WHO kêu gọi khẩu trang “quay lại” trên các chuyến bay đường dài
Vừa qua, EU cũng khuyến nghị tất cả hành khách trên các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc nên đeo khẩu trang và xét nghiệm ngẫu nhiên đối với hành khách đến từ Trung Quốc.
Các quốc gia nên xem xét khuyến nghị hành khách đeo khẩu trang trên các chuyến bay đường dài, do sự lây lan nhanh chóng của biến thể phụ Omicron mới nhất của Covid-19 tại Mỹ, các quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm 10/1.
Hành khách đi bộ qua khu vực khách quốc tế của Nhà ga số 5 tại Sân bay Heathrow ở London, Anh, ngày 2/8/2021. Ảnh: Reuters.
Tại châu Âu, biến thể phụ XBB.1.5 được phát hiện với số lượng nhỏ nhưng ngày càng tăng, theo thông tin các quan chức của WHO và châu Âu đưa ra trong một họp báo gần đây.
Catherine Smallwood, quan chức cấp cao về tình trạng khẩn cấp của WHO tại châu Âu, khuyến cáo hành khách nên đeo khẩu trang ở những nơi có rủi ro cao như các chuyến bay đường dài.
Cũng theo các quan chức y tế WHO, XBB.1.5 – biến thể phụ Omicron dễ lây nhiễm nhất được phát hiện cho đến nay – chiếm 27,6% số ca mắc Covid-19 tại Mỹ trong tuần tính đến ngày 7/1.
Hiện chưa rõ liệu XBB.1.5 có gây ra làn sóng lây nhiễm toàn cầu hay không. Các chuyên gia cho biết các loại vaccine hiện tại tiếp tục giúp bảo vệ chống lại việc diễn biến nghiêm trọng, nhập viện và tử vong.
XBB.1.5 là một biến thể khác của Omicron, biến thể dễ lây lan nhất và hiện đang chiếm ưu thế trên toàn cầu của virus gây ra COVID-19. Được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 10/2022, biến thể là sự tái tổ hợp của hai biến thể con Omicron khác.
Những lo ngại về XBB.1.5 gây ra một loạt ca mắc mới ở Mỹ và hơn thế nữa trong bối cảnh số ca mắc mới ở Trung Quốc gia tăng, sau khi quốc gia này tuyên bố nới lỏng chính sách “không khoan nhượng” với Covid.
Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Châu Âu (EASA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) hôm 10/1 đã đưa ra các khuyến nghị cho các chuyến bay giữa Trung Quốc và Liên minh Châu Âu, bao gồm “các biện pháp phi dược phẩm để giảm sự lây lan của virus, chẳng hạn như khẩu trang.”
Tuần trước, nhóm Ứng phó Khủng hoảng Chính trị Tích hợp (IPCR) của EU – cơ quan bao gồm các quan chức từ 27 chính phủ của EU, cũng khuyến nghị tất cả hành khách trên các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc nên đeo khẩu trang và xét nghiệm ngẫu nhiên đối với hành khách đến từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Hơn 10 quốc gia – bao gồm Mỹ – đang yêu cầu xét nghiệm COVID đối với khách du lịch đến từ Trung Quốc.
Đối mặt làn sóng lây nhiễm của biến thể phụ Omicron, các chính phủ hành động ra sao?
Dịch COVID-19 một lần nữa đang lây lan nhanh tại châu Á và phần còn lại của thế giới, khi chủng virus Omicron đột biến thành các biến thể phụ dễ lây truyền hơn.
Người dân xếp hàng đợi xét nghiệm COVID-19 tại Seoul. Ảnh: EPA-EFE
Nhưng khác với hai năm 2020 và 2021, các đợt bùng phát mới không còn kéo theo những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt như phong tỏa kéo dài và đóng cửa biên giới.
Nhà dịch tễ học Edsel Salvana, Cố vấn Bộ Y tế Philippines cho biết: "Hai năm trước, chúng tôi phải ngăn chặn virus lây lan theo cấp số nhân trong bối cảnh không có miễn dịch, không có vaccine. Tình hình bây giờ đã khác".
