Israel tiết lộ mối quan hệ với Nga
Đại sứ Israel tại Moscow cho hay, Israel và Nga đôi khi bất đồng về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng quan hệ giữa 2 nước không có thay đổi lớn và vẫn ‘bình thường’.
“Có những thăng trầm”, Đại sứ Israel tại Moscow Alex Ben Zvi chia sẻ với tờ Kommersant.
Theo ông, đôi khi Israel không hài lòng với quan điểm của Nga và đôi khi là ngược lại. Tuy nhiên, cả 2 bên luôn cố gắng tìm ra điểm chung.
Đại sứ Israel tại Nga Alex Ben Zvi. Ảnh: RIA Novosti
Cũng theo ông Ben Zvi, việc đạt được sự hiểu biết “không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được” như trường hợp chuyến thăm gần đây của phái đoàn Hamas tới Moscow.
Hồi tuần trước, một số đại diện cấp cao của Phong trào Hồi giáo Hamas ở Palestine, lực lượng đang kiểm soát Dải Gaza, đã đến thủ đô Moscow để đàm phán giải phóng con tin và sơ tán an toàn cho những công dân nước ngoài đang bị mắc kẹt do lệnh phong tỏa của Israel.
Video đang HOT
Trưởng phái đoàn của Hamas là ông Moussa Mohammed Abu Marzouk thông báo sẽ xem xét kỹ lưỡng trường hợp các công dân Nga, và sẽ chú ý hơn đến những yêu cầu từ Moscow. Ông cũng ca ngợi quan điểm mang tính xây dựng của Nga trước tình trạng căng thẳng Israel – Hamas đang leo thang.
Trong khi đó, chính phủ Israel đã lên tiếng phản đối và kêu gọi Moscow trục xuất phái đoàn Hamas. Xung đột Israel – Hamas bùng nổ sau khi Hamas bất ngờ đột kích vào Israel hôm 7/10 khiến hơn 1.400 người Israel thiệt mạng, và bắt giữ hàng trăm người khác làm con tin bao gồm công dân nước ngoài.
Đại sứ Ben Zvi nhấn mạnh, Moscow không cần phải tổ chức bất kỳ cuộc đàm phán nào với Hamas.
“Quan điểm của chúng tôi liên quan tới vấn đề con tin rất đơn giản: Hamas phải thả họ. Không cần phải thực hiện bất cứ giao dịch nào liên quan đến con tin. Đây không phải là chuyện giao dịch. Đây đơn giản là cách tiếp cận nhân đạo”, ông Ben Zvi nói.
Về phần mình, Nga khẳng định phái đoàn Hamas không có bất cứ hoạt động giao tiếp nào với Điện Kremlin trong chuyến thăm tới Moscow, và chỉ tiến hành các cuộc thảo luận với Bộ Ngoại giao Nga.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay Nga tin rằng cần duy trì liên lạc với tất cả các bên trong cuộc xung đột, và Moscow cũng sẽ tiếp tục đối thoại với cả Israel.
Israel có thể khuyến cáo công dân tránh đến một số vùng của Nga
Ông Alexander Ben Zvi, Đại sứ Israel tại Moskva tuyên bố chính quyền nước này có thể ban hành khuyến cáo công dân tránh đến các vùng Caucus có đa số người Hồi giáo ở Nga.
Đại sứ Israel tại Nga Alexander Ben Zvi Ảnh: Sputnik
Theo đài RT (Nga), tuyên bố của ông Ben Zvi được đưa ra sau khi vụ việc đám đông tràn vào đường băng sân bay ở Cộng hoà Dagestan thuộc Nga để tìm kiếm người tị nạn Israel hôm 29/10.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông quốc tế tiếng Nga RTVI hôm 30/10, ông Ben Zvi nói rằng chính quyền Israel sẽ ban hành khuyến nghị đối với công dân hạn chế đến thăm các nước cộng hòa Hồi giáo của Nga.
Nhà ngoại giao này nói thêm rằng chính quyền Israel sẽ "bật đèn xanh" cho hoạt động đi lại nếu chính quyền địa phương ở những khu vực đó "đảm bảo rằng mọi thứ đã chấm dứt và mọi công dân có thể cảm thấy an toàn". Ông nhấn mạnh nếu được ban hành, khuyến cáo trên sẽ không áp dụng cho các khu vực khác của Nga.
Khi được hỏi liệu Israel có cân nhắc đình chỉ các chuyến bay đến Dagestan hay không, ông Ben Zvi không loại trừ điều đó. Ông lưu ý điều này còn phụ thuộc vào tình hình chung trong khu vực.
Theo nhà ngoại giao Israel, tình trạng bất ổn ở Makhachkala không thể bắt nguồn từ thông tin trên một kênh Telegram duy nhất, mà là từ vô số nguồn truyền bá "tuyên truyền Hồi giáo cực đoan".
Ông Ben Zvi xác nhận chiếc máy bay bị những kẻ bạo loạn nhắm tới tại sân bay ở Makhachkala có công dân Israel và 2 công dân Nga gốc Israel. Ông nói thêm rằng không ai trong số này bị thương.
Trước đó, phát biểu trước các quan chức hàng đầu của Nga hôm 30/10, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng vụ bạo loạn ở Dagestan "xuất phát từ hành động xúi giục qua mạng xã hội bởi các đặc vụ phương Tây, bao gồm cả từ lãnh thổ Ukraine".
Ông cũng lên án chiến thuật "trừng phạt tập thể" của Israel đối với dân thường ở Gaza, đổ lỗi cho sự leo thang mới nhất trong khu vực là do "giới tinh hoa cầm quyền của Mỹ và các vệ tinh của nước này" gây ra.
Vụ bạo loạn hôm 29/10 đã chứng kiến ít nhất 150 người, một số người cầm cờ Palestine, tràn vào sân bay và các đường băng của sân bay để tìm kiếm công dân Israel đến thủ đô của Cộng hòa Dagestan, nơi có đa số người Hồi giáo sinh sống.
Chính quyền Nga cho rằng vụ bạo loạn được kích động bởi tin giả lan truyền trên kênh Telegram liên kết với Ukraine. Telegram đã chặn kênh mang tên Utro Dagestan với lý do kích động hận thù.
Về phần mình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho rằng Nga đổ lỗi cho Ukraine về vụ bạo loạn tại sân bay Makhachkala là điều vô lý.
"Chúng tôi kêu gọi chính quyền Nga công khai lên án những cuộc biểu tình bạo lực này, buộc những ai liên quan phải chịu trách nhiệm, đảm bảo an toàn cho công dân Israel và người Do Thái tại Nga", ông Miller nói.
Ukraine cũng bác cáo buộc của Nga. Ông Oleg Nikolenko, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine, cho rằng vụ bạo loạn ở sân bay Makhachkala phản ánh chủ nghĩa bài Do Thái trong xã hội Nga.
WHO cảnh báo thảm họa sức khỏe cộng đồng tại Dải Gaza Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/10 lên tiếng cảnh báo về tình trạng sức khỏe cộng đồng tại Dải Gaza khi khu vực này đang đối diện cảnh thiếu hụt viện trợ và các hạ tầng cơ bản đều bị tấn công. Trẻ em là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do xung đột Israel - Hamas. Ảnh:...