WHO: Châu Phi có thể không đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030
Ngày 8/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết châu Phi có thể không đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 do đại dịch COVID-19 đã làm chậm nỗ lực giảm mạnh hơn nữa tỉ lệ nhiễm HIV ở châu lục này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ruaraka , Kenya . Ảnh: AFP/TTXVN
Văn phòng của WHO tại châu Phi nêu rõ: “Châu Phi đã đạt được tiến bộ quan trọng trong phòng chống HIV/AIDS trong thập kỷ qua, làm giảm 43% số ca nhiễm mới và giảm gần một nửa số ca tử vong các bệnh liên quan tới AIDS”. Tuy nhiên, châu lục này có thể không thực hiện được mục tiêu đề ra là chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 do đại dịch COVID-19 đã làm chậm nỗ lực phòng chống HIV/AIDS ở nhiều nước.
Theo người đứng đầu văn phòng WHO ở châu Phi Matshidiso Moeti, đại dịch COVID-19 đã làm cho cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS gặp nhiều thách thức hơn. Một đại dịch không thể giành chiến thắng khi vẫn còn một đại dịch khác, do vậy các nước cần phải ứng phó với đại dịch COVID-19 đi đôi với ứng phó đại dịch HIV/AIDS.
Đại dịch COVID-19 cũng làm giảm tỉ lệ xét nghiệm sàng lọc HIV do các nước áp đặt hạn chế đi lại.
Tuần trước, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cảnh báo rằng tỉ lệ lây nhiễm HIV đã giảm ở mức không đủ nhanh để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030.
Theo số liệu được công bố tại Hội nghị quốc tế thường niên về AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở châu Phi (ICASA) đang diễn ra ở thành phố cảng Durban của Nam Phi, chỉ có 9 quốc gia ở châu Phi là đang trong tiến trình đạt được mục tiêu này trong 4 năm tới, gồm các nước Botswana, Cape Verde, Kenya, Lesotho, Malawi, Nigeria, Rwanda, Uganda và Zimbabwe. Bà Moeti nhấn mạnh đây là lời cảnh tỉnh cho các chính phủ các nước khác ở châu Phi cần chú trọng vào cuộc chiến xóa bỏ bệnh AIDS.
Singapore tuyên bố xét nghiệm nhanh kháng nguyên phát hiện được Omicron
Singapore khẳng định xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART) hiệu quả trong phát hiện biến thể Omicron và là "vũ khí" chống dịch COVID-19 của "Đảo quốc Sư tử".
Singapore đánh giá ART có thể phát hiện được biến thể Omicron. Ảnh: Straits Times
Tờ Bloomberg (Mỹ) cho biết Singapore đã theo dõi sát sao tính hiệu quả của xét nghiệm ART trong nhận diện Omicron. Biến chủng mới này được phát hiện lần đầu ở miền Nam châu Phi và nay đã lan sang nhiều quốc gia trên thế giới.
Bộ Y tế Singapore ngày 5/12 cho biết kết quả các phân tích được thực hiện là ngoài xét nghiệm PCR, ART cũng có thể phát hiện biến thể Omicron.
Các nhà khoa học trên toàn cầu đang phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc nghiên cứu chuyên sâu về Omicron. WHO vào ngày 26/11 thông báo xét nghiệm PCR có khả năng phát hiện Omicron và vẫn đang có nhiều nghiên cứu được thực hiện để xem xét về hiệu quả của các lại xét nghiệm khác, bao gồm cả ART.
Singapore đã sử dụng ART nhằm khôi phục tổ chức các sự kiện quy mô lớn. Từ tuần này, Singapore cũng yêu cầu du khách đến quốc đảo này cần phải xét nghiệm ART hàng ngày.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong đăng trên mạng xã hội Facebook rằng Singapore sẽ sớm tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Bộ trưởng Wong đồng thời cho biết chính phủ Singapore lên kế hoạch nới lỏng hạn chế đối với các hoạt động của trường học dự kiến khởi động từ đầu tháng 1/2022.
Số ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng tại Singapore đã giảm mạnh từ cao điểm trên 4.600 trường hợp vào ngày 27/10 cho đến nay chỉ khoảng 500 trường hợp.
WHO: Nhóm trẻ từ 5 đến 14 tuổi hiện là nhóm mắc bệnh nhiều nhất Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi tăng cường bảo vệ trẻ em trước COVID-19 khi nhóm trẻ từ 5 đến 14 tuổi hiện là nhóm bị mắc bệnh nhiều nhất. Cơ quan này cũng cho rằng việc bắt buộc tiêm ngừa nên là biện pháp sau cùng. Một bé gái ở Pennsylvania, Mỹ, được tiêm ngừa COVID-19 - Ảnh: REUTERS....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng dỡ bỏ trừng phạt Iran

Tuần lễ quyết định của Tổng thống Trump: Cơn bão thuế quan mới sắp ập đến?

Bloomberg tiết lộ các nhân vật tiềm năng thay bà Oksana Markarova làm Đại sứ Ukraine tại Mỹ

Tòa án Pháp tuyên trắng án cựu Thủ tướng và hai Bộ trưởng Y tế trong vụ điều tra Covid-19

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi về trận lũ quét ở bang Texas của Mỹ

'Ván cờ ngoại giao' của EU giữa hai siêu cường Mỹ - Trung

Nhiều binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bị tử vong vì ngạt khí trong hang động tại Iraq

Khai mạc Kỳ họp thứ 47 Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO

Tổng thống Putin sa thải Bộ trưởng Giao thông Nga

Mỹ và EU có khả năng đạt được thỏa thuận thuế quan dưới 10%

Hãng kim hoàn Trung Quốc đối đầu đế chế Cartier

Lại xả súng ở Mỹ khiến 3 người tử vong và 10 người bị thương
Có thể bạn quan tâm

Nghe cách cô gái nói về mẹ kế, tôi đã được biết thế nào là 'bánh đúc có xương'
Góc tâm tình
16:41:46 08/07/2025
Mỹ nhân Vườn Sao Băng mang thai với chồng cũ sau 4 tháng ly hôn mặc kệ đại gia này kịch liệt phản đối
Sao châu á
16:18:58 08/07/2025
Mẹ bầu Vbiz mang thai lần 2: Đau đớn toàn thân, đi lại khó khăn ở tháng thứ 8
Sao việt
16:16:56 08/07/2025
Hồng Nhung kể hành trình chiến đấu ung thư: "Tôi chấp nhận và bước tiếp"
Tv show
16:08:54 08/07/2025
Bà xã của 1 Shark nổi tiếng cho các quý tử hoá thân thành "nông dân nhí", tận hưởng mùa hè đầy thú vị bên trời Âu
Netizen
15:50:16 08/07/2025
Katy Perry và Orlando Bloom đi chơi cùng nhau sau tuyên bố chia tay
Sao âu mỹ
15:44:41 08/07/2025
Diễn viên nhí 6 tuổi đóng con trai Duy Hưng trong phim VTV gây sốt
Hậu trường phim
15:41:22 08/07/2025
Đang đi dạo, bất ngờ thấy cảnh tượng "nổi da gà"
Lạ vui
15:40:00 08/07/2025
Ảnh nét căng trung vệ ĐT Việt Nam cưới mẹ đơn thân, đám cưới xa hoa nhất nhì làng bóng Việt
Sao thể thao
15:38:18 08/07/2025
Tôi tỉnh táo nhận ra: 7 thứ này mua mới chỉ tổ "rác nhà"
Sáng tạo
15:35:55 08/07/2025