WHO kêu gọi lập các quỹ hỗ trợ y tế cho Gaza và Liban
Ngày 2/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi lập 2 quỹ riêng rẽ trị giá 50 triệu USD và 10,4 triệu USD để hỗ trợ ứng phó với y tế tại Gaza và Liban, nơi căng thẳng với Israel đang leo thang.
Nhân viên y tế chăm sóc những người bị thương sau các cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah ở Dải Gaza, ngày 22/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời kêu gọi được đưa ra khi kết thúc chuyến thăm của Giám đốc khu vực WHO tại Đông Địa Trung Hải, ông Ahmed Al-Mandhari, tới thủ đô Beirut của Liban để hội đàm với các quan chức và nhân viên WHO nhằm tăng khả năng sẵn sàng của hệ thống y tế trong bối cảnh xung đột Hamas – Israel đang lan sang Liban.
Trung tâm thông tin Liên hợp quốc (LHQ) tại Beirut dẫn lời ông Al-Mandhari nêu rõ: “Việc gia tăng thù địch ở miền Nam Liban sẽ khiến thêm nhiều dân thường có thể bị thương hoặc tử vong, đe dọa hệ thống y tế của toàn khu vực”.
Tuyên bố cũng cho biết WHO ủng hộ kế hoạch của Liban thành lập Trung tâm tác nghiệp khẩn cấp về y tế cộng đồng (PHEOC) nhằm “điều phối và hỗ trợ tất cả các hoạt động ứng phó y tế”. Ông Al-Mandhari cũng nhấn mạnh rằng WHO hỗ trợ 8 bệnh viện của Liban để “tăng khả năng tiếp nhận người bị thương”.
Video đang HOT
Căng thẳng ở biên giới Liban – Israel đã leo thang khi phong trào Hezbollah bắn rocket vào nhiều căn cứ quân sự của Israel ngày 8/10 trong một động thái bày tỏ sự ủng hộ đối với Hamas. Israel đã đáp trả bằng pháo hạng nặng và các cuộc không kích nhằm vào nhiều địa điểm ở miền Nam Liban.
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại London, Thủ tướng Anh và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhất trí cần tăng quy mô cung cấp viện trợ nhân đạo cho Gaza. Người phát ngôn của Phủ Thủ tướng Anh cho biết: “Các nhà lãnh đạo đã thảo luận về tình trạng nhân đạo ngày càng tồi tệ ở Gaza và nhất trí cần khẩn cấp mở rộng quy mô cung cấp viện trợ nhân đạo”.
Phát biểu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh an toàn AI tại Bletchley Park ở Anh, hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý cần khôi phục các nỗ lực quốc tế nhằm đạt một thỏa thuận lâu dài giải quyết xung đột và tiến tới việc thực hiện giải pháp hai nhà nước.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Hạ viện Bahrain đã thông báo ngừng quan hệ hợp tác kinh tế với Israel và triệu hồi đại sứ của mình tại Tel Aviv cũng như trục xuất đại sứ của Israel tại Bahrain nhằm phản đối xung đột Hamas – Israel.
Tuy nhiên, hiện Chính phủ Bahrain chưa xác nhận thông tin trên. Bộ Ngoại giao Israel cho biết họ cũng chưa nhận được thông báo nào về quyết định của Bahrain. Nếu thông tin trên được xác thực, đây sẽ là động thái đầu tiên như vậy từ một trong các đồng minh Arab vùng Vịnh của Israel.
Bahrain và Israel đã thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2020, trong khuôn khổ Thỏa thuận Abraham do Mỹ làm trung gian. Theo thỏa thuận này, Israel cũng thiết lập quan hệ với UAE và Maroc.
Israel bình luận về lập trường của Nga liên quan đến Hamas
Israel đã bày tỏ sự "không hài lòng" với quan điểm của Nga về Hamas, kêu gọi "cân bằng hơn" khi rạn nứt ngày càng mở rộng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) gặp nhau tại Sochi, Nga vào ngày 12/9/2019. Ảnh: Điện Kremlin/Anadolu
Theo tờ Thời báo Israel (timesofisrael.com), Bộ Ngoại giao nước này ngày 24/10 cho biết đã bày tỏ sự không hài lòng với Nga về những tuyên bố phản đối các cuộc không kích của Israel trong bối cảnh xung đột với Hamas ở Gaza.
Theo Bộ Ngoại giao Israel, một nhà ngoại giao cấp cao của nước này đã có cuộc trao đổi với một quan chức Nga mới đây để bày tỏ sự không hài lòng với vai trò của Nga trong cuộc chiến chống Hamas, đồng thời nhấn mạnh hy vọng rằng Moskva sẽ có những quan điểm cân bằng hơn.
Phía Israel cũng phàn nàn về việc Nga đã đệ trình một nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn mà không đề cập đến Hamas, đồng thời chỉ trích Israel đã sử dụng các phương pháp gây thương vong lớn trong chiến dịch chống Hamas.
Đài truyền hình nhà nước Kan đưa tin Israel đã chuyển thông điệp tới Nga trong những ngày gần đây, nói rằng động thái và những nhận xét của Moskva về Israel không tương ứng với mức độ nghiêm trọng của tình hình mà quốc gia Trung Đông này đang gặp phải.
Tuần trước, Nga cho biết họ đang gửi 27 tấn viện trợ nhân đạo tới Gaza và Bộ Ngoại giao nước này lập luận rằng quyền tự vệ không có nghĩa là được phép trả đũa hàng loạt và bừa bãi.
Gần 3 tuần sau cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas nhằm vào Israel, lập trường của Nga về vấn đề này trở nên rõ ràng khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đổ lỗi cho Mỹ về sự leo thang. Nga cũng thể hiện sự cân bằng kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra, tìm cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả hai bên. Moskva đã lên án cuộc tấn công của Hamas khiến 1.400 người thiệt mạng và ủng hộ quyền tự vệ của Israel, nhưng đã nhiều lần chỉ trích hành động đáp trả của Israel, kêu gọi viện trợ cho Gaza và ngừng bắn.
Tuy nhiên, Israel hiện lo ngại về một thay đổi lớn trong chính sách Trung Đông của Nga có thể làm gia tăng các mối đe dọa an ninh đối với nước này từ Syria và các nơi khác.
Xung đột Hamas - Israel: Trung Quốc, Ai Cập kêu gọi HĐBA LHQ ngăn chặn giao tranh Ngày 24/10, Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ), ông Trương Quân, đã kêu gọi thiết lập lệnh ngừng bắn toàn diện, đảm bảo việc cung cấp viện trợ nhân đạo và dỡ bỏ phong tỏa Dải Gaza. Nạn nhân bị thương trong cuộc xung đột điều trị tại bệnh viện Nasser ở phía nam Dải Gaza, ngày...