Vượt qua sự mệt mỏi, cách gì?
Nếu gần đây bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên và kéo dài, bạn có cần đi khám bệnh không hay có cách nào khác đối phó với tình trạng này?
Mệt mỏi là triệu chứng khá phổ biến và có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có thể điểm danh một số thủ phạm chính thường gây ra tình trạng mệt mỏi này.
Các yếu tố gây mệt mỏi
Sự căng thẳng: Khoảng thời gian này ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 có thể gây những căng thẳng nhất định (áp lực kinh tế gia tăng, tăng thêm công việc, chăm sóc con cái, giảm cơ hội việc làm…). Và căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi. Khi cơ thể căng thẳng, mức cortisol tăng lên, có thể gây cảm giác lo âu, các vấn đề về giấc ngủ cũng như các triệu chứng khác.
Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể góp phần làm thay đổi quá trình trao đổi chất và rối loạn giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi.
Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động kém và sản xuất không đủ lượng hormone tuyến giáp ( suy giáp), khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cùng với các triệu chứng khác. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh tuyến giáp hơn nam giới và tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi tác. Gần 20% phụ nữ trên 65 tuổi có tuyến giáp hoạt động kém.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, dẫn đến thiếu hụt vitamin có thể làm tiêu hao năng lượng của bạn. Mệt mỏi đôi khi cũng do thói quen uống ít nước khiến cơ thể mất nước.
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân rõ ràng nhất gây mệt mỏi là ngủ không đủ giấc. Ngoài các lý do kể trên, nhiều khi đây là kết quả của thói quen thức khuya, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh quá nhiều. Những người có công việc đòi hỏi phải thức đêm cũng gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian nhất quán để đạt được giấc ngủ sâu và thư thái.
Ngủ không đủ giấc cũng có thể bởi mất ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém do căng thẳng, hoặc rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ.
Video đang HOT
Bệnh lý và dùng thuốc: Mệt mỏi có thể là triệu chứng ở những người bị trầm cảm. Nhiều bệnh lý như nhiễm trùng, thiếu máu, bệnh tim, bệnh thận mạn tính, ung thư, bệnh thần kinh và bệnh tự miễn dịch cũng gây ra mệt mỏi. Một số loại thuốc cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng, buồn ngủ.
Vượt qua mệt mỏi bằng biện pháp tự nhiên
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kéo dài, hãy cố gắng xác định nguyên nhân và sau đó thử nghiệm các giải pháp sau đây:
Thay đổi lối sống: Hãy cải thiện chế độ ăn uống của bạn và tập trung thực hiện các biện pháp đảm bảo giấc ngủ tốt vào ban đêm như đi ngủ vào giờ nhất định, tránh các thiết bị điện tử ít nhất 2 giờ trước khi ngủ…
Tập thể dục đều đặn: Nếu sự thay đổi khó khăn với bạn, hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ để dễ đạt được. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng cách tập thể dục 2-3 phút mỗi ngày, sau đó vài ngày tăng lên 5 phút và sau đó là 10 phút. Hoạt động thể chất nhiều hơn trong ngày cũng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Kiểm tra thuốc của bạn: Sự mệt mỏi, uể oải trong ngày có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang dùng. Nếu bạn dùng một loại thuốc mới và đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, hãy liên hệ với bác sĩ để kiểm tra tác dụng phụ và đổi thuốc nếu có thể.
Giảm căng thẳng: Sức khỏe tinh thần của bạn nên được ưu tiên. Thực hành thiền chánh niệm và các biện pháp giảm căng thẳng có thể hữu ích.
Gặp bác sĩ: Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên nhân gây mệt mỏi đều có thể tự điều trị được. Nếu sự mệt mỏi bao gồm các triệu chứng nghiêm trọng hoặc dai dẳng hoặc cản trở khả năng hoạt động của bạn, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra.
Khám gấp 5 bệnh này nếu bạn không thể giảm cân khi đã tập luyện
Nếu bạn còn trẻ, bạn ăn kiêng, tập luyện đủ kiểu mà không thể giảm cân, bạn cần phải đến bệnh viện để đảm bảo cơ thể không mắc các bệnh dưới đây.
Nếu bạn là một người đang trong quá trình giảm cân, bạn chủ động ăn ít lại, tập thể dục mỗi ngày, tuân thủ các thói quen lành mạnh trong ngày nhưng cân nặng không hề thay đổi, thì rất có thể: Tuổi tác - bệnh tật - hoặc tác dụng phụ của thuốc chính là nguyên nhân.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Amy Gorin (công tác tại Union City, New Jersey, Mỹ) khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh và lượng estrogen bắt đầu giảm xuống, họ sẽ mất cơ rất nhanh. Khối lượng cơ của mỗi người giảm từ 3 đến 5% mỗi thập kỷ sau tuổi 30. Đó là một vấn đề lớn, bởi vì khoa học đã chứng minh, cơ đốt cháy nhiều calo hơn chất béo.
