WHO chật vật tìm nguồn hỗ trợ ứng phó khẩn cấp
Trong bối cảnh thế giới trải đang qua nhiều cuộc khủng hoảng y tế cùng lúc, bộ phận ứng phó khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn tài chính cần thiết cho các hoạt động ứng phó và xử lý khủng hoảng cũng như trả lương cho nhân viên.
Trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Vấn đề trên được đưa ra trong báo cáo do một ủy ban giám sát độc lập thực hiện và công bố trước thềm cuộc họp thường niên của WHO tại Geneva (Thụy Sĩ) trong tuần này.
Báo cáo chỉ ra rằng trong năm 2023, bộ phận ứng khó khẩn cấp của WHO đã phải huy động nguồn lực để xử lý 72 tình huống khẩn cấp, bao gồm động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, xung đột ở Sudan, Ukraine và Dải Gaza cũng như một đợt bùng phát dịch tả quy mô lớn trên toàn cầu.
Video đang HOT
Trong khi đó, hiện nay đã nổi lên nhiều thảm họa thiên tai và xung đột, đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với hoạt động của chương trình ứng phó khẩn cấp của WHO.
Trong bối cảnh như vậy, báo cáo cho rằng WHO cần cải thiện quá trình chuyển giao nhiệm vụ cho các quốc gia trong quá trình ứng phó. Bên cạnh đó, các nước cũng cần tăng cường năng lực ứng phó của riêng mình. Nếu các nước không tăng cường năng lực của riêng mình, báo cáo cho rằng các hoạt động của chương trình ứng phó khẩn cấp của WHO có thể sẽ bị thu hẹp.
Báo cáo cũng đưa ra những đề xuất nhằm củng cố vai trò của WHO trong việc quản lý và ứng phó với các tình huống khẩn cấp về nhân đạo kéo dài.
Hồi năm 2023, WHO đã tuyên bố dịch COVID-19 không còn được coi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Thế nhưng, hiện WHO đang phải ứng phó với ngày càng nhiều trường hợp khẩn cấp khác, từ xung đột và thiên tai đến bùng phát các bệnh truyền nhiễm.
Quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng vaccine viêm màng não mới
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông cáo báo chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 12/4 cho biết Nigeria đã trở thành "quốc gia đầu tiên trên thế giới" đưa vào sử dụng Men5CV, một loại vaccine "mang tính cách mạng" mới chống lại bệnh viêm màng não.
Nigeria đã trở thành "quốc gia đầu tiên trên thế giới" đưa vào sử dụng Men5CV. Ảnh: WHO
Thông cáo báo chí của WHO dẫn lời Tổng Giám đốc của tổ chức này, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói rõ vaccine mới có thể làm thay đổi diễn biến của căn bệnh nguy hiểm vốn được coi là kẻ thù truyền kiếp. Nó có thể ngăn chặn những đợt bùng phát mới và cứu sống nhiều người. Cũng theo ông Ghebreyesus, việc Nigeria đưa vào sử dụng vaccine Men5CV sẽ giúp con người tiến gần hơn tới mục tiêu loại bỏ bệnh viêm màng não vào năm 2030.
Theo WHO, vaccine Men5CV cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ trước 5 chủng vi khuẩn viêm màng não mô cầu chính là A, C, W, Y và X chỉ trong một lần tiêm. Men5CV có khả năng bảo vệ rộng hơn so với các loại vaccine hiện hành đang được sử dụng ở phần lớn các nước châu Phi, vốn chỉ có hiệu quả chống lại chủng A.
Trên thực tế, các chuyên gia của WHO đã bật đèn xanh cho loại vaccine này từ năm ngoái. WHO đánh giá viêm màng não do vi khuẩn là dạng bệnh nguy hiểm phổ biến nhất. Bệnh sinh ra khi một số loài vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng gây viêm các mô xung quanh não và tủy sống. Trong năm ngoái, số ca viêm màng não được báo cáo ở châu Phi tăng 50% và căn bệnh này có nguy cơ xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại khu vực cận Sahara, nơi được mệnh danh là "vành đai viêm màng não châu Phi".
Là một trong 26 quốc gia ở châu Phi có tỷ lệ nhiễm bệnh viêm màng não cao, Nigeria đã được liên minh vaccine Gavi tài trợ cho chương trình tiêm chủng vaccine Men5CV diễn ra từ ngày 25-28/3 trên toàn quốc.
Bước đầu, chương trình đã tiếp cận được hơn một triệu người từ 1-29 tuổi. Chương trình được tiến hành sau đợt bùng khiến 153 người tử vong từ ngày 1/10/2023 đến ngày 11/3/2024.
Giáo sư Muhammad Ali Pate thuộc Bộ Y tế Nigeria cho biết khu vực miền Bắc nước này, đặc biệt là các bang Jigawa, Bauchi và Yobe, bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt bùng phát bệnh viêm màng não vừa qua. Vaccine Men5CV đã cung cấp cho các nhân viên y tế một công cụ mới để ngăn chặn dịch bệnh. Trong khi đó, Giám đốc chương trình Gavi, bà Aurélia Nguyen, cho biết chương trình tiêm chủng vaccine Men5CV ở Nigeria đã đánh dấu sự khởi đầu của Gavi và với nguồn hỗ trợ cần thiết của nhà tài trợ trong 5 năm tiếp theo, Gavi sẽ có thể triển khai tiêm Men5CV ở các quốc gia khác cũng có rủi ro cao.
WHO cảnh báo khủng hoảng y tế tại Yemen Nhân Ngày Y tế Thế giới, ngày 7/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo xung đột vũ trang kéo dài ở Yemen đã làm tê liệt nghiêm trọng hệ thống y tế của nước này, khiến 17,8 triệu người cần được hỗ trợ y tế. Bệnh nhân bị thương do xung đột được điều trị tại bệnh viện ở Saada,...