WB nhận định về kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương
Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Indonesia năm 2022 từ mức 5,2% xuống còn 5,1% do ảnh hưởng của cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine, đồng thời lưu ý rằng mức tăng trưởng này cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Một tuyến phố ở thủ đô Jakarta, Indonesia ngày 1/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu họp báo ngày 5/4 tại Jakarta, ông Aaditya Mattoo, nhà kinh tế trưởng của WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhận định nhiều cú sốc bắt nguồn từ xung đột tại Ukraine, trong đó các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga có thể tác động rõ nhất đến khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dưới dạng gián đoạn nguồn cung hàng hóa cũng như sự gia tăng áp lực đối với khu vực tài chính và sự suy giảm niềm tin toàn cầu.
Sự phụ thuộc trực tiếp của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vào Nga và Ukraine thông qua xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và đầu tư vẫn hạn chế, song xung đột và các lệnh trừng phạt có khả năng làm tăng giá thực phẩm và nhiên liệu trên quy mô toàn cầu, gây thiệt hại đối với người tiêu dùng và tăng trưởng.
Tuy nhiên, ông Aaditya cho rằng một số quốc gia ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có khả năng chống chịu tốt hơn so với các nước khác trong việc đối phó với các cú sốc. Các nước xuất khẩu hàng hóa, chẳng hạn như Indonesia và Malaysia, có thể ứng phó với sự gia tăng giá cả toàn cầu dễ dàng hơn so với các nước nhập khẩu hàng hóa trong khu vực như Fiji và Thái Lan.
Hiện Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam đã vượt mức sản lượng trước đại dịch, trong khi Campuchia, Malaysia, Mông Cổ, Philippines và Thái Lan dự kiến sẽ đạt kết quả này trong năm nay. Ông Aaditya đề xuất chính phủ các nước Đông Á và Thái Bình Dương có thể dung hòa giữa nhu cầu chi tiêu và siết chặt kỷ luật tài khóa. Ví dụ, Indonesia đã lên kế hoạch đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới ngưỡng 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2023. Ngoài ra, các chính phủ trong khu vực cũng cần tiến hành cải cách tài khóa thông qua việc ban hành các đạo luật và quy định nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi khách quan. Ví dụ, luật cải cách thuế mới ở Indonesia dự kiến giúp tăng 1,2% tỷ lệ thu ngân sách so với GDP trong trung hạn.
IMF: Kinh tế của Indonesia sẽ đứng thứ tư thế giới vào năm 2045
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Indonesia sẽ tiếp tục tăng trưởng và đứng thứ tư trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2045 khi Indonesia kỷ niệm 100 năm độc lập.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Indonesia tại Jakarta. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Theo Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhà nước Indonesia Erick Thohir, dự báo trên không chỉ là một giấc mơ mà sẽ trở thành hiện thực. Hiện nay, chính phủ muốn lấy nhân khẩu học là một nguồn cho tăng trưởng kinh tế quốc gia. Do đó, chính phủ tiếp tục khuyến khích đầu tư theo hướng thân thiện hơn với các nhà đầu tư để tạo thêm cơ hội việc làm cho thanh niên.
Ông Erick cho biết chiến lược của chính phủ cũng đang dần hướng tới một nền kinh tế dựa trên tri thức để không phải lúc nào cũng tập trung vào lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, đổi mới và năng lực là chìa khóa chính, theo đó, sẽ khởi xướng một số chương trình để hỗ trợ nâng cao chất lượng của thế hệ thiên niên kỷ, các chương trình học bổng, thực tập và làm việc tại doanh nghiệp nhà nước.
Thông qua nền kinh tế dựa trên tri thức, Indonesia phải có nguồn nhân lực có trình độ và công nghệ để thế hệ trẻ có thể khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Tương lai của Indonesia nằm ở giới trẻ. Hiện cả thế giới đang trải qua quá trình chuyển đổi và Indonesia cũng cần một thế hệ trẻ sẵn sàng. Hãy đảm bảo rằng Thế hệ Z trở thành trụ cột để tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Dự báo kinh tế Nga, Ukraine tăng trưởng âm 10% và 20% trong năm 2022 Cuộc chiến tại Ukraine cùng với loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây khiến kinh tế Nga suy giảm 10% trong năm nay, tờ Financial Times ngày 1/4 dẫn đánh giá của EBRD cho biết. Mức sống của người dân Nga bị ảnh hưởng từ đòn trừng phạt của phương Tây. Ảnh: Getty Images Theo Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu...