Vứt vỏ chuối sau khi ăn? Giờ hãy dùng chúng trong việc trồng hoa, hoa nở liên tục
Thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học có thể gây hại cho sức khỏe, bạn hãy tận dụng những thực phẩm có sẵn để làm phân bón hữu cơ giúp cây nhanh phát triển.
Nhiều chị em có thói quen tận dụng ban công, thùng xốp để trồng các loại rau, cây kiểng giúp không gian sống trở nên tươi mát hơn, đồng thời có thực phẩm sạch sử dụng quanh năm.
Thế nhưng không phải ai cũng biết đến mẹo làm vườn cực đơn giản này, bạn có thể sử dụng những thực phẩm sẵn như vỏ chuối có để làm thành phân bón hữu cơ cho cây trồng, giúp tăng năng suất lại cực kỳ an toàn, không gây hại cho sức khỏe.
1. Tại sao vỏ chuối có thể dùng làm phân bón cho cây?
Sử dụng vỏ chuối làm phân bón cây là bí quyết quen thuộc của những người làm vườn. Vỏ chuối rất dễ phân hủy và khi phân hủy có thể cung cấp một lượng lớn Kali và Phốt-pho cho cây trồng.
Công dụng của vỏ chuối giống như khi bạn bón phân Kali cho cây vậy. Cây sẽ được kích thích phát triển, rất phù hợp với các loại cây như cà chua, cà tím, rau cải… Với những loại cây hoa như hoa hồng, hải đường, anh thảo… thì bón phân từ vỏ chuối là một cách để kích thích cây ra hoa nhiều, hoa bền lâu tàn.
Vậy nên khi ăn chuối xong đừng vội vứt vỏ đi mà hãy tham khảo 2 cách dưới đây nhé.
2. Cách biến vỏ chuối thành phân bón cho cây
Cách 1:
Video đang HOT
Cho vỏ chuối vào bình và đổ nước vào, để trong 2 – 3 ngày. Sau đó chắt nước ra. Nước vỏ chuối này đem tưới cây rất tốt.
Phần xác vỏ chuối còn lại các bạn xới nhẹ đất quanh gốc cây và bỏ vỏ chuối vào. Vỏ chuối sẽ nhanh chóng phân hủy trong đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Lưu ý không nên để vỏ chuối sát gốc cây hay bỏ trong chậu nhỏ, vì quá trình phân hủy của vỏ chuối sẽ tỏa nhiệt làm ảnh hưởng đến cây. Nên cách này chỉ áp dụng tốt với những cây lớn và trồng ở khoảng đất rộng.
Cách 2:
Với cây trồng trong chậu hoặc thùng xốp, có thể áp dụng cách ủ phân sinh học từ vỏ chuối. Cho vỏ chuối vào máy xay sinh tố cùng 1 chút nước (nước vo gạo sẽ tăng hiệu quả), có thể cho thêm ít vỏ trứng bóp nhỏ vào nếu muốn bổ sung Canxi. Xay nhuyễn tất cả tạo ra một hỗn hợp sệt.
Đổ hỗn hợp này ra một cái hũ, trộn vào đó một ít đất và để nghỉ trong 1 tuần cho phân hủy hết. Sau đó bạn có thể dùng như phân bón để bón bổ sung vào các chậu cây của mình, rất tốt đó nhé.
Vườn 60m2 đủ loại rau trái, vợ chồng trẻ ở Quảng Nam không phải đi chợ
Đam mê làm vườn, anh Trần Minh Lâm Trúc đã cùng vợ biến chiếc sân trống thành vườn rau, quả sạch, cung cấp thực phẩm cho cả nhà.
Làm trong ngành du lịch, tuy nhiên anh Trúc và vợ (Hội An, Quảng Nam) đều có chung niềm đam mê làm vườn. Tận dụng khoảng sân nhỏ trước nhà, anh Lâm quyết định cải tạo đất trồng rau.
Anh chia sẻ, khu vườn được trồng từ tháng 10 năm 2020 với tổng diện tích là 60m2. "Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, vợ chồng tôi đều làm du lịch nên thất nghiệp, rảnh rỗi liền nghĩ đến việc trồng rau, chăm chút cho khu vườn nhỏ".