Thay vào đó, hầu hết các chính phủ châu Á đang áp dụng những quy định y tế được điều chỉnh hợp lý, tăng cường tiêm chủng và theo dõi chặt chẽ tỷ lệ nhập viện. Trung Quốc vẫn là quốc gia duy nhất còn theo đuổi chính sách "Zero COVID" cùng những biện pháp kiểm dịch chặt chẽ.
Phần lớn các quốc gia trên thế giới đã không thay đổi đường hướng chống dịch, ngay cả khi các biến phụ BA.4 và BA.5 của Omicron làm gia tăng số ca mắc mới.
Báo The Straits Times đưa tin nước Mỹ đang tập trung triển khai các mũi tiêm tăng cường, trong khi một số quốc gia ở châu Âu đang suy nghĩ lại quy định đeo khẩu trang, song không có gì nghiêm trọng hơn.
Thế nhưng, làn sóng bùng phát mới này lại có phần gây trở ngại cho kế hoạch chuyển dịch của nhiều quốc gia ở châu Á từ xóa sổ virus SARS-CoV-2 sang sống chung với nó. Châu Á đã chứng kiến sự gia tăng đột biến về số trường hợp mắc mới kể từ tháng 6, sau khi các biến phụ BA.4 và BA.5 xuất hiện cùng với việc các chính phủ bắt đầu có cách tiếp cận nới lỏng hơn đối với đại dịch.
Gia tăng ở khắp mọi nơi
Indonesia đã chứng kiến số ca mắc COVID-19 tăng hơn sáu lần trong vòng bốn tuần tính đến ngày 28/6, từ mức trung bình hàng ngày là 266 ca lên 1.876 ca. Đó là mức tăng cao nhất trên thế giới tại giai đoạn đó.
Thái Lan cũng đang ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều hơn sau khi sụt giảm từ tháng 4. Thái Lan hiện có hiện khoảng 2.000 trường hợp mắc mới mỗi ngày, song giới chức y tế địa phương cảnh báo con số này không bao gồm các trường hợp mắc tự xét nghiệm nhanh tại nhà.
Các trường hợp mắc mới ở Philippines đã tăng 60% lên hơn 7.300 trong tuần lễ kết thúc vào ngày 3/7. Cũng như ở Thái Lan, con số thực tế có thể cao hơn nhiều vì chính phủ đã ngừng xét nghiệm hàng loạt.
Ấn Độ đã báo cáo thêm nhiều ca tử vong hơn, cùng với số ca bệnh gia tăng. Quốc gia Nam Á này có thêm 112.456 ca mắc mới trong tuần lễ kết thúc vào ngày 3/7, tăng 21% so với tuần trước, đồng thời bổ sung 200 ca tử vong mới.
Tại Hàn Quốc, các cơ quan y tế xác nhận rằng nước này đang phải đối mặt với một làn sóng mới của virus SARS-CoV-2. Số liệu lây nhiễm hàng ngày vẫn ở trên mức 18.000 ca trong bốn ngày liên tiếp vào tuần trước, tức gấp đôi so với mức trung bình của tuần trước.
Nhật Bản cũng đang chứng kiến những dấu hiệu ban đầu của làn sóng bùng phát thứ 7, với tất cả 47 tỉnh đều báo cáo về số ca bệnh gia tăng hàng tuần. Những con số cao kỷ lục nhiều tháng bắt đầu lặp lại. Tokyo đã có thêm 9.482 ca nhiễm mới vào ngày 10/7, gấp 2,5 lần con số so với một tuần trước đó.
Đợt gia tăng hiện tại xuất hiện sau khi giới chức địa phương nới lỏng quy định đeo khẩu trang để tránh nguy cơ say nắng giữa đợt nắng nóng kỷ lục hồi tháng 6.
Một điểm xét nghiệm nằm trên đại lộ Champs-Elysees, Paris. Ảnh: AFP
Khôi phục một số hạn chế
Các chính phủ ở châu Á đang chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp để đề phòng trường hợp diễn biến của dịch bệnh vượt quá tầm kiểm soát.
Tuần trước, Jakarta và các thành phố vệ tinh xung quanh đã bắt đầu hạn chế các hoạt động nơi công cộng, duy trì hoạt động của các công ty, trung tâm mua sắm và nhà hàng ở mức 75% công suất cho đến ngày 1/8.
