Đại dịch đã gây ra sự gián đoạn giáo dục tai hại nhất trong lịch sử".
WHO và Unicef cũng kêu gọi các quốc gia tiêm chủng cho trẻ em trên 12 tuổi có bệnh lý nền, giúp các em tránh gặp tình trạng nghiêm trọng nếu mắc Covid-19. Họ cũng nhắc lại tầm quan trọng của các biện pháp cải thiện môi trường học đường trong thời kỳ đại dịch, bao gồm thông gió tốt hơn, phân bổ sĩ số lớp ít hơn, duy trì khoảng cách và xét nghiệm Covid-19 thường xuyên cho học sinh và nhân viên nhà trường.
Theo khuyến nghị của WHO được công bố đầu tháng 7, nên ưu tiên xét nghiệm trẻ em trong nhóm nguy cơ có biểu hiện triệu chứng Covid-19.
Số ca mắc COVID-19 tại châu Âu vượt mốc 60 triệu người Theo số liệu do Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu công bố ngày 2/8, châu lục này đã ghi nhận 60.093.393 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.220.486 trường hợp tử vong. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Mulhouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông cáo, Giám đốc...