Nhiều loại rau cải được anh Lâm lựa chọn trồng tại vườn.
Tại vườn, anh Lâm trồng chủ yếu là các loại rau xanh, giàu dinh dưỡng như: cải xoăn Mỹ (cải kale - nữ hoàng của các loại rau), cải bó xôi, cải cay, xà lách. Ngoài ra, vườn trồng thêm cà chua, đậu bắp, bí, cà tím, đậu cô ve, dâu tây.
Vườn rau xanh được chăm sóc chu đáo từ 100% hữu cơ.
Hàng ngày anh Lâm dùng 3 tiếng đồng hồ để tưới và theo dõi cây.
Thời gian đầu, anh Lâm vừa tìm hiểu thông qua bạn bè và trên mạng để học cách trồng từng loại giống. Tuy nhiên, cây thường bị chết và nấm bệnh do cách xử lý đất chưa đạt hiệu quả.
Không bỏ cuộc, hàng ngày vợ chồng trẻ dành ra 3 tiếng để chăm sóc và làm cỏ, đặc biệt luôn chú ý theo dõi cây có bị bệnh hay không để kịp chữa.
Với diện tích đất nhỏ, anh Lâm tận dụng triệt để việc trồng cây trong chậu. Tuy nhiên, cách trồng này gặp nhiều khó khăn hơn trồng ngoài vườn, anh Lâm cho biết: "Trồng trong chậu đòi hỏi chiếc giá để gieo trồng phải có đủ độ tơi xốp, thoát nước tốt và đặc biệt phải đủ độ ẩm".
Để vườn cây phát triển tốt, ra hoa, trái đều đặn vợ chồng anh Lâm sử dụng 100% hợp chất hữu cơ tự ủ, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
Chậu dâu tây được treo cạnh bờ rào tiết kiệm diện tích.
Có được nguồn thực phẩm sạch, anh Lâm và vợ rất yên tâm khi trực tiếp sử dụng để chế biến món ăn hàng ngày, đặc biệt là cho em bé. "Bé carrot nhà mình thì rất thích ra vườn với bố mẹ, nấu ăn cho bé cũng khá yên tâm vì đều do mình tự trồng".
Vườn trở thành nơi thư giãn sau những giờ làm việc của anh Lâm và vợ.
Để có thể tạo ra không gian vườn đẹp, anh Lâm bố trí khu vườn trải dài hai bên sân, lối đi ở giữa. Trồng và sắp xếp cây từ thấp đến cao, khoảng cách vừa phải, tạo độ thoáng đãng, gọn gàng.
Các món ăn hàng ngày của con đều được anh Lâm lấy từ khu vườn nhỏ tại gia.
Theo anh Trúc Lâm, để có một khu vườn đạt hiệu quả cần chăm chỉ, chăm sóc cây chu đáo và học hỏi thêm cách trồng mới. Đặc biệt, việc làm vườn theo hướng hữu cơ cần được phát huy, bởi cách trồng đạt hiệu quả về giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với gia đình nhỏ của anh Lâm, khu vườn 60m2 khiến cho ngôi nhà trở nên mát mẻ, không khí trong lành. "Hiện tại, nhà mình không thiếu rau xanh, vợ chồng với bé ăn khá thoải mái. Giá trị tinh thần lớn hơn nhiều, mình thích hàng ngày cùng vợ ra vườn hái rau về nấu cơm, con được ăn nguồn thực phẩm sạch, vậy là đủ", anh Lâm tâm sự.
Mê mẩn vườn rau quả trên sân thượng tại Sài Gòn: Bí đao nặng 34kg Sống ở TP. Hồ Chí Minh, diện tích đất chỉ vừa đủ để xây một căn nhà nhỏ nhưng anh Phan Văn L. (46 tuổi, trú tại Tân Phú) vẫn sở hữu một vườn cây xum xuê rau trái làm nhiều người ngưỡng mộ. Vườn cây đặc biệt này được anh L. xây dựng trên sân thượng, nhằm phục vụ gia đình. Chia...