Bắt đầu từ ngày 17/7, Indonesia cũng khôi phục quy định xét nghiệm COVID-19 cho những khách du lịch chỉ tiêm hai mũi vaccine.
Các bệnh viện ở Thái Lan đã bắt đầu gióng lên hồi chuông báo động khi số lượng bệnh nhân COVID-19 nhập viện tăng cao.
Nhật Bản cũng đang đặt các chính quyền địa phương và hệ thống bệnh viện trong tình trạng báo động. Giới chức nước này đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch mở cửa trở lại với du khách ngoài.
Trong khi đó, Bộ Y tế Hàn Quốc đang thảo luận với các chuyên gia về một số biện pháp kiểm soát, trong đó có nối lại giãn cách xã hội.
Ấn Độ đang rút ngắn khoảng cách về thời gian giữa liều thứ hai và liều tiêm nhắc lại xuống còn sáu tháng so với chín tháng trước đó, áp dụng đối với tất cả người trưởng thành.
Trong khi hơn 846,4 triệu người Ấn Độ trên 18 tuổi, tức khoảng 60% dân số, đã được tiêm liều thứ hai, chỉ có hơn 49,7 triệu, hay 3,4% dân số, đã tiêm liều nhắc lại tính đến ngày 7/7.
Những nơi khác trên thế giới
Hành khách tại sân bay Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Bức tranh về đại dịch ở Mỹ dường như đã ổn định đáng kể, với số ca mới trung bình mỗi ngày dao động trong khoảng 95.000 đến 115.000 người. Biến thể phụ BA.5 đang chiếm quá nửa số trường hợp trên. Nhưng con số đó vẫn có thể thấp hơn thực tế, vì nhiều tiểu bang đã ngừng cập nhật số ca hàng ngày.
Dù vậy, Chính phủ Mỹ không đưa ra bất kỳ biện pháp đối phó lớn nào, ngoài việc triển khai nghiên cứu công thức vaccine mới nhằm vào các biến thể mới.
Châu Âu cũng đang chứng kiến một đợt bùng phát vào mùa hè này, với các quốc gia như Áo, Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italy, Thụy Sĩ và Cyprus bị đánh giá là điểm nóng của dịch bệnh.
Trong khi các quốc gia nhỏ như Cyprus và các thành phố như Nice ở Pháp bắt đầu khôi phục quy định về đeo khẩu trang trong không gian kín và trên các phương tiện giao thông công cộng, thì hầu hết lục địa này vẫn duy trì nếp sống như bình thường.
Tín hiệu lạc quan
Các chính phủ trên toàn cầu hy vọng rằng với những biện pháp kiểm soát mà họ đang áp dụng, cũng như khả năng gây bệnh ít nghiêm trọng hơn của các biến thể phụ Omicron, mọi thứ có thể trở nên tốt hơn mặc dù tỷ lệ lây nhiễm tăng đột biến.
Tại châu Á, Bộ Y tế Thái Lan dự kiến số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ đạt đỉnh khoảng 4.000 ca mỗi ngày vào tháng 9 tới.
Trong khi đó, giới chức y tế Indonesia cho biết làn sóng hiện tại ở nước này sẽ đạt đỉnh 17.000 ca mỗi ngày vào tuần thứ ba của tháng 7.
Các nhà phân tích ở Philippines dự báo số ca sẽ bắt đầu giảm dần vào cuối tháng 7.
Một số chuyên gia y tế ở Hàn Quốc dự đoán số liệu lây nhiễm hàng ngày có thể tăng lên 100.000 người, song làn sóng mới này có thể gây ra ít thiệt hại hơn vì có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire tuần trước phát biểu rằng virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục lưu hành, song cuối cùng nó sẽ chỉ gây lo ngại tựa như bệnh cúm mùa.
WHO châu Âu kêu gọi các nước cân nhắc kỹ các biện pháp hạn chế đi lại phòng dịch COVID-19 Ngày 10/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu nhận định làn sóng COVID-19 hiện nay ở Trung Quốc ít có khả năng tác động đáng kể tới tình hình dịch bệnh tại khu vực này. Hành khách tại sân bay Heathrow, London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Hans Kluge, Giám...