WB dự báo từ năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi về mức trước dịch COVID-19
Ngày 28/9, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam có thể đạt khoảng 4,8% trong năm 2021 và phục hồi về tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức 6,5 – 7% từ năm 2022 trở đi.
Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina (Khu công nghiệp Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên). Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN
Tính toán này của WB, đưa ra trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương mùa thu năm 2021, dựa trên giả định các biện pháp giãn cách sẽ giúp kiểm soát lây nhiễm COVID-19 thành công vào cuối quý III, để nền kinh tế bật lại vào quý IV năm nay. Sự phục hồi kinh tế toàn cầu được duy trì sẽ đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở những thị trường chủ lực như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc.
WB dự báo, trong thời gian còn lại của năm 2021, chính sách tiền tệ được kỳ vọng vẫn sẽ là nới lỏng thông qua triển khai thực hiện một số công cụ, trong đó cho phép doanh nghiệp được gia hạn thời hạn trả nợ. Chính sách tài khóa sẽ mang tính hỗ trợ hơn thông qua đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, đặc biệt sau khi gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại. WB cũng quan tâm đến việc sau gói hỗ trợ đảm bảo xã hội đợt hai, Chính phủ đang sẵn sàng triển khai một gói hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp.
Video đang HOT
WB khuyến nghị, với dư địa tài khóa hiện có, Việt Nam cần tiếp tục triển khai các nguồn lực để giảm thiểu tác động xã hội bất lợi và phòng ngừa những rủi ro tiêu cực đối với tăng trưởng. Trong thời gian tới, Việt Nam cần theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh và số hóa nhằm nâng cao khả năng chống chịu và tính bền vững của nền kinh tế.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 9 vừa qua, WB đưa ra nhận định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cho thấy lòng tin vào nền kinh tế vẫn được duy trì. Nhà đầu tư FDI vẫn tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế Việt Nam. Theo chuyên gia WB, lý do là nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia tăng trưởng tốt (năm 2020 là 2,9%) khi phần lớn các quốc gia khác suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Đó là dấu hiệu của khả năng phục hồi, cho thấy các nền tảng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam là vững chắc.
Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đưa ra dự báo do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022. Tuy nhiên, ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam vẫn tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu dịch COVID-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý II/2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng. Vì vậy, ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Tăng trưởng có thể được hỗ trợ bởi sự phục hồi của cầu nội địa, của việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới và sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
World Bank khuyến nghị để kinh tế Việt Nam tăng trưởng trở lại
World Bank khuyến nghị Chính phủ sớm có kế hoạch chuẩn bị hoặc dự phòng trong trường hợp dịch COVID-19 tiếp diễn một hoặc 2 năm nữa.
Sản xuất các loại loa và tai nghe điện thoại di động tại nhà máy của Công ty TNHH Điện tử Foster (Bắc Ninh), tại Khu Công nghiệp Đô thị và Dịch vụ VSIP Bắc Ninh, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN
Theo báo cáo tháng 9/2021 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về nội dung "COVID-19: Kinh tế Việt Nam lấy lại ánh hào quang", World Bank khuyến nghị Chính phủ sớm có kế hoạch chuẩn bị hoặc dự phòng trong trường hợp dịch COVID-19 tiếp diễn 1 hoặc 2 năm nữa; hoạt động tiêm chủng cần được tiến hành đồng thời với việc xét nghiệm nhằm kiểm soát đại dịch và giảm thiểu thiệt hại về kinh tế. Cùng với đó, có thể duy trì yêu cầu hạn chế đi lại, nhưng cũng cần tính toán linh hoạt; tạo sự cân bằng phù hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhất là tăng cường trợ giúp xã hội ở các nhóm dễ bị tổn thương.
Các chuyên gia kinh tế của World Bank cho rằng, tốc độ phục hồi tương quan chặt chẽ với quy mô chương trình tiêm chủng, nhưng xét nghiệm vẫn là biện pháp quan trọng để ngăn chặn đại dịch. Các quốc gia có chương trình tiêm chủng tích cực hơn dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh hơn bởi những người được tiêm vaccine vẫn có khả năng lây nhiễm và Việt Nam tiếp tục tăng cường xét nghiệm sau những kết quả đạt được trong năm nay.
Việc hạn chế di chuyển một cách hợp lý sẽ giúp cân bằng mối quan tâm về an toàn và kinh tế. Theo các chuyên gia, duy trì một số hạn chế di chuyển vì mọi người đều có thể làm lây nhiễm COVID ngay cả khi đã được tiêm chủng. Việc cách ly có mục tiêu là cách hiệu quả nhất về chi phí; đồng thời, giám sát chặt chẽ và chia sẻ thông tin để điều chỉnh các biện pháp hạn chế di chuyển... Nếu cần thiết, có thể sử dụng các phần mềm, công cụ kỹ thuật số và lập mô hình theo thời gian thực, với sự phối hợp đồng bộ nhằm thực hiện việc hạn chế di chuyển.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị cân đối sử dụng chính sách tài khóa nhiều hơn so với chính sách tiền tệ vì đây là công cụ có thể giúp kích cầu trong ngắn hạn và cung trong dài hạn. Việc tái cân bằng hướng sang sử dụng chính sách tài khóa là do còn nhiều dư địa tài khóa ở thời điểm này cũng như trong ngắn hạn.
Trong khi đó, chính sách tiền tệ là công cụ Chính phủ sử dụng để hỗ trợ tạm thời cho các doanh nghiệp nên hiệu quả chưa cao vì lãi suất thực rất thấp và nhiều người không có tài khoản ngân hàng. Nếu lạm dụng chính sách tiền tệ sẽ làm tăng rủi ro cho khu vực tài chính do nợ xấu tăng cao...
Các chuyên gia cũng khuyến nghị Chính phủ phát huy hiệu quả hơn nữa chương trình trợ giúp xã hội để giảm bớt gánh nặng kinh tế. Để tăng cường khả năng phục hồi thông qua một hệ thống trợ giúp xã hội mạnh mẽ và linh hoạt, Chính phủ cần phân bổ thêm vốn cho các chương trình trợ giúp xã hội; xây dựng cơ quan đăng ký xã hội quy mô lớn và áp dụng kỹ thuật số nhằm nhanh chóng xác định những người dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, mở rộng quy mô thanh toán điện tử để tiếp cận một cách hiệu quả những người được thụ hưởng...
Báo Anh: Dịch COVID-19 không thể kìm hãm nền kinh tế Việt Nam Trang mạng economist.com ngày 30/8 nhận định việc hội nhập với nền sản xuất toàn cầu đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam luôn hoạt động trong đại dịch COVID-19. Các doanh nghiệp thực hiện phương án "3 tại chỗ" nhằm duy trì không để đứt gãy chuỗi sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang tác động tiêu cực đến...