Bà Amy Gorin cho hay: "Phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng tích mỡ hơn. Hơn nữa, những thay đổi tự nhiên trong mô mỡ đi kèm với quá trình lão hóa cũng có thể khiến cơ thể vô cùng khó giảm cân".
Tuy nhiên nếu bạn còn trẻ, bạn ăn kiêng, tập luyện đủ kiểu mà cân nặng không hề thuyên giảm, bạn cần phải đến bệnh viện để đảm bảo cơ thể không mắc bệnh, sự thật là có một số tình trạng bệnh có thể khiến cơ thể tăng cân hoặc khó giảm cân.
5 căn bệnh có thể khiến cơ thể khó giảm cân
- Căng thẳng kéo dài
Khi bạn sống với lo lắng, căng thẳng hoặc đau buồn, cơ thể bạn có thể sản xuất các chất hóa học - như hormone cortisol - khiến cơ thể bạn có nhiều khả năng tích trữ chất béo hơn, đặc biệt là vùng quanh eo. Không chỉ gây tăng cân, căng thẳng kéo dài còn có thể giết chết các tế bào não, khiến não bộ suy giảm trí nhớ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Suy giáp
Nếu tuyến giáp của bạn kém hoạt động, cơ thể bạn có thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp để giúp đốt cháy chất béo dự trữ, khi đó quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn và bạn sẽ tích trữ nhiều chất béo hơn mức đốt cháy, từ đó khiến cân nặng khó thay đổi.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Căn bệnh này chính là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố, cũng là căn bệnh làm ảnh hưởng đến hơn 5 triệu phụ nữ ở Mỹ mỗi năm. Triệu chứng thường gặp là chảy máu bất thường kinh nguyệt, xuất hiện mụn trứng cá, tóc thưa, khó có thai và tăng cân mà không phải do ăn uống quá mức.
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Một số phụ nữ có thể tăng cân tai môt sô thời điểm trong cuộc đời khi có sự thay đổi nội tiết tố của họ - ở tuổi dậy thì, khi mang thai và khi mãn kinh. Đo chinh la ly do, ho không thê giam cân ơ thơi điêm nay cho du đa ăn rât it hay chăm chi tâp luyên.
- Có khối u ở buồng trứng
Ở một số trường hợp, tăng cân kèm theo vòng 2 tăng kích cỡ bất thường có thể là dấu hiệu xuất hiện khối u buồng trứng, khiến chất lỏng tích tụ tại đây. Dù nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở độ tuổi đã mãn kinh cao hơn. Tuy nhiên, phụ nữ ở bất cứ độ tuổi nào nếu có dấu hiệu no quá nhanh, đau ở vùng bụng dưới, nặng bụng, chướng sình bụng... thì nên cân nhắc đi khám.
Ngoài những lý do trên, việc sử dụng một số loại thuốc như điều trị tiểu đường loại 2, thuốc chống loạn thần hoặc tâm thần phân liệt, thuốc trị cao huyết áp và bệnh tim, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc chống động kinh... cũng có thể khiến bạn tăng cân.
Khi có những dấu hiệu trên, bạn cần làm gì?
Theo bác sĩ Arthur Frank (Giám đốc Chương trình Quản lý Cân nặng của Đại học George Washington, Mỹ): Nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp khó khăn trong việc giảm cân vì mắc bệnh hoặc dùng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức.
Ông khuyên mọi phụ nữ cần theo dõi cân nặng của mình một cách chặt chẽ. Nếu thấy bản thân đang tăng cân thì cần báo lại bác sĩ để xem xét đổi loại thuốc khác.
Đồng thời, hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhiều hơn để tăng cường hiệu quả giảm cân. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu bạn đang mắc bất cứ căn bệnh nào, bạn cũng cần có lời khuyên của bác sĩ để cuộc giảm cân được lành mạnh và an toàn.
"Quá liều" từ góc nhìn sức khỏe Overdose là thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa quá liều, chủ yếu là trong sử dụng thuốc. Thế nhưng, cũng còn một số thứ con người đưa vào cơ thể với liều lượng nhiều hơn mức cần thiết, từ đó xảy ra nhiều hệ quả lợi bất cập hại. Đôi nét về overdose Theo Bách khoa thư mở, trong thực hành y